Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân ở Đà Nẵng với công nhân các

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 62 - 64)

6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.2.3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân ở Đà Nẵng với công nhân các

Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, trong đấu tranh chống mọi kẻ thù xâm lược, đoàn kết mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội là nhân tố hàng đầu để làm nên thắng lợi. Trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, công nhân ở các ĐTMN đã kế thừa, vận dụng nhân tố đoàn kết trong các cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và dân sinh.

Về sự liên kết giữa công nhân các ngành, trải qua quá trình đấu tranh chống Mỹ và CQSG, ý thức đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc của giai cấp công nhân ở các ĐTMN cũng phát triển với mức độ cao hơn. Nó không không còn nhỏ hẹp trong phạm vi từng xí nghiệp, mà đã nâng cao bằng những hành động liên hiệp đấu tranh giữa công nhân các ngành không cùng lĩnh vực.

Ngày 16-7-1958, hàng trăm công nhân Nhà đèn Đà Nẵng đồng loạt nổi dậy đấu tranh dưới hình thức bãi công, đưa kiến nghị nêu yêu sách. Để tạo áp lực, công nhân Nhà đèn Đà Nẵng kêu gọi sự ủng hộ của công nhân toàn miền Nam. Lập tức không những công nhân ở Quảng Nam - Đà Nẵng mà công nhân Huế, Nha Trang,... đều lên tiếng ủng hộ. Đặc biệt, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn với 73 nghiệp đoàn thay mặt cho hàng vạn lao động tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cuộc đấu tranh của công nhân Nhà đèn Đà

58

Nẵng đi đến thắng lợi cuối cùng. Không chỉ ủng hộ về mặt tinh thần mà công nhân miền Nam còn góp tiền gởi đến công nhân Nhà đèn Đà Nẵng.

Về sự đoàn kết với giai cấp nông dân, phong trào công nhân ở các ĐTMN luôn luôn kết hợp đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình với bảo vệ quyền lợi chung của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân, người bạn đồng minh trung thành nhất của giai cấp công nhân. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng miền Nam. Để đảm bảo cho khối liên minh công nông vững chắc, công nhân ở các ĐTMN luôn chú ý đấu tranh giải quyết những quyền lợi thiết thân cho nông dân. Sự trưởng thành trong đấu tranh của giai cấp công nhân đã có tác dụng thúc đẩy phong trào nông dân phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân ở các ĐTMN đã có những hành động phối hợp tích cực ủng hộ. Ở nhiều nơi công nhân và nông dân đã cùng đứng trong một tổ chức chiến đấu.

Phong trào đấu tranh của mỗi giới, mỗi giai cấp đều có những đặc điểm riêng, vai trò riêng, song qua các cuộc đấu tranh của công nhân ở Đà Nẵng chứng tỏ vai trò nòng cốt xuyên suốt của công nhân ở Đà Nẵng và mối quan hệ mật thiết giữa phong trào công nhân ở Đà Nẵng với phong trào nông dân, tạo nên khối liên minh công nông bền vững làm nòng cốt cho Mặt trận đoàn kết dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã góp phần tạo nên sự thắng lợi của cách mạng miền Nam.

Đối với các tầng lớp lao động thành thị, phong trào công nhân ở Đà Nẵng càng có một tác dụng quan trọng. Với giai cấp tư sản dân tộc, công nhân ở Đà Nẵng đã chủ trương đoàn kết với họ trên cơ sở thương lượng, giải quyết mọi tranh chấp giữa công nhân và chủ tư bản để tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là đế quốc Mỹ và CQSG. Do đó, công nhân đã lôi kéo được tư sản dân tộc cùng tham gia. Những khẩu hiệu đấu tranh đòi bãi bỏ độc quyền kinh tế của Mỹ và tay sai, đòi xây dựng một nền kinh tế và tài chính độc lập, tự chủ, đòi giúp đỡ công thương gia khôi phục và phát triển công nghệ và tiểu công nghệ, đòi tích cực bảo vệ hàng nội hóa, bãi bỏ thuế sản xuất, hạn chế hoặc đình chỉ nhập cảng hàng hóa trong nước sản xuất được đã đưa đến sự phối hợp hành động chung giữa công nhân ở Đà Nẵng với tư sản dân tộc.

59

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)