Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 101 - 107)

4.2.2. ỉ. Vê câu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguôn vòn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Tiền và các khoản tương đương tiền là một bộ phận cấu thành TSNH của doanh nghiệp. Đây là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân tiền không tự sinh lời, nó chỉ được sinh lời khi được đầu tư vào một mục đích nhất định. Hơn nữa tài sản này đặc điểm có tính thanh khoản cao nên rất dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Do vậy, Công ty cần có quy định rõ lượng tiền mặt tối đa cho phép trong quy chế tài chính của Công ty, hạn chế lượng tiền mặt trong két lớn như hiện nay làm mất khả năng sinh lời của tiền và gây rủi ro.

- Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hiệu quả phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện được mục tiêu tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Đơn vị cần xác định được nhu cầu vốn tối thiểu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, hoạt động thường xuyên liên tục.

- Tăng cường huy động vốn để tăng nguồn tài trợ: khai thác triệt để nguồn vốn từ các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chưa đến hạn và các khoản phải trả nhà cung cấp, tuy nhiên việc vận dụng các nguồn vốn này là tạm thời. Bên cạnh đó, Công ty cần tìm nguồn tài trợ dài hạn khi mà mục tiêu của Công ty là mở rộng thị phần tiêu thụ trong thời gian tới như nguồn vốn vay ngân hàng, nguồn vốn liên doanh, liên kết... Đe chủ động đáp ứng được nguồn vốn kinh doanh, có thể huy động vốn kịp thời và đầy đủ, các biện pháp công ty cần thực hiện như sau:

+ Căn cứ vào môi trường kinh doanh từng thời kỳ, tình hình thị trường hiện tại để xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp.

+ Nâng cao uy tín của công ty, tạo niêm tin cho đơn vị đâu tư, nơi cung ứng vốn bằng cách thanh toán các khoản nợ đúng hạn, ổn định và họp lý hóa các chỉ tiêu tài chính.

+ Đảm bảo kết quả kinh doanh, hiệu quả vòng quay vốn trong năm và triển vọng trong năm tới nhàm chứng minh mục đích sử dụng vốn là hợp lý.

+ Căn cứ vào tình hình sử dụng vốn, kế hoạch huy động vốn khi thực hiện để làm cơ sở điều chỉnh công tác sữ dụng vốn sao cho phù họp với tình hình hiện tại của công ty.

+ Đê tránh tình trạng ngừng sản xuât do thiêu vôn kinh doanh khi phát sinh những nhu cầu đột xuất, bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời nguồn vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục như lập các quỳ dự phòng.

+ Trong trường hợp thừa vốn, để đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn công ty cần có biện pháp xử lý như đầu tư, mở rộng quy mô

F

sản xuât...

+ Đánh giá xu hướng thay đôi của thị trường, căn cứ vào tình hình, thực trạng sử dụng vốn trong kỳ của công ty để có kế hoạch huy động vốn và sử dụng vổn phù hợp với thực tế nhất.

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là hàng tồn kho chủ yếu của công ty. Để giảm bớt giá trị hàng tồn kho, công ty cần đẩy nhanh quyết toán các hạng mục công trình, tránh để quyết toán kéo dài gây ứ đọng vốn.

+ Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trừ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiều. Phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu tránh tình trạng ứ đọng vốn.

+ Nâng cao tốc độ tiêu thụ hàng hóa bằng cách tăng cường công tác marketing, dùng phương pháp bán hàng bằng cách chào hàng, chào giá đối

với những khách hàng có nhu câu, tô chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm là các khu nhà ở, bất động sản đế giảm chi phí ứ đọng tại các khâu.

+ Hạn chế tối đa các dự án bị kéo dài tiến độ so với hợp đồng. Để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho đòi hôi công tác thẩm định dự án đầu tư, kinh doanh phải thực hiện tốt hơn, cẩn thận hơn, việc triển khai thực hiện dự án phải chính xác, đẩy nhanh tiến độ công việc. Bên cạnh đó việc kiểm soát tiến độ công việc phải thường xuyên, liên tục.

4.2.2.2. về công nợ và khả năng thanh toán

Công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải trả người bán về thời hạn thanh toán trên hợp đồng cũng như giá trị các khoản thanh toán. Nếu nhà cung cấp áp dụng chiết khấu thanh toán trong thời gian hiệu lực của hợp đồng thì khi Công ty thực hiện thanh toán sớm sẽ vừa giảm được khoản phải trả vừa tạo uy tín và niềm tin đối với nhà cung cấp, đồng thời khi thanh toán đúng hạn, trước hạn cũng sẽ tạo ra một lợi thế khi đàm phán về giá đầu vào, việc duy trì một khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp và thúc đẩy việc giao hàng, thực hiện hợp đồng nhanh hơn từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh và quá trình lun chuyển tiền trong Công ty.

Mỗi doanh nghiệp khác nhau trong hoạt động kinh doanh đều có quy mô, mức độ các khoản nợ phải thu khác nhau, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nếu các khoản nợ phải thu quá lớn. Trường họp nếu không kiểm soát được các khoản này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giữa rủi ro trong bán hàng chịu và lợi nhuận mang lại trong quản lý khoản phải thu khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc, đánh đổi. Nếu không bán chịu doanh nghiệp khó tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, nhưng nếu bán chịu doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro nợ khó đòi hoặc bán chịu quá sẽ tăng chi phí quản lý nợ.

Công ty có chính sách bán hàng khá nới lỏng nên khoản phải thu tương

đôi lớn, nhăm đê tăng doanh thu, lợi nhuận công ty phải nới rộng chính sách bán hàng, nhưng đế đảm bảo khả năng thu hồi công nợ, tránh rủi ro nợ khó đòi công ty cần áp dụng các biện pháp sau:

+ Xây dựng chính sách bán hàng trả chậm phù họp, linh hoạt, chỉ cho nợ đối với các đối tượng cho mua chịu là các đối tượng bạn hàng lâu năm, tài

chính lành mạnh. Để hạn chế tình trạng khách hàng mua hàng chậm thanh toán công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng.

+ Áp dụng các hình thức đảm bảo thanh toán như: bảo lãnh ngân hàng, cầm cố tài sản...

+ Bên cạnh đó cần chú trọng công tác thu hồi nợ, có chính sách thu hồi phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở bộ phận thu hồi nợ tiến hành phân loại đối tượng khách hàng, số dư nợ, thời gian trả chậm... tránh thất thoát và bỏ quên các khoản phải thu. Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản nợ theo quy mô nợ và thời gian nợ. Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách hàng, đôn đốc thu hồi đối với nợ dây dưa, kéo dài. Gắn kết trách nhiệm thu hồi nợ đối với nhân viên kinh doanh và kế toán công nợ.

+ Công ty cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi công nợ, có sự phân loại khách hàng và áp dụng chiết khấu thanh toán và thời gian trà nợ khác nhau. Đối với khách hàng truyền thống, làm ăn lâu dài, công ty có thể áp dụng chiết khấu thanh toán và thời gian trả nợ có thể dãn dài hơn; còn đối với khách hàng vãng lai, nếu thanh toán ngay sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán, tuy nhiên, nếu để cho khách hàng vãng lai nợ thì phải xem xét năng lực tài chính và uy tín của họ để quyết định có nên cho nợ hay không.

+ Công ty cần theo dõi chi tiết theo thời gian và đối tượng của các khoản nợ ngắn hạn để phân loại các khoản nợ đã đến hạn để có kế hoạch trả nợ họp

lý đặc biệt là các khoản vay đên hạn nêu vay từ các ngân hàng, nêu không trả đúng hạn cũng gây mất uy tín.

+ Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc thu hồi công nợ và giải phóng hàng tồn kho để tăng cường khả năng thanh toán.

4.2.2.3. về hiệu quả kinh doanh

+ Hạn chế mua sắm những TSCĐ chưa cần sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty chi nên đầu tư máy móc thiết bị thật sự cần thiết, cân đối lợi ích giữa việc nên mua mới TSCĐ hay đi thuê, đặc biệt là các

TSCĐ phục vụ các hạng mục, dự án cần vận chuyển đến các công trình.

+ Giảm bớt những tài sản cố định không cần thiết, thanh lý những tài sản cổ định không cần dùng, không còn được sử dụng hay còn sử dụng nhưng lạc hậu, kém hiệu quả, giảm chi phí khấu hao.

+ Quàn lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ của công ty: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần quản lý chặt chẽ từ khâu mua đến khâu sử dụng. Ngoài việc đầu tư đồng bộ, công ty cần tiến hành phân loại cũng như phân cấp quản lý TSCĐ. Công ty cần giao TSCĐ cho từng bộ phận, từng phòng ban một cách rõ ràng, quy định trách nhiệm bảo quản bảo dưỡng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và chế độ bảo dưỡng đế duy trì nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ.

+ Thường xuyên sừa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, thực hiện theo đúng nguyên tắc, đúng thủ tục theo sự phân cấp của công ty: Sửa chữa lớn TSCĐ là để phục hồi giá trị sừ dụng cùa tài sản cố định, nâng cao năng lực sản xuất, kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ. Đồng thời sửa chữa lớn TSCĐ đề cải tiến một số tính năng, tác dụng của chúng, khắc phục hao mòn vô hình. Ngoài việc tiến hành sửa chữa lớn theo định kỳ, công ty cần thực hiện kiểm tra, sửa chữa thường xuyên TSCĐ. Việc kiếm tra, sửa chừa thường xuyên sẽ giúp công ty phát hiện những hư hỏng một cách kịp thời, đảm bảo cho chất lượng

hoạt động của TSCĐ. Vì vậy, công tác sửa chữa TSCĐ phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng thủ tục theo sự phân cấp của công ty và phải đảm bảo chất

lượng, đảm bảo tiến độ công tác sửa chữa lớn.

Ngoài ra, công ty cần tiến hành đánh giá khả năng làm việc của các TSCĐ đã cũ. So sánh chi phí để sửa chừa TSCĐ, phục hồi năng lực sản xuất với chi phí thanh lý, nhượng bán. Nếu đầu tư một lượng vốn để sửa chữa lớn mà lớn hơn chi phí thanh lý thì công ty nên chọn phương án thanh lý. Ngược lại một số TSCĐ đã cũ mà xác định chi phí thanh lý lớn hơn chi phí đầu tư để phục hồi thì nên chọn phương án đầu tư sửa chữa.

+ Lập dự toán chi phí hàng năm: xây dựng dự toán dựa trên các định mức về nhân công, hàng hóa mua vào, bán ra nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, hạ giá bán sản phẩm để tăng doanh thu.

+ Công ty cần tiến hành loại bỏ các chi phí bất hợp lý, cắt giảm chi phí tại bộ phận mà không mang lại hiệu quả. Đối với đội nhân công thay vì tổ chức đội nhân công tại các cơ sở, công ty nên nghiên cứu đào tạo những nhân công chủ chốt, còn lại các nhân công phụ có thể thuê theo ngày công để giảm chi phí.

+ Thực hiện khoán chi phí để nâng cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí như: chi phí xăng xe, điện thoại, công tác phí đường ngắn, văn phòng

phẩm.

+ Áp dụng các chính sách bán hàng để đẩy mạnh khâu tiêu thụ, tăng doanh thu: áp dụng chính sách hoa hồng môi giới bán sản phẩm, giới thiệu công trình, chính sách khuyến mại, chiết khấu...

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 101 - 107)