sách BHTG
4.2.1. Nhóm giải phấp liên quan đến thiết kế và triển khai các hoạt động truyền thông
4.2.1. ỉ. Thực hiện khảo sát, đánh giả định kỳ về hiên biết của người gửi tiền
Năm 2020, khảo sát đánh giá hiểu biết của người gửi tiền về chính sách BHTG lần đầu tiên thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Do số liệu để đánh giá cơ bản về hiểu biết của người gửi tiền về chính sách BHTG, khả năng tiếp cận thông tin về chính sách BHTG cùa người gửi tiền, nhu cầu của người gửi tiền về kênh thông tin chính sách BHTG, hành vi cùa người gửi tiền khi có thông tin tiêu cực về TCTD nơi họ gửi tiền v.v. chưa có dữ liệu lịch sử,
việc phân tích sô liệu còn những hạn chê nhât định, đặc biệt là hạn chê trong việc thể hiện xu hướng, triển vọng nâng cao hiểu biết cúa người gửi tiền, cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền cụ thế trong từng giai đoạn. Khảo sát năm 2020 dù đà làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến hiểu biết của người gửi tiền, song cũng khơi mở ra nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phân tích.
Khảo sát cửa IADI năm 2018 đối với các tổ chức BHTG thành viên nêu rõ, 59% các tồ chức BHTG đánh giá các chương trình truyền thông nâng cao hiểu biết công chúng thông qua một đơn vị độc lập, trong khi 41% thực hiện tự đánh giá.
Đe làm cơ sở cho việc hoạch định Chiến lược truyền thông của BHTGVN và làm căn cứ cho kế hoạch công tác về thông tin tuyên truyền hàng năm, BHTGVN cần định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá sơ bộ hiểu biết của người gửi tiền trên phạm vi toàn quốc với kích cỡ mẫu nhỏ, thực hiện thông qua công cụ trực tuyến hoặc thông qua điện thoại. Bên cạnh đó, định kỳ 3-5 năm một lần đánh giá tổng thể hiểu biết và hành vi của người gửi tiền trên phạm vi toàn quốc với kích cờ mẫu lớn, do đơn vị khảo sát, nghiên cứu thị trường độc lập thực hiện. Đặc biệt, trước và sau khi BHTGVN tổ chức các chương trình truyền thông quy mô lớn, cần thực hiện một số hoạt động đảnh giá nhanh ở quy mô nhỏ đối với đối tượng công chúng mục tiêu cụ thể để xác định hiệu quả, mức độ tác động đến hiểu biết của người gửi tiền
4.2.1.2. Xác định đoi tượng công chửng mục tiêu
BHTGVN cần xây dựng một chiến lược truyền thông bao trùm, không bỏ lại nhóm đối tượng công chúng nào ở phía sau.
Đe đảm bảo truyền thông bao trùm, BHTGVN cần xác định rõ đối tượng công chúng cụ thể đối với từng chương trình truyền thông. Mỗi chương trình truyền thông có thể hướng tới chỉ một hoặc một vài đối tượng công chúng mục tiêu, tuy nhiên các đối tượng công chúng này cần có mức độ tương đồng cao, nhằm đảm bảo thống nhất về kênh truyền thông, thông điệp truyền thông, nội dung truyền thông, hình thức thể hiện.
Việc phân loại đối tượng công chúng mục tiêu không chỉ đơn giản là phân chia theo giới tính, lứa tuối, nghề nghiệp... mà còn cần được đi sâu phân tích với
những đặc điêm hành vi như: đôi tượng dê bị tác động khi có diên biên tiêu cực trong hệ thống ngân hàng; đối tượng có mức tiền gửi thấp hơn hoặc cao hơn hạn mức trả tiền bảo hiếm; đối tượng có tầm ảnh hưởng xã hội nhất định... Đặc biệt, khảo sát cho thấy một bộ phận không nhỏ người gửi tiền tự đánh giá rằng họ đà biết về BHTG và BHTGVN, trong khi thực tế, hiểu biết cụ thể đối với các vấn đề chính
sách của họ còn tương đối hạn chế. cần có cách thức tiếp cận mới, sáng tạo, cụ thể đối với những đối tượng công chúng này, bởi việc họ đã biết một hoặc một vài nội dung chính sách, song không đầy đủ, không toàn diện, không thấu đáo lại chính là rào cản để thông điệp truyền thông tác động tới mức độ hiếu biết chính sách.
4.2. ỉ.3. Xác định nội dung truyền thông
Đe thực hiện nhiệm vụ của mình cũng như để đảm bảo hiệu quả chính sách BHTG, BHTGVN cần tuyên truyền để người gửi tiền hiểu biết được về nội dung cơ bản cùa chính sách bảo hiểm tiền gửi. Cụ thể, các nội dung tuyên truyền tới người gửi tiền bao gồm: bổ sung hiểu biết chung về gửi tiền an toàn (có bảo hiểm, đúng quy trình về tiền gửi...)
i. Phạm vi tiền gửi được bảo hiểm: nhận biết về loại tiền gửi được bảo hiểm và không được bảo hiểm, đơn vị tiền tệ được bảo hiểm và không được bảo hiểm, đối tượng được bảo hiếm tiền gửi.
ii. Tổ chức tham gia BHTG: nhận biết tổ chức đà tham gia BHTG.
iii. Hạn mức trả tiền bảo hiểm: nhận biết về hạn mức trả tiền bảo hiểm, cách thức xử lý khoản tiền gửi được bảo hiểm vượt hạn mức, có hiểu biết chung về căn cứ xác định hạn mức.
iv. Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền: thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
V. Tô chức bảo hiêm tiên gửi: hiêu biêt chung vê chức năng, nhiệm vụ chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nãng lực cũa tố chức bảo hiểm tiền gửi, các hoạt động chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
vi. Các thông tin về hoạt động ngân hàng, giao dịch tiền gửi an toàn người gửi
_ \
Đây cũng là các nội dung sẽ được tuyên truyên tới công chúng, với các thông tin
nền tảng tù’ cẩm nang BHTG dành cho người gửi tiền được ban hành kèm theo Quyết định số 311/QĐ-BHTG ngày 24/4/2019 của Hội đồng quản trị về việc ban hành và đưa vào sử dụng cẩm nang bảo hiểm tiền gửi dành cho người gửi tiền. Có thế coi các nội dung nêu trên là những trụ cột chính cần truyền tải tới các đối tượng công chúng. Tuy nhiên, với tùng đối tượng công chúng cụ thể, dù vẫn là các nội dung cốt lồi đã nêu,
song sẽ cần chuyển hóa nội dung và cách thức biểu đạt phù họp.
Theo nội dung khảo sát, người gừi tiền bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới việc tìm hiểu thêm về chính sách và hoạt động ngân hàng nói chung, trong đó hoạt động, chính sách mới về BHTG; chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đều nhận được sự quan tâm lớn. Đối với chính sách BHTG, người gửi tiền muốn biết thêm về thủ tục chi trả tiền bảo hiểm, hạn mức BHTG và đối tượng gửi tiền được bảo hiểm. Đây chính là gợi ý về mặt nội dung đối với các chương trình truyền thông của BHTGVN trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người gửi tiền.
4.2A.4. Xác định hình thức truyền thông chính sách
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng sự nhận biết về BHTGVN được thực hiện hiệu quả nhất chính là tại nơi người gửi tiền tới giao dịch và tiền gửi, với sự tư vấn của cán bộ tổ chức tín dụng cũng như niêm yết Chứng nhận tham gia BHTG. Đây là môi trường đặc biệt, nơi hoạt động gửi tiền diễn ra đồng thời gắn bó với tồ chức tham gia BHTG, do đó, tiếp cận tới hiểu biết người gửi tiền tại đây là con đường ngắn nhất, thiết thực nhất. Trong 5 năm trở lại đây, BHTGVN đã đẩy mạnh việc tuyên truyền chính sách đối với lãnh đạo và cán bộ của các tố chức tham gia BHTG, đặc biệt là ỌTDND. Có thể thấy rằng kết quả trên có một phần không nhỏ đóng góp từ các chương trình truyền thông ấy. Do đó, BHTGVN nên tiếp tục thúc đẩy việc tuyên truyền tới người gửi tiền thông qua các tổ chức tham gia BHTG, cũng như thắt chặt quan hệ với các tố chức này để một mặt đưa thông tin chính sách tới với người gửi tiền, mặt khác, qua các tổ chức tham gia BHTG, thu thập, ghi nhận những
phản hồi của người gửi tiền đối với chính sách.
Qua kết quả khảo sát, BHTGVN nhận thấy người gửi tiền đã quan tâm và truy cập vào website của BHTGVN, đồng thời có những đánh giá tích cực với tỷ lệ cao.
Điêu này cho thây, website của tô chức BHTG là một trong những nguôn thông tin quan trọng để người gửi tiền theo dõi, thu thập thông tin, kiến thức. Trong thời gian tới, BHTGVN cần tiếp tục phát huy kênh truyền thông chính thức này, nâng cao tính năng kỹ thuật của website để trở thành công cụ truyền thông và tương tác một cách thân thiện với người dùng, cập nhật nội dung phù hợp với nhu cầu thông tin của công chúng cũng như theo sát các vấn đề được người gửi tiền quan tâm.
Mặc dù trong thời gian qua, BHTGVN chưa triển khai tuyên truyền một cách chính thức trên mạng xã hội, tuy nhiên đã có tới 16,8% người gửi tiền biết tới tổ chức BHTG thông qua kênh này. Do đó, BHTGVN cần chủ động có biện pháp nhằm giám sát những thông tin trên mạng xã hội về chính sách BHTG cũng như BHTGVN, qua đó kịp thời nắm bắt những thông tin tiêu cực để đính chính, tuyên truyền, giải thích, để tố chức BHTG chính thức hiện diện trên mạng xã hội, đưa ra tiếng nói chính thức nhàm gìn giữ niềm tin của người gửi tiền.
4.2.2. Nhóm giải pháp về công tác phối hợp với các hên có liên quan
Kết quả khảo sát cho thấy người gửi tiền không chỉ có nhu cầu thông tin về chính sách BHTG mà còn muốn được biết về hoạt động ngân hàng, các thông tin, diễn biến trong hệ thống ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu lớn của Đe án phổ biến kiến thức tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện mà Chính phủ, ngành Ngân hàng đang thúc đẩy triển khai. Chính sách BHTG là một bộ phận không thể tách rời của chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, và ngược lại, những diễn biến của hoạt động ngân hàng cũng có thể tác động tới người gửi tiền, dẫn tới tác động tới tố chức BHTG và chính sách BHTG.
Tại các địa phương, thực tế triển khai hoạt động tuyên truyền chính sách của BHTGVN luôn gắn liền với điều kiện, đặc điểm và quy mô dân cư của mồi địa phương, do đó rất cần sự ủng hộ, phối hợp của chính quyền các cấp cũng như của các đoàn thể chính trị-xã hội.
BHTGVN xác định các bên có liên quan trong việc tuyên truyền chính sách BHTG, bao gồm:
(i) Nhóm các Bộ, Ngành: Đe xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp đưa nội
dung về chính sách BHTG lồng ghép vào chương trình học của các cấp học từ cấp trung học cơ sở tới cấp Đại học với thời lượng, mức độ kiến thức phù hợp với phát triển tâm lý và nhu cầu xã hội của học sinh, sinh viên.
(ii) NHNN và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố với tư cách cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng;
(iii) Chính quyền địa phương với tư cách cơ quan thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương: tạo điều kiện cũng như phối hợp chặt chè trong các hoạt động tuyên truyền chính sách. Có cơ chế phối hợp ứng phó trong trường họp xảy ra khủng hoảng trong hoạt động ngân hàng nhằm xây dựng phương án ứng phó đồng nhất, phối hợp nhịp nhàng và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.
(iv) Các tổ chức tham gia BHTG với tư cách một đối tượng của chính sách BHTG đồng thời là đối tượng được hưởng lợi trong quá trình truyền thông chính
sách BHTG;
(v) Trong nội bộ hệ thống BHTGVN với tư cách nguồn phát, là đơn vị thực hiện truyền thông chính sách BHTG đồng thời là cơ quan trực tiếp triển khai chính
sách BHTG;
(vi) Công chúng;
(vii) Các bên có liên quan khác.
Một trong những điếm cốt yếu đảm bảo các hoạt động truyên truyền chính sách của BHTGVN có hiệu quả cao là phải có sự tham gia cúa các bên liên quan, trong đó có cả đối tượng công chúng mục tiêu. Do đó yêu cầu then chốt trong hoạt động thông tin tuyên truyền là kết nối thông suốt với các bên có liên quan, tạo ra sự thấu hiểu, đồng tình, hồ trợ trong các hoạt động tuyên truyền. Muốn đạt được điều đó, chính các bên cỏ liên quan nói trên cũng là đối tượng công chúng mục tiêu trong quá trinh tuyên truyền chính sách.
4,2,3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực truyền thông chỉnh sách của BHTGVN
4.2.3.1. Kiện • toàn tô chức nhân sự • •chuyên trách thực hiện nhiệm• • • vụ tuyên truyền
Tại Trụ sở chính, nhân sự hiện có của Phòng Thông tin tuyên truyền là 18
người, bao gồm 04 lãnh đạo Phòng và 14 cán bộ. Trong khi đó, khối lượng công việc được giao của phòng Thông tin tuyên truyền là tương đối lớn, bao gồm nhiều mảng nghiệp vụ: quản lý, vận hành website chính thức của BHTGVN phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh; sản xuất Bản tin BHTG ra hàng Quý; xây dựng và thực hiện các sản phẩm truyền thông; lên kế hoạch, chuẩn bị, triển khai các chương trinh truyền thông chính sách; thực hiện các thủ tục hành chính, tài chính, hậu cần cho các chương trình truyền thông. Đây đều là những nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi nhân sự chuyên trách có kinh nghiệm, có kỹ năng.
Do đó, Phòng Thông tin tuyên truyền cần được bố sung đội ngũ nhân sự phù hợp với quy mô và yêu Cầu công việc, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn cao.
Tại các Chi nhánh, Phòng Tổng hợp được giao làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền. Tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ của Phòng này, ngoài thực hiện• nhiệm vụ • • tuyênJ truyền J còn các nhiệm •• vụ khác. Nhân sự chuyên trách thực • ư ••hiện tuyên truyền còn mỏng, trong khi công tác tuyên truyền tại Chi nhánh đòi hòi sự sâu
sát, gắn kết với địa bàn. BHTGVN đề xuất tăng nhân sự chuyên trách phục vụ công tác tuyên truyền tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, tại các Chi nhánh BHTGVN, cần xây dựng đội ngũ tuyên truyền chính sách chuyên trách với số lượng cán bộ đủ cho các hoạt động tuyên truyền thường kỳ, đồng thời có bố trí nhân sự kiêm nhiệm nhằm bổ sung nhân lực trong trường hợp phát sinh nhu cầu truyền thông ở quy mô lớn, cần phản ứng nhanh.
4.2.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Chất lượng cán bộ truyền thông sẽ quyết định chất lượng triển khai các hoạt động truyền thông. Bên cạnh đó, không chỉ cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động truyền thông, mà Ban lãnh đạo BHTGVN, cán bộ các phòng, ban khác trong hệ thống cũng cần cỏ kiến thức cơ bản về truyền thông, hiểu rõ phương pháp làm việc về truyền thông chính sách BHTG để có sự quan tâm hỗ trợ, tạo ra sự phối họp nhịp nhàng, gắn kết cho công tác tuyên truyền chính sách.
BHTGVN cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng báo chí, truyền thông, kinh nghiệm truyền thông về chính sách, xử lý thông tin cho đội
ngũ cán bộ truyên thông, đông thời tô chức song song với việc đào tạo, bôi dưỡng kiến thức, xây dựng đội nhóm và tăng cường phối hợp về truyền thông đối với cán bộ các phòng, ban thuộc hệ thống BHTGVN. Việc nâng cao năng lực cần được thực hiện trên cơ sở đánh giá nhu cầu, xác định điểm thiếu hụt, điểm yếu của cán bộ và của tổ chức để bổ sung, bồi đắp.
Song song với đào tạo kiến thức, kỹ năng, BHTGVN cũng cần định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó với các kịch bản diễn biến bất thường như: truyền thông khi phát sinh nghĩa vụ chi trả; khi xảy ra khủng hoảng tố chức tín dụng ở quy mô nhỏ và khi có tác động dây chuyền; ứng phó khủng hoảng truyền thông của tố chức BHTG; cũng như các kịch bản có thể diền ra khác để đội ngũ cán bộ truyền thông cũng như các phòng, ban của BHTGVN được chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý và cơ chế, kịp thời xử lý nếu có tình huống bất lợi về truyền thông diễn ra trong hệ thống ngân hàng cũng như đối với BHTGVN.
4.23.3. Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
Bên cạnh giải pháp nâng cao nguồn nhân lực, một trong những yêu cầu thiết