Sử dụng phương pháp phân tích và tống họp lý thuyết, hệ thống hóa và khái quát hóa tài liệu để xây dựng các khái niệm và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
Nguồn tài liệu được tập trung nghiên cứu bao gồm:
- Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu.
- Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả (IADĨ, 2014). - Các báo cáo công tác tuyên truyền của BHTGVN.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra qua các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố, qua điều tra chọn mẫu bằng phương pháp bảng hỏi trực tuyến người gửi tiền tại các TCTD.
- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp thu được qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi với các đối tượng có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp thống kê
- Tóm tắt và phân loại thông tin theo các nhóm dựa trên bảng câu hỏi khảo sát đã xây dựng.
- Liệt kê các thông tin cơ bản, thông tin mới và có tính mới so với các thông tin trước.
- Thống kê các thông tin thông qua bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tỉnh hình.
2.3.4. Phương pháp phãn tích
Phân tích các dừ liệu thu thập được, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp. Phần mềm Excel được sử dụng để tính toán các số liệu thu thập được. Các bước cụ thê bao gôm:
- Kiềm tra, đánh giá độ tin cậy của thông tin, loại bỏ thông tin trùng lắp nếu có (người được khảo sát trả lời 2 lân).
- Giải thích mâu thuẫn giữa các thông tin, loại bỏ các phiếu khảo sát có câu trả lời mâu thuẫn.
____ r A A
- Tính toán các sô liệu thu thập được băng phân mêm Excel.
2.3.5, Phương pháp so sánh
Do đặc trưng của khảo sát được thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc, không có dữ liệu lịch sử tương ứng, nên kỹ thuật so sánh được sử dụng đế so sánh kết quả số liệu giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá mức độ tác động qua lại giữa các chỉ tiêu và tới mức độ hiểu biết của người gửi tiền về chính sách BHTG.
Chương 3. ĐÁNH GIÁ THỤC TRẠNG HIẺƯ BIẾT CỦA NGƯỜI GỦÌ TIỀN VỀ CHÍNH SÁCH BHTG
3.1.Tổng quan về BHTG và nghiệp vụ tuyên truyền chính sách BHTG ở Việt nam
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHTGVN
Đầu những năm 1999-1990 của thế kỷ XX, hàng loạt HTXTD yếu kém, mất khả nàng thanh toán bị đổ vờ trên toàn quốc. Người gửi tiền tại các HTXTD này không được chi trả tiền gửi đầy đủ và đúng hạn, thậm chí mất trắng cả gốc và lãi khoản tiền gửi này. Điều đó đà khiến niềm tin của người dân vào hệ thống HTXTD nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng người dân đồng loạt rút tiền gửi khiến các HTXTD và một số ngân hàng nhỏ
lâm vào tinh trạng khó khăn về thanh khoản mà nhà nước chưa có cơ chế xử lý, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp không giải quyết được triệt đế.
Rút kinh nghiệm từ sự kiện đó, khi triển khai mô hình QTDND theo quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Quy tắc báo hiểm trách nhiệm của QTDND với các khoản tiền gửi có kỳ hạn đã được ban hành. Theo đó, hoạt động BHTG công khai đã được khởi đầu bằng Quyết định 101/TCQĐ-BH ngày 1/2/1994 của Bộ Tài chính. Theo Quyết định này, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam lúc đó là Bảo Việt có trách nhiệm bảo hiếm đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các QTDND.
Tuy nhiên, hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện trong giai đoạn này phát triển chậm và bộc lộ nhiều hạn chế về nhiều mặt như số lượng QTDND tham gia bảo hiểm ít chỉ có khoảng 162 quỹ (1995) chiếm 33,22% tổng số dư tiền gửi trong cả nước tại thời điểm đó. Đến năm 1997 có 370 QTDND tham gia BHTG với số tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm là 322 tỷ VND. Đối tượng tham gia BHTG thời điểm này chi hạn chế ở QTDND, còn các tổ chức có huy động tiền gửi khác không tham gia. Bên cạnh đó hoạt động BHTG của Bảo Việt cũng không đảm bảo các yếu tố quyết định thành công đối với hoạt động BHTG như chức năng hạn chế (chỉ thực hiện việc chi trả tiền gửi khi tổ chức tham gia BHTG bị đố vờ), việc tham gia BHTG là tự nguyện...
Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính, tiên tệ ở khu vực từ đâu năm 1997 cùng với tốc độ mở cửa và hội nhập trong khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải củng cố lòng tin của công chúng vào hoạt động ngân hàng, về mặt pháp lý, Khoản 1 Điều 17, Luật các tổ chức tín dụng ban hàng năm 1997 đã quy định 44 Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc bảo hiểm tiền gửi”. Điều đó là cơ sở quan trọng để tồ chức BHTG ra đời. Và điều đó có thể khẳng định BHTGVN ra đời là sản phẩm của nền kinh tế thị trường.
Đứng trước hiện thực đó, Chính phủ đà ban hành Quyết định số 218/1999/ỌĐ- TTg ngày 09/11/1999 thành lập tổ chức BHTG (BHTG) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính- ngân hàng và đóng góp vào việc nâng cao niềm tin của công chúng với tên gọi “BHTGVN”. Ngày 07/7/2000 BHTGVN chính thức khai trương đi vào hoạt động. Đây là tổ chức duy nhất triển khai hoạt động BHTG tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. BHTGVN là tổ chức thực hiện chính sách BHTG tại Việt Nam. Và BHTG tại Việt Nam là công cụ tài chính được Chính phủ sử dụng để thay mặt Chính phủ bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của BHTGVN
Với chức năng là tố chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính
sách BHTG góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng, BHTGVN thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
Một là, BHTGVN thực hiện cấp chứng nhận BHTG cho các TCTGBHTG; cấp bổ sung đủ số lượng cần thiết và kịp thời theo yêu cầu cùa các tổ chức để niêm yết công khai trước công chúng; thu hồi chứng nhận BHTG đối với các tổ chức bị giải thể, sáp nhập.
Hai là, tính và thu phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Luật BHTG và các văn bản pháp luật liên quan.
Ba là, chi trả và ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG trong phạm vi hạn mức tối đa theo quy định khi tố chức tham gia BHTG mất khả nàng chi trả và phá sản.
Bốn là, thực hiện nghiệp vụ giám sát từ xa, bao gồm các hoạt động: Kiểm soát các hồ sơ pháp lý tham gia BHTG; thu nhận và kiểm tra thông tin báo cáo trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG; đánh giá tình hình hoạt động các tồ chức tham gia BHTG theo định kỳ tháng, quý. Đồng thời giám sát việc chấp hành các quy định về
BHTG; tuân thủ quy định về đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng; cảnh báo các rủi ro tiềm tàng và những sai phạm, yếu kém cần khắc phục.
Năm là, kiểm tra trực tiếp định kỳ hàng năm trên diện rộng theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất theo kết quả cảnh báo của giám sát từ xa.
Sáu là, thực hiện hoạt động đầu tư và quản lý nguồn vốn: Theo quy định hiện tại, BHTGVN được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN.
Bảy là, BHTGVN hỗ trợ các TCTGBHTG khi cần thiết: Từ tháng 8/2005, BHTGVN đã triển khai thí điểm nghiệp vụ hỗ trợ tài chính cho các QTDND cơ sở có nguy cơ mất khả năng chi trả. Đặc biệt theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD vừa được Quốc hội thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ
15/01/2018 thì BHTGVN cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB trong các trường hợp sau:
+ Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thông trong thời gian TCTD được KSĐB, bao gôm cả trường hợp TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;
+ Cho vay đặc biệt theo quyêt định của NHNN với lãi suât ưu đài đên mức 0% đê hỗ trợ thanh khoản đối với công ty tài chính, QTDND, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ khi công ty tài chính, QTDND, tố chức tài chính vi mô có nguy cơ mât khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mât khả năng chi trả, đe dọa
sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;
+ Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với công ty tài chính, QTDND, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
Tám là, BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiếm phải trả của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.
Chín là, thực hiện tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tố chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
Mười là, BHTGVN tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG; tổ chức đào tạo, bồi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về BHTG, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù họp với yêu cầu phát triển của TCBHTG.
Ngoài ra, BHTGVN còn thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc NHNN giao.
3.1.3. Tổng quan về nghiệp vụ tuyên truyền chỉnh sách BHTG của BHTGVN
Ngay từ khi được thành lập bởi Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, BHTGVN đã được trao nhiệm vụ tuyên truyền về BHTG đối với công chúng; tổ chức tập huấn, đào tạo và tư vấn về các nghiệp vụ liên quan đến BHTG.
Điều 7 Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ban hành ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN cũng quy định rõ, BHTGVN được thực hiện hoạt động nghiệp vụ: Tổ chức tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; hướng dẫn, đào tạo, tư vấn về các nghiệp vụ bảo hiếm tiền gửi và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiếm tiền gửi. Thực hiện dịch vụ trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động cùa BHTGVN.
Luật BHTG số 06/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 cũng tiếp tục giao BHTGVN nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG; tồ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về BHTG, nghiên cứu ứng dụng khoa
A 2 „ 2
học, công nghệ và phương thức quản lý phù họp với yêu câu phát triên cùa tô chức BHTG.
Căn cứ vào nội dung hoạt động này, BHTGVN đã triển khai hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
Hình 3.1: Chức năng của hoạt động thông tin tuyên truyền tại BHTGVN
Bảng Ỡ 3.1: Nhiệm• vụ• của hoạt động • • Cj thôngơ tin tuyên truyền tại• BHTGVN
Nhiệm vụ của hoạt động thông tin tuyên truyền tại BHTGVN
Tụyên truyền phổ biển chính sách về BHTG tới các đối tượng
công chúng: các câp, các ngành, người gửi tiền, tổ
chức tham gia BHTG.
Hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ
đến các đối tượng liên quan
Thực hiện trao đối thông tin
phục vụ cho hoạt đông cua BHTGVN Góp phần tác động tới các cơ quan quán lý nhà nước hoàn thành chính sách về BHTG 30
Hiện nay, Phòng Thông tin tuyên truyên - thuộc sự điêu hành trực tiêp của Phó Tống Giám đốc là đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền tại BHTGVN.
3.2. Thực trạng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết người gửi tiền về chính sách BHTG về chính sách BHTG
Hiểu biết của người gửi tiền đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính - ngân hàng. Trong điều kiện thị trường binh thường, khi các TCTD hoạt động ốn định, sự giám sát và điều tiết của ngân hàng trung ương, hệ thống BHTG, việc sử dụng các thông lệ về tài chính và kinh doanh ốn định, cũng như cơ chế xử lý ngân hàng hiệu quả giúp giảm thiểu hậu quả của các cuộc khùng hoảng do đổ vỡ ngân hàng. Còn khi xảy ra đổ vỡ TCTD, duy trì và ổn định niềm tin của người gửi tiền góp phần hạn chế vấn đề rủi ro có tính lan truyền trong hệ thống ngân hàng. Việc tuyên truyền này là một quá trình lâu dài, cần sự phối hợp của BHTGVN và các cơ quan chức năng, đoàn thể, các tổ chức chính trị khác.
Xác định mục tiêu và đối tượng tuyên truyền cụ thể, Phòng TTTT đã phối hợp với các Phòng, Ban tại Trụ sở chính, các Chi nhánh, và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTG nhằm nâng cao hiểu biết cùa người gửi tiền về chính sách BHTG
3.2.1. Kết quả đạt được
Xãy dựng và quản lý Bộ nhận diện thương hiệu
BHTGVN đã xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu chuẩn của tổ chức, được sử dụng trong toàn hệ thống BHTGVN với hình ảnh, logo của BHTGVN kèm theo khẩu hiệu: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền”. Ngoài ra,
BHTGVN đồng bộ hóa ấn phẩm vàn phòng, hệ nhận diện đại chúng như chứng nhận BHTG, biển pháp lý, biển chức danh, biển thông báo, chỉ dẫn, bục phát Hình, phông hội nghị, tờ rơi... thiết kể đồng phục sử dụng trong trường hợp có trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền.
Xây dựng và phát triên các ân phâm tuyên truyên
Website BHTGVN: Website được đối mới theo hướng xây dựng website của tố chức tài chính nhà nước mang bản sắc BHTGVN. Website mới đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2016 với giao diện và nhiều chuyên mục được cải tiến theo hướng tăng cường tương tác và thân thiện với bạn đọc. Đây là một kênh thông tin cập nhật giúp người gửi tiền tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần thiết về BHTG nói riêng, tài chính — ngân hàng nói chung. Đăng tải thông tin về chính sách BHTG và hoạt động của BHTGVN lên website đầy đủ và kịp thời, phục vụ nhu cầu cập nhật, tra cứu thông tin của người gửi tiền; duy trì sự tương tác với bạn đọc thông qua mục Trả lời bạn đọc.
Bản tin BHTG: Bản tin BHTG được BHTGVN phát hành mồi quý một số. Đây là một trong những kênh thông tin chính thống, độc lập và chuyên nghiệp về chính sách BHTG; cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức BHTGVN và chính sách BHTG, thông tin tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là người gửi tiền.
Cảm nang BHTG dành cho người gửi tiền: Năm 2019, BHTGVN đã hoàn