Đánh giá rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 82)

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đầy biến động nên Công ty CP Sông Đà Hà Nội luôn phải đối mặt với rất nhiều yếu tố rủi ro tài

chính như: rủi ro lãi suât, tỷ giá, rủi ro giá hàng hóa, rủi ro do sử dụng đòn bấy tài chính, rủi ro do sử dụng vốn vay trong kinh doanh.

ROA và ROE của công ty trong giai đoạn 2017-2020 có sự biến động tăng giảm liên tục, điều này cho thấy lợi nhuận của công ty có sự biến động khá lớn, rủi ro tài chính rất lớn.

Khả năng thanh toán của Công ty ờ mức thấp, khả năng thanh toán nhanh nhô hơn 1 cho thấy tiềm ẩn rủi ro khả năng thanh toán của công ty. Hơn nữa, tình trạng phụ thuộc khá mạnh vào nguồn vốn bên ngoài khiến công ty không có sự chủ động trong tài chính gây ra rủi ro về khả năng mất tự chủ trong thanh toán.

Trị số đòn bẩy tài chính của Công ty giai đoạn (2017 - 2020) luôn lớn hơn 1 cho thấy mức tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng nợ phải trả lớn, rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

Ngoài ra, thị trường hàng hóa đầu vào của công ty thường xuyên biến động (cát, đá, xi măng, sắt, thép...) khiến công ty luôn phải đối mặt với rủi ro tài chính.

3.2.5. Các yếu tố tác động đến tình hĩnh tài chính của công ty

3.2.5.1. Môi trường bên ngoài

+ Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật, nghị định, các thông tư hướng dần và các văn bản pháp luật khác. Trong thời gian qua đã có nhiều chính sách, thông tư hướng dẫn các doanh nghiệp nói chung và công ty trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản nói riêng phần nào có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự thay đổi liên tục của luật, nghị định, thông tư khiến cho công ty gặp một số khó khăn khi tiếp cận và áp dụng.

+ Môi trường kinh tế

Trong hai năm 2019 và năm 2020, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi. Kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19, cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng; giá vàng tăng cao, giá dầu thô biến động mạnh; rủi ro trên thị trường quốc tế tăng lên; nhiều quốc gia nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ...

+ Môi trường chính trị - xã hội

Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định tạo điều kiện cho các DN phát triển, mở rộng SXKD trong đó có công ty CP Sông Đà Hà Nội.

+ Môi trường cạnh tranh

Xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là đất nước đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng các tổ chức kinh tế thế giới, các Hiệp định thương mại đa phương và song phương đã tạo ra thị trường cạnh tranh vô cùng lớn.

3.2.5.2. Môi trường bên trong

+ Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Tính chất ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng đến quy mô vốn sản xuất, cũng như tỷ lệ thích ứng vốn để hình thành và sử dụng chúng; do đó ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và lưu động) ảnh hưởng tới phương thức đầu tư; hình thức thanh toán chi trả. Là công ty hoạt động trong

lĩnh vực xây dựng nên Sông Đà Hà Nội có đặc điểm đầu tư vốn lớn, ứ đọng vốn ở khâu sản xuất kinh doanh dở dang lớn và chậm quyết toán các công trình. Thêm vào đó là khách hàng thường nợ lâu và chậm thanh toán nên ảnh

hưởng lớn đến tình hình tài chính cùa công ty. + Chiến lược phát triển kinh doanh

Với chiến lược phát triển kinh doanh mở rộng sang khai thác cát, đầu tư lớn vào một số khu đô thị mới nên công ty cần lượng vốn lớn, nợ phải trả có xu hướng tăng lên, một số hạng mục công trình phải chờ đợi sự chấp thuận

của cơ quan nhà nước nên khó khăn trong việc quyêt toán các hạng mục công trình đầu tư.

+ Nguồn nhân lực

Sông Đà Hà Nội luôn quan niệm con người là nòng cốt, là nhân tố không thể thiếu và đảm bảo thành công cho mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dù có máy mọc hiện đại đến đâu thì cùng không thể không đầu tư cho yếu tố nhân lực trong Công ty. Do đó, trong thời gian qua công ty đã chú trọng nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho đến khâu giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ, hình thức quy chế thường phạt tại công ty chưa rõ ràng, minh bạch nên chưa kích thích được sự sáng tạo của người lao động. Một số trường hợp vẫn còn tình trạng người quen gửi gắm nên lao động

tuyển dụng vào chưa đáp ứng được nhu cầu, năng suất lao động thấp.

3.3. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP sông Đà Hà Nội

3.3.1. Ket quả đạt được

- Với những khó khăn chung của nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng mạnh của các đối thủ tiềm năng, những năm qua Công ty vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất liên tục, vốn cổ đông được bảo toàn và phát triển, chia cổ

tức cho cổ đông là những cố gắng, nỗ lực của HĐQT, ban điều hành cũng như cả tập thế công nhân, người lao động trong toàn Công ty. Giai đoạn 2017- 2019 doanh thu liên tục tăng, duy trì kinh doanh có lãi.

- Cơ cấu VLĐ khá phù hợp với đặc điểm của ngành, các khoản Phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho luôn là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất và giữ vai trò then chốt trong kết cấu VLĐ của công ty. Công ty mở rộng quy mô sản xuất sang lĩnh vực khai thác cát, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh tạo điều kiện cho SHA nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Đặc biệt Công ty luôn quan tâm đến vấn đề chăm lo đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên, người lao động đầy đủ để họ luôn an tâm

gắn bó với công ty, thu nhập phấn đấu năm sau cao hơn hoặc bằng năm trước. Công ty luôn trình ĐHĐCĐ trích quỳ khen thưởng, phúc lợi ở mức cao để động viên, hồ trợ kịp thời các nhân viên.

3.3.2. Hạn chế

- Tỷ trọng HTK trong TSNH năm 2020 có giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2020, tỷ trọng Hàng tồn kho trong Tài sản chiếm 12%, tồn kho của Công ty chù yếu mặt chi phí dở dang, nguyên nhiên vật liệu đầu vào để sản xuất xây dựng các công trình. Đây là những mặt hàng có biên độ biến động giá cao và thường xuyên nên Công ty cần đưa ra chiến lược dự trữ hợp lý, phù hợp với khả năng sản xuất đơn hàng đế dự trữ Hàng tồn kho một cách hợp lý để tiết kiệm được chi phí tồn trừ cũng như chi phí giao dịch, nhằm tối thiểu hoá chi phí đầu tư vào Hàng tồn kho. Việc tăng dự trữ HTK khiến cho DN giảm hiệu suất khai thác, sử dụng vốn tồn kho nói riêng, và ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động cũng như vốn kinh doanh nói chung.

- Công nợ bán hàng còn ở mức rất cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản. Năm 2020, công nợ phải thu khách hàng không có sự biến động so với năm 2019 là các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 chiếm tỷ trọng 63%, tăng so với cùng kỳ năm 2019 là 56% và vẫn đang ở mức rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như chi phí tài chính của Công ty các năm qua luôn ở mức cao.

- Hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ chịu rủi ro khi thực hiện nhiều hợp đồng ứng trước cho nhà cung cấp. Rủi ro này sẽ do Công ty quản trị bằng cách tăng cường công tác nghiên cứu dự báo tình hình thị trường và kiểm soát chặt chẽ khâu lựa chọn nhà cung cấp trong việc nhập mua nguyên nhiên vật liệu đầu vào.

- Nguồn vốn chủ yếu là vốn chiếm dụng, mức độ tự chủ tài chính không cao, tình hình tài chính gặp khó khăn, an ninh tài chính không được đảm bảo.

Tỷ trọng nguôn vôn nợ năm 2020 ở mức cao và có xu hướng tăng lên kéo theo chi phí lãi vay chiếm tỷ trong khá lớn trong tổng chi phí đã ảnh hường tới quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh cùa Công ty trong các năm.

- Khả năng thanh toán nhanh của công ty đang gặp khó khăn, tình trạng chiếm dụng vốn và vay nợ kẻo dài. Xu hướng các chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm trong giai đoạn 2017-2020.

- Công ty đã duy trì tình hình kinh doanh có lãi nhưng tình hình kinh doanh khó khăn, cạnh tranh gay gắt nên mức lãi năm 2020 có tăng nhưng không đáng kể. Các chỉ số ROA, ROE đều thấp hơn các công ty khác trong cùng ngành và chỉ số bình quân ngành.

3.4. Dự báo tình hình tài chính Công ty cổ phần sông Đà Hà Nội

Dự báo các chỉ tiêu tài chính có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp đưa ra các chính sách cho các hoạt động tương lai của đơn vị, kiểm chứng lại các đánh giá về tính hình tài chính. Xuất phát từ thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội tác giả đưa ra dự báo các chỉ tiêu tài chính để hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của Công ty. Căn cứ vào phương pháp dự báo tỷ lệ phần trăm của Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Báo cáo tài chính Phân tích - Dự bảo và Định giá, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân: “Dự báo tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kỳ kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp ”.

3.4.1. Dự báo doanh thu

Giai đoạn 2017-2020 với nhiều khó khăn đến từ cạnh tranh, sức ép từ khách hàng, hành lang pháp lý... đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Bước sang năm 2021, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đang diễn ra phức tạp, suy thoái kinh tế diễn ra trầm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành xây lắp ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Việc thị trường bất động sản tăng trưởng chậm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng. Theo Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, do thị trường bất động sản khó khăn, nhiều dự án ngưng trệ dẫn tới tăng trưởng của ngành xây dựng không lớn. Neu mọi năm ngành tăng trưởng trên 10% thì năm 2019 và năm 2020 chỉ ở mức 1 con số, đặc biệt là khu vực ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội mức tăng trưởng rất thấp. Việc tăng trưởng thấp khiến mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng khốc liệt hơn và tính cạnh tranh về giá cao hơn dẫn tới lợi nhuận của các công ty xây dựng vì thế cũng giảm đi.

Với những bước đi vững chắc, kinh nghiệm và sự đoàn kết gắn bó nồ lực từ ban lãnh đạo đến tập thể cán bộ nhân viên, định hướng đưa công ty phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Dựa trên số liệu của những năm trước và sự biến động của thị trường trong giai đoạn tới cùng với nhu cầu thị trường, định hướng phát triền của SHA dự báo về tốc độ phát triển doanh thu của Công ty sẽ tăng 25% vào năm 2021 và năm 2022 (do giá bán tăng).

Băng 3.8. Dự báo doanh thu năm 2021 - 2022

Chỉ tiêu Năm 2016 Nàm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần (tỷ đồng) 270 92 96 191 250 312 390 Tỷ lê tăng trưởng doanh thu

(%) (65,93) 4,35 98,96 30,83 25,00 25,00

Với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự kiên năm 2021-2022 là 25% dự báo doanh thu năm 2021 là 312 tỷ đồng và năm 2022 là 390 tỷ đồng.

Xác định các chỉ tiêu biên đôi theo doanh thu: Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được dự báo theo phương pháp tỷ lệ doanh thu nên cần xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu và dự báo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu đó. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán trong giai đoạn 2017-2020, tính toán được tỷ trọng các loại chi phí và tài sản so với doanh thu:

Băng 3.9. Tỷ trọng một số khoản mục so vói doanh thu (2017- 2020)

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ST TL ST TL ST TL ST TL

Giá vốn hàng bán 80 87 82 86 174 91 234 93

CPBH và CPQL 12 13 8 9 12 6 4 2

Tiền và các khoản tương

đương tiền 16 17 24 25 41 21 13 5

Các khoản phải thu 133 145 170 178 176 92 210 84

Hàng tồn kho 36 39 49 51 57 30 39 15

TSNH khác 2 2 3 3 6 3 4 1

Tài sản cố đinh• 8 9 7 7 7 4 15 6

Tài sản dở dang dài hạn 4 4 13 14 14 7 - -

TSDH khác 10 11 14 15 15 8 - -

Phải trả người bán ngắn

han• 42 46 37 39 58 30 44 18

Người mua trả tiền trước 23 25 48 50 88 46 73 29

Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước 1 1 6 6 20 10 25 10

Chi phí phải trả ngắn hạn 16 17 35 37 26 14 15 6

Phải trả khác 2 2 4 4 5 3 3 1

Vay và nợ thuê tài chính

ngắn hạn 81 88 103 108 71 37 118 47

Vốn chũ sở hữu 44 48 47 49 49 25 50 20

3.4.2. Dự báo Báo cáo kêt quả kinh doanh của Công ty Sông Đà Hà Nội năm 2021-2022

Từ tốc độ tăng doanh thu như đã chỉ ra ở bảng 3.8 và tỷ trọng chi phí so với doanh thu ở bảng 3.9, ta có thể dự báo một số chỉ tiêu chính trên Báo cáo kếtquả kinh doanh trong năm tới như sau:

Bảng 3.10. Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh (2021 - 2022)

Đ VT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Tỷ lệ Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần

312 390

Giá vốn hàng bán 91%

285 356

Lợi nhuận gộp

27 34

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 4%

14 18

Lơi• • nhuân trước thuế

13 17

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (20%)

3 3

Lơi nhuân sau• • thuế

11 13

Như vậy, dự báo năm 2021 với doanh thu 312 tỷ đông, mức tăng trưởng là 25% sẽ thu được lợi nhuận là 11 tỷ đồng. Năm 2022 dự báo mức tăng trưởng doanh thu đạt 25%, lợi nhuận đạt 13 tỷ đồng.

3.4.3. Dự báo Báng cân đoi kế toán của Công ty Sông Đà Hà Nội năm 2021-2022

Dựa vào Doanh thu và tỷ lệ các chỉ tiêu so với doanh thu trong quá khứ để lập ra dự toán Bảng cân đối kế toán:

Bảng 3.11. Dự báo Bảng cân đối kế toán (2021 - 2022)

Đ VT: tỷ đồng

Tài sản trên Bảng Cân đối kế toán dự báo cho năm 2021, năm 2022 của

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022

TÀI SÀN

A. Tài sản ngắn hạn 331 414

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 16 20

2. Phả thu khách hàng 263 328

3. Hàng tồn kho 48 60

4. TSNH khác 4 5

B. Tài sản dài han19 23

1. Tài sản cố đinh* 19 23

2. Tài sản dở dang dài hạn — —

3. TSDH khác — —

TÓNG TÀI SẢN 350 437

NGUỒN VÔN

I. Nợ phải trả 349 436

1. Phải trả người bán ngắn hạn 55 69

2. Người mua trả tiền trước 91 114

3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 31 39

4. Chi phí phải trả ngắn hạn 19 24

5. Phải trả khác 4 5

6. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 148 184

II. Vốn chủ sở hữu 48 48

TÓNG NGUỒN VÓN 397 484

Công ty CP Sông Đà Hà Nội phải tăng theo cùng với sự gia tăng của doanh

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 82)