6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
2.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam 1960-1975
Để tiếp tục giữ vững miền Nam trong quỹ đạo của Mỹ, năm 1961, sau khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Kennedy đã quyết định loại bỏ chiến lược “trả đũa ồ ạt” và chấp nhận chiến lược quân sự “phản ứng linh hoạt” toàn cầu mới do Maxwell Taylor đề xướng. “Chiến tranh đặc biệt” là một trong ba loại hình chiến tranh của chiến lược “phản ứng linh hoạt” (Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Chiến tranh thế giới), là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội bản xứ, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” quân sự Mỹ và dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng miền Nam. Dựa vào lực lượng quân sự và bằng những cuộc hành quân càn quét, Mỹ và CQNĐD ráo riết dồn dân lập “Ấp chiến lược”, coi “Ấp chiến lược là
quốc sách”. Mỹ và CQNĐD dự định thực hiện mục tiêu “Chiến tranh đặc biệt” bằng
kế hoạch Staley - Taylor, gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến trong vòng 18 tháng, bắt đầu từ giữa năm 1961 và kết thúc vào cuối năm 1962; giai đoạn 2 dự kiến trong năm 1963; giai đoạn 3 dự kiến trong hai năm 1964 và 1965.
Song những âm mưu và hành động của Mỹ và CQNĐD không cản được bước tiến của cách mạng miền Nam. Trên cả hai mặt quân sự và chính trị, quân và dân miền Nam liên tục tiến công và giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963), chiến thắng mà giới báo chí Mỹ có mặt tại chỗ xem như là
“trận đánh đẫm máu nhất của Nam Việt Nam trong 4 năm đánh Việt Cộng” và “một
trong những sự thất bại tốn kém nhất và nhục nhã cho quân đội Nam Việt Nam và các
cố vấn Mỹ” [18; tr.75]. Tiếp theo là phong trào đô thị dâng lên cao trào, nổi bật phong
trào Phật giáo năm 1963, đẩy mâu thuẫn giữa Nhà Trắng và CQNĐD trở nên gay gắt không thể khắc phục được đưa đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1- 11-1963), kéo theo sự phá sản kế hoạch Staley - Taylor.
Sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát (22-11-1963), Johnson lên thay ngày 24- 11-1963, trên cương vị mới, Johnson triệu tập cuộc họp với các cố vấn cấp cao Việt Nam. Trong cuộc họp này, Johnson khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách mà Mỹ đã cam kết với VNCH. Chuẩn bị cho nỗ lực chiến tranh mới, tháng 12-1963,
23
Johnson cử phái đoàn do McNamara dẫn đầu đến Sài Gòn sau khi xem xét tình hình và đề xuất ba biện pháp để cải thiện tình hình ảm đạm đang bao phủ VNCH:
- Yêu cầu CQSG bố trí lại toàn bộ lực lượng quân đội theo hướng bảo đảm cho các tỉnh chung quanh Sài Gòn và vùng châu thổ có quân số tăng gấp đôi.
- Tăng nhân viên quân sự, nhân viên phái đoàn hành quân Mỹ (USOM) đến mức số người Mỹ có ở Nam Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng đem lại cho các cơ quan điều hành chiến tranh của Mỹ sự đánh giá độc lập, đáng tin cậy về các mặt hoạt động trên chiến trường.
- Chuẩn bị các chương trình bình định thiết thực, đồng thời nỗ lực để đảm bảo an ninh cho các vùng do “VNCH” hiện còn đang kiểm soát và sau đó, mở rộng ra vùng gần đó. Những biện pháp do McNamara đề xuất được Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng ý [19; tr. 76]. Ngày 17-3-1964, báo cáo đã được Johnson phê chuẩn và được gọi là Kế hoạch Johnson - McNamara. Kế hoạch thực hiện gồm hai bước:
Bước một, từ 1-4-1964 đến 31-12-1965: Bình định có trọng điểm ở các vùng chiến thuật.
Bước hai, bắt đầu từ 1966: Tiến công vào các vùng căn cứ, tiêu diệt các đơn vị chủ lực quân giải phóng, phá hủy các cơ sở quân sự của cách mạng.
Về phía cách mạng miền Nam, thực hiện những nghị quyết của Đảng và hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch đang gia tăng, nhất là từ sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963) trên cả ba vùng chiến lược, rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị, lực lượng cách mạng miền Nam tiếp tục tiến công địch. Ở đô thị, phong trào chống dư đảng Cần lao, phong trào chống chính quyền Nguyễn Khánh dâng cao; Ở rừng núi, nông thôn, đồng bằng, Quân giải phóng giành được nhiều thắng lợi lớn như chiến thắng Bình Giã ở Bà Rịa - Vũng Tàu (12-1964), chiến thắng An Lão ở Bình Định (12-1964), chiến thắng Đồng Xoài ở Bình Phước (6-1965), chiến thắng Ba Gia ở Quảng Ngãi (6-1965). Tất cả đã đẩy chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đi đến chỗ phá sản hoàn toàn.
24
Để cứu lấy CQSG, Mỹ thay thế chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Chiến tranh cách mạng chuyển sang một bước ngoặt mới.