6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
3.1.2. Tính chất dân chủ và dân sinh
Đấu tranh công nhân ở Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1965 thể hiện rõ tính chất dân chủ, dân sinh.
Về tính chất dân chủ, chúng ta có nhiều sự kiện lịch sử để làm rõ lập luận này. Cụ thể, ở Hỏa xa Đà Nẵng, dưới sự lãnh đạo của cơ sở cách mạng nằm trong nghiệp đoàn CQSG, công nhân ký vào bản kiến nghị hoan nghênh Hiệp định Genève gửi lên Tòa thị chính và Ủy hội Quốc tế tại Đà Nẵng. Ngày 21-8-1955, công nhân cảng, Nhà đèn, Hỏa xa, bà con tiểu thương, ngư dân sông Đà đấu tranh. Trong cuộc đấu tranh này, truyền đơn, áp phích được dán và rải khắp nơi với nội dung vô cùng phong phú như đòi COSG thi hành Hiệp định, đòi CQSG ngồi vào bàn đàm để hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chống khủng bố, bắt bớ người yêu nước, thả những người bị giam cầm, tra tấn [59; tr.126]. Tháng 12-1961, Hội Liên hiệp Sinh viên Học sinh giải phóng Đà Nẵng được thành lập và cho ra đời tổ báo “Đoàn kết”, sau đó đổi tên là “Hướng sống” để cổ vũ, tuyên truyền vận động thanh niên vào tổ chức. Vào đêm 20-1-1962, trên một bè chuối thả trôi trên sông Hàn, nhân dân Đà Nẵng đã cắm một lá cờ Mặt trận và nhiều truyền đơn kêu gọi đồng bào các giới hãy đoàn kết chặt chẽ làm
53
hậu thuẫn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam để chống lại Mỹ và CQSG. Tháng 2-1963, ngư dân Sông Đà đấu tranh đòi bãi bỏ lệnh giới nghiêm để bà con tự do làm ăn.
Tính chất dân chủ trong đấu tranh công nhân ở Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975 còn được thể hiện qua đấu tranh của các tổ chức quần chúng. Có thể kể đến như: “Lúc 15h30, ngày 23-9-1964, Ban Quản trị Liên Hiệp nghiệp đoàn Lao công khuân vác Đà Nẵng có một cuộc họp bất thường tại trụ sở và quyết định giới kiến nghị tỏ rõ
lập trường và sự ủng hộ cuộc đấu tranh của Tổng Liên đoàn Lao động Sài Gòn”; cuộc
đấu tranh của Liên hiệp Nghiệp đoàn Lao công Đà Nẵng ngày 25-9-1964, tổ chức đại hội tại trụ sở với mục đích, “Phổ biến những thắng lợi trong cuộc tranh đấu của Tổng Liên đoàn Lao công Sài Gòn, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương sửa đổi lại
giá cả khuân vác và giao bến xe chợ Cồn cho Nghiệp đoàn tài xế thợ máy quản trị"
[60; tr. 127].
Ngoài những cuộc đấu tranh có tính đơn lẻ trên đây, ở Đà Nẵng trong những năm 1955-1975, đấu tranh vì mục tiêu dân chủ có những thời điểm trở thành phong trào rộng lớn như phong trào đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963; phong trào đấu tranh chống dư đảng Cần Lao, chống độc tài, quân phiệt Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương năm 1964-1965,...
Gắn liền với dân chủ, trong suốt giai đoạn từ 1955 đến 1975, nhân dân Đà Nẵng đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh. Cụ thể như cuộc đấu tranh của công nhân thủy điện Đà Nẵng đòi chủ phải tăng lương giảm giờ làm, cải thiện đời sống, làm nhà vệ sinh cho công nhân, phải có bác sĩ khám bệnh cho công nhân và chủ phải trả 80% tiền thuốc men [61; tr. 127]; cuộc đấu tranh của 300 công nhân khuân vác ở bến tàu Đà Nẵng và công nhân hãng SAPTO phản đối sa thải 3 công nhân vô cớ ngày 29-11-1956 buộc CQSG phải thỏa mãn yêu sách; cuộc đấu tranh của công nhân nhà đèn ngày 16-7-1958, công nhân đưa kiến nghị lên giới chủ đòi tiền phụ cấp thâm niên và tăng lương, buộc CQSG phải trả cho công nhân 280.000 đồng tiền phụ cấp thâm niên và tăng 33% tiền lương các giờ làm thêm [62; tr. 127]; cuộc đấu tranh ngày 10-11-1963 của 38 nữ công nhân hãng dệt Sicovina Hòa Thọ đòi tăng lương, buộc CQSG phải cử đoàn ra Đà Nẵng trực tiếp tiếp xúc với công nhân; ngày 17-11-1964, 900 công nhân nhà máy dệt Hòa Thọ đấu tranh đòi tăng lương, đòi tuyển dụng chính
54
thức, đòi phát tiền thưởng tết và tiền phép cuối năm, khí thế đấu tranh của công nhân lên cao khiến bọn chủ nhà máy không có cách nào khác phải chấp nhận tăng lương cho công nhân cũng như phát tiền thưởng tết [63; tr 127].
Trong đấu tranh ở Đà Nẵng giai đoạn 1955-1975, sự tách biệt tính dân tộc, dân chủ và dân sinh chỉ là tương đối, bởi trên thực tế giữa chúng có sự đan xen, hòa quyện, hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ vậy mà các cuộc đấu tranh đều đã thu hút đông được đông đảo nhân dân tham gia.