Tính chất dân tộc

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 55 - 57)

6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.1.1. Tính chất dân tộc

Trước hết, cần thấy rằng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975), độc lập dân tộc là nội dung chủ yếu của phong trào cách mạng miền Nam cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mọi phong trào yêu nước và cách mạng ở những mức độ khác nhau, không thể không đặt mục tiêu độc lập dân tộc lên hàng đầu phong trào đấu tranh của công nhân Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975 không ra ngoài quỹ đạo đó.

Ở Đà Nẵng, phong trào công nhân từ năm 1955 đến năm 1975 mang đậm tính chất dân tộc, thể hiện trước hết ở mục tiêu đấu tranh. Trong các phong trào đấu tranh công nhân ở Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975, mục tiêu dân tộc được xác định rõ. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Genève được ký kết, độc lập và chủ quyền của Việt Nam được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu phá hoại Hiệp định, thực hiện chia cắt lâu dài nước ta. Do vậy, đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành Hiệp định Genève là mục tiêu cao nhất ở miền Nam lúc bấy giờ. Tại Đà Nẵng, ngay sau ngày 21-7-1954, thông qua các hình thức khác nhau, quần chúng đã đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, đấu tranh chống “trưng cầu dân ý” (23-10-1955), đấu tranh chống bầu cử Quốc hội riêng rẽ (4-3-1956) của chính quyền Ngô Đình Diệm với tinh thần “Khắp các quận đang tổ chức tuyên truyền chuẩn bị phá cuộc bầu cử Quốc

hội (4-3 1956)”. Tháng 4, 5 năm 1957, nhiều cuộc đấu tranh phản đối CQSG bắt nhân

dân học tập "tố Cộng" diễn ra dưới nhiều hình thức.

Năm 1963, phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo bùng phát ở Huế và nhanh chóng lan rộng ở các đô thị miền Nam. Ngay CQSG cũng thừa nhận: “Sự đấu tranh của Tổng hội Phật giáo Việt Nam đi từ phương diện chiến thuật qua chiến

lược và từ phạm vi địa phương lan rộng ra toàn quốc” [54; tr. 66]. Tại Đà Nẵng phong

trào Phật giáo diễn ra rất quyết liệt. Nhiều cuộc biểu tình lên tới hàng ngàn người, trong đó có nhiều công nhân cảng Đà Nẵng tham gia nhằm phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp đồng bào phật tử. Trong một cuộc biểu tình, công nhân và quần

51

chúng phật tử đã đánh chết một tên đại úy ngụy, tước súng, đốt xe ô tô khi hắn cản trở đoàn biểu tình kéo về chùa Tỉnh Hội.

Rõ ràng, phong trào đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963 không đơn thuần là cuộc đấu tranh của Phật giáo đòi mục tiêu dân chủ mà trở thành cuộc vận động mang tính chất dân tộc, đúng như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Đại hội Mặt trận lần thứ II ngày 01-01-1964 khẳng định: "Cuộc đấu tranh của các tín đồ tôn giáo tại miền Nam Việt Nam không tách rời khỏi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà đã trở thành một yếu tố của cao trào cách mạng tại Nam Việt Nam" [55, tr. 124].

Tính chất dân tộc còn được thể hiện ở sự tham gia của đông đảo mọi tầng lớp, thành phần xã hội như công nhân, học sinh, đồng bảo tôn giáo, tiểu thương... kể cả một bộ phận công chức, sĩ quan, binh lính của CQSG. Vấn đề này được chứng minh rõ hơn qua số người tham gia đấu tranh. Ngày 1-5-1955, công nhân lao động trong tất cả các khu ở Đà Nẵng đều tổ chức mít tinh, biểu tình đòi CQSG cái thiện đời sống chấm dứt hoạt động khủng bố, trả thù, thi hành Hiệp định Genève, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Ngày 22-11-1964, tại Đà Nẵng một cuộc biểu tình trên 1 vạn người tham gia, thanh niên, sinh viên, học sinh đã chiếm hội trường Trưng Vương làm nơi lãnh đạo cuộc đấu tranh...

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ (1-11-1963), tính chất dân tộc của phong trào công nhân ở các ĐTMN trở nên quyết liệt hơn, Mỹ và CQSG đã trở thành đối tượng trực tiếp của phong trào công nhân. Không giống như giai đoạn trước, công nhân chỉ giới hạn đấu tranh trong nội bộ nhà máy, xí nghiệp. Trong giai đoạn này công nhân đã xem các CQSG như là một thế lực phi dân tộc, khi chống các CQSG thì cũng có nghĩa phong trào công nhân ở các ĐTMN còn chống cả thế lực ngoại bang, tức chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, mà CQSG chỉ là kẻ tay sai, thừa hành. Dù là công nhân vận tải, công nhân xăng dầu, công nhân Savon, công nhân thủy điện hay vô tuyến viễn thông, họ đã thực sự “dậy mà đi”, từng bước vạch trần bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam và đấu tranh không khoan nhượng với CQSG từ CQNĐD đến chính quyền Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương. Như cuộc đấu tranh ngày 24-8-1964 của công nhân trong các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy ở Đà Nẵng đòi Nguyễn Khánh từ chức, đòi hủy bỏ “Hiến chương Vũng Tàu” [56; tr. 123]; cuộc

52

tổng bãi công toàn diện ngày 21-9-1964 của 20 vạn công nhân Sài Gòn chống Mỹ và CQSG; những cuộc đấu tranh trong tháng 1-1965 của công nhân cùng với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng, hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Taylor đại sứ Mỹ”, “Tống cổ Mỹ xâm lược ra khỏi miền Nam Việt Nam”, “Nội bộ Việt Nam để người Việt Nam giải quyết”, “Trần Văn Hương từ chức” [57; tr. 123].

Như vậy, trong phong trào đấu tranh của công nhân Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975, dân tộc là tính chất nổi bật, điều này bắt nguồn từ bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Cùng với miền Nam, nhân dân Đà Nẵng hướng đến mục tiêu đấu tranh cho thống nhất đất nước, là khát khao của dân tộc, vừa phù hợp với thực tiễn đất nước, vừa phù hợp với pháp lý Hiệp định Genève. Khi công nhân ở các ĐTMN dấy lên những cuộc đấu tranh để tấn công vào CQSG thực chất cũng là tấn công vào chính sách xâm lược Mỹ. Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ rõ: “Trong việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, khẩu hiệu độc lập dân tộc không chỉ có nghĩa là đánh bại quân xâm lược Mỹ mà còn phải đánh đổ chính quyền tay sai, một công cụ xâm lược mà Mỹ khoác cái chiêu bài độc lập giả hiệu” [58; tr. 123].

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)