6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
3.2.1. Quy mô rộng lớn, sự liên tục và quyết liệt của phong trào
Về quy mô rộng lớn của phong trào, đặc điểm này được thể hiện trước hết là ở mặt không gian và thời gian.
Về không gian, phong trào công nhân ở Đà Nẵng (1955-1975) diễn ra trên một quy mô rộng lớn, rộng lớn ở đây là sự liên kết hầu hết các trung tâm công nghiệp, những đô thị lớn miền Nam, như Sài Gòn - Chợ Lớn, Huế, Biên Hòa,...
Về mặt thời gian, quy mô rộng lớn của phong trào công nhân Đà Nẵng càng được khẳng định, vì rằng từ năm 1955 đến năm 1975 không có năm nào không diễn ra những cuộc đấu tranh của công nhân ở Đà Nẵng, có những cuộc đấu tranh diễn ra dai dẳng nhiều ngày, nhiều tháng, kéo dài hết đợt này đến đợt khác như cuộc đấu tranh đòi tăng lương của công nhân thủy điện, Nhà đèn, Hỏa xa, cảng Đà Nẵng...
Về sự liên tục và quyết liệt của phong trào, theo dõi diễn biến của phong trào công nhân ở Đà Nẵng (1955-1975), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tính liên tục và quyết liệt của nó. Như đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève, công nhân Đà Nẵng bất chấp thủ đoạn khủng bố, đàn áp của CQSG, dũng cảm dùng pháp lý Hiệp định để đấu tranh với chúng. Đó là hình ảnh quần chúng nhân dân ào ào tràn vào đồn Võ Tánh, đốt cháy mọi thứ trong đồn, “ở Đà Nẵng nhân dân kéo vào Thị xã, quận lỵ, đột nhập
và đốt phá hậu trại vệ binh”. Trong phong trào đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển
cử, nhân dân đã tích cực tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, với mức độ ngày càng quyết liệt. Chính tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thừa nhận: “Bọn Việt Cộng ngoài rãi truyền đơn, treo biểu ngữ, xúi dục dân chúng biểu tình, nay không
55
chúng nhân dân nhiều nơi xông vào địa điểm bỏ phiếu, cướp lấy thùng phiếu hoặc đập vỡ, đốt thùng phiếu, thậm chí, ở Hòa Hải, Hòa Thái (Hòa Vang), nhân dân còn bao vây, đuổi đánh và bắt giữ lực lượng CQSG dạng kiểm soát việc bỏ phiếu. Đặc biệt, trong phong trào đấu tranh chống “tố Cộng”, mặc dù kẻ thù đã dùng mọi cách để uy hiếp, tra tấn về tinh thần, thể xác đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng, như tại các lớp “tố Cộng”, nhân dân kiên quyết không khai báo, cán bộ và đảng viên quyết không ly khai Đảng, không xé cờ Đảng, nhiều người còn dùng cảm đứng lên vạch trần bản chất tàn bạo phi nghĩa của Mỹ và CQSG, nếu cá ngọn có chính nghĩa nhằm bảo về phong trào cách mạng.
Hay sự quyết liệt trong đấu tranh của công nhân Đà Nẵng càng rõ hơn ở giai đoạn 1960-1975 khi Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Đó là những cuộc đấu tranh trực diện của công nhân khắp Đà Nẵng (được đề cập ở trên) đòi quyền lợi dân chủ, dân sinh, đã góp phần thấy được tính chất liên tục và quyết liệt trong đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng những năm 1955-1975.