6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở Đà Nẵng
1960-1975
2.2.1. Về tư tưởng-chính trị
Trong quá trình thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, nhất là từ khi tiến hành
“Chiến tranh đặc biệt” (vào giữa năm 1961), đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách biến ĐTMN
thành những căn cứ vững chắc, làm bàn đạp tiến công cách mạng ở nông thôn. Đối với công nhân ở các ĐTMN, Mỹ và CQSG thực hiện chính sách 2 mặt, vừa dùng những biện pháp mua chuộc, lôi kéo và chia rẽ, vừa dùng thủ đoạn đàn áp, khủng bố.
Về mặt tư tưởng, nhằm phục vụ chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, bằng nhiều biện pháp, phương thức khác nhau, CQSG tiếp tục truyền bá tư tưởng cần lao nhân vị trong công nhân miền Nam, với những ngôn từ “độc lập”, “dân chủ”,
“bình đẳng”, “dân tộc”, “khai phóng”. Điều này được thể hiện rõ trong bài phát biểu
với tiêu đề “Đời sống cần lao dưới chính thể cộng hòa” của Ngô Đình Diệm năm 1961: “Chính sách lao động của VNCH là ‘thăng tiến cần lao’, ‘đồng tiến xã hội’, ‘để giải phóng lao động và con người Việt Nam’, ‘tôn trọng triệt để nguyên tắc dân chủ,
chính phủ không bao giờ can thiệp và sự sinh hoạt của nghiệp đoàn” và “Chính phủ
luôn luôn khuyến khích giới kinh doanh và các đại diện công nhân cùng nhau bình đẳng thảo luận” [20; tr. 77].
Thâm độc và tinh vi hơn, Mỹ và CQSG còn cho bọn tay sai trong Tổng Liên đoàn Lao công xuất bản thường xuyên nội san báo chí công nhân để tuyên truyền các luận điệu phản động như: “Tư bản nhân dân”, “hòa bình giai cấp”, “hợp tác giai cấp”, “hữu sản hóa vô sản”.
Về chính trị, để mua chuộc công nhân, một mặt, Mỹ và CQSG đẩy mạnh chính sách lôi kéo công nhân tham gia vào các tổ chức như đảng Cần lao nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia, phong trào phụ nữ liên đới, Thanh niên cộng hòa, nghiệp đoàn vàng. Mặt khác, thông qua các tổ chức nghiệp đoàn Tổng Liên đoàn Lao động, Tổng Liên đoàn Lao công, Lực lượng thợ thuyền và Tổng Liên đoàn công nhân, Mỹ và CQSG tìm cách nắm chặt công nhân. Bốn tổ chức này đẩy mạnh hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp để tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, tranh giành đoàn viên với âm
25
mưu chia rẽ giai cấp công nhân, làm suy yếu lực lượng của công nhân. Ngoài ra, chúng sử dụng một số tay sai trong các tổ chức nghiệp đoàn chui vào phong trào công nhân để tiến hành những hoạt động chia rẽ, phá hoại, tiếp tục phương châm “lấy phong
trào, phá phong trào, nắm nghiệp đoàn để nắm quần chúng”. Năm 1964, CQSG còn
cho dựng thêm một trung tâm nghiệp đoàn mới là Tổng Công đoàn tự do bên cạnh các tổ chức cũ, mục đích vừa khống chế hoạt động nghiệp đoàn, vừa gây chia rẽ giai cấp công nhân, vừa được tiếng là tự do nghiệp đoàn [21; tr.78].
Đáng chú ý là để ngăn chặn sự thống nhất về mặt tổ chức của phong trào, Mỹ và CQSG cho thành lập đủ loại nghiệp đoàn, trong đó có những nghiệp đoàn bao gồm cả lao động lẫn tư sản để kiềm chế lẫn nhau. Đến đầu năm 1962, theo tài liệu của cơ quan lao động Sài Gòn, trên toàn miền Nam đã có tất cả 561 nghiệp đoàn, trong số này có 464 nghiệp đoàn công nhân và 97 nghiệp đoàn chủ nhân. Riêng về các nghiệp đoàn công nhân, nếu so sánh với năm 1955 thì số nghiệp đoàn này tăng gấp đôi (năm 1955 có 239 nghiệp đoàn công nhân) [22; tr. 78].
Khi công nhân tiến hành đấu tranh, Mỹ và CQSG tìm mọi cách xoa dịu bằng cách sử dụng tay sai trong các Tổng Liên đoàn đứng ra hòa giải, hoặc chấp nhận giải quyết một vài yêu sách. Đa số các cuộc đấu tranh, giới chủ đều cố kéo dài thời gian giải quyết bằng cách đòi hỏi phải có thỏa thuận tam giác giữa công nhân với Tổng Liên đoàn và Thanh tra Lao động. Điều này, gây tâm lý chán nản, uể oải trong công nhân, làm cho khí thế đấu tranh lắng xuống.
Cùng với lừa phỉnh, dụ dỗ, mua chuộc công nhân, Mỹ và CQSG tiếp tục sử dụng biện pháp khủng bố, kìm kẹp. Thực hiện âm mưu này, Mỹ và CQSG vừa tăng cường thành lập các “Khóm chiến lược”, “Khu công nông”. Riêng Sài Gòn, ngày 22-12- 1961, CQNĐD quyết định lập 7 “Khóm chiến lược” thí điểm ở Quận II và đến ngày 30-101963, lập xong các “Khóm chiến lược” trong 4 quận [23; tr. 79].
Từ năm 1961, một mạng lưới công an mật vụ được gài sâu vào các hãng xưởng, xí nghiệp, nghiệp đoàn để ráo riết theo dõi hoạt động của công nhân nhằm phát hiện và đàn áp phong trào công nhân. Riêng Sài Gòn - Chợ Lớn, cảnh sát lên đến 20.000, nghĩa là cứ 100 người dân thì có 1 cảnh sát [24; tr. 79] và “tổ chức công an, cảnh sát ở Sài Gòn - Chợ Lớn là một tổ chức hoàn chỉnh không kém gì những kinh thành phương
26
Tây”. Tại khu Kỹ nghệ Biên Hòa, Mỹ và CQSG tăng cường mật vụ thám báo, công an để kiểm soát, khống chế, cô lập, chia rẽ sự đoàn kết trong công nhân, nhằm tách công nhân ra khỏi cách mạng [25; tr. 79].
Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Mỹ và CQSG cũng tăng cường đàn áp, khống chế về mọi mặt với hệ thống an ninh, mật vụ được cài cắm trong các xí nghiệp, cơ sở, đặc biệt là các cơ sở có vị trí quan trọng, tập trung đông đảo công nhân như cảng Đà Nẵng, nhà máy điện, hỏa xa, Sicovina Hòa Thọ [26; tr. 79] nhằm trấn áp tinh thần đấu tranh của công nhân. Theo tài liệu CQSC, “các cơ quan an ninh ta (CQSG-TG chú thích) đã tăng cường lưới tình báo trong nhân dân, kiểm soát chặt chẽ các gia đình tình nghi có liên hệ với cộng phi (lực lượng cách mạng-TG chú thích), theo dõi những kẻ lạ mặt
mới đến cư ngụ hoặc đến tạm trú tại các khu phố, đặt thêm các trạm kiểm soát” [27; tr.
86]. Thêm vào đó, Mỹ và CQSG sử dụng bọn cầm đầu các nghiệp đoàn, ra sức biến các nghiệp đoàn làm thành tổ chức chống Cộng, từng bước thực hiện âm mưu hướng phong trào công nhân lao động Đà Nẵng ra khỏi quỹ đạo cách mạng.
Như vậy, trong hai mặt lừa bịp và khủng bố thì chính sách của Mỹ và CQSG đối
với công nhân và lao động ngày càng nặng về khủng bố. Chính sách khủng bố của CQSG đã gây tổn thất nghiêm trọng đối với cơ sở cách mạng trong công nhân và gây khó khăn lớn cho phong trào công nhân ở Đà Nẵng. Tất cả nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của công nhân, kéo họ ra khỏi quỹ đạo cách mạng. Song điều dễ nhận thấy là dù bị khủng bố nặng nề, nhưng phong trào công nhân không hề bị dập tắt, trái lại vẫn phát triển liên tục và quyết liệt.
2.2.2. Về kinh tế
Để thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tăng cường viện trợ cho CQSG với hai hình thức chủ yếu viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự. Chỉ trong năm 1963, Mỹ viện trợ kinh tế cho CQSG là 175 triệu USD. Bên cạnh “viện trợ”, Mỹ và CQSG còn đề ra một số chính sách nhằm thúc đẩy nền công nghiệp miền Nam phát triển trong guồng quay của chủ nghĩa thực dân mới và phục vụ trực tiếp cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, đó là:
- Tiếp tục khuyến khích tư bản ngoại quốc và tư bản trong nước mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư ở miền Nam.
27
- Thành lập các khu kỹ nghệ và xí nghiệp công bao gồm nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ kỹ thuật và biện pháp kinh tế. Thành lập các cơ quan tín dụng hoặc các ngân hàng tài trợ kỹ nghệ.
Giai đoạn này, thị trường miền Nam, hàng nước ngoài bao giờ cũng nhiều hơn hàng nội địa. Năm 1964, ở miền Nam cứ 1 đầu người nhập 1 mét vải; thuốc tân dược nhập 30 triệu USD/năm; lương thực và chất đốt cũng phải nhập. Nền kinh tế miền Nam thực chất là nền kinh tế nhập Cảng. Vì vậy, đến cuối năm 1965, ngành công nghiệp bị suy giảm do không đương đầu nổi với sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài nhập Cảng ồ ạt vào miền Nam, dẫn đến nhiều xí nghiệp phải đóng cửa vì bị thua lỗ. Vì vậy, hiện tượng công nhân thất nghiệp diễn ra phổ biến ở các ĐTMN.
Ở Đà Nẵng, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động quân sự, Mỹ và CQNDD cho mở rộng sân bay Đà Nẵng, mở rộng cảng Tiên Sa,... khách quan thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ khá mạnh, thu hút đầu tư, hàng nhập khẩu vào ngày càng nhiều. Tuy nhiên, "hầu hết các cơ sở kỹ nghệ, buôn bán lớn đều nằm trong tay anh em, gia đình Ngô Đình Diệm" [28; tr. 208].
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp như ươm tơ, dệt lụa, may mặc, dệt chiếu, buôn bán hầu như trái đều khắp các huyện của Quảng Nam – Đà Nẵng, trong đó tập trung ở Đà Nẵng, thu hút lực lượng lao động tương đối lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn là sản xuất nhỏ, chủ yếu lệ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Phân hóa xã hội rõ rệt, thành phần khá giả vẫn là các quan chức chính quyền, quân đội, cảnh sát. Ngoài ra là các thành phần buôn bán lớn ở đô thị có mức thu nhập cao, còn nhân dân ở nông thôn lao động vất vả, lại thêm chiến tranh, hạn hán, lũ lụt thường xuyên đe dọa, thu nhập thấp, đời sống rất cơ cực.
2.2.3. Về văn hóa-xã hội
Khi quyền tự do kinh tế, chính trị tối thiểu đã bị xâm phạm, tất nhiên quyền tự do về văn hóa - xã hội cũng bị ảnh hưởng. Sống dưới chế độ Mỹ và CQSG, công nhân miền Nam chịu sự tác động của thuyết hiện sinh, sống gấp, sống vội, đồi trụy mê hoặc họ trong môi trường tràn ngập văn hóa Mỹ từ sách báo đến phim ảnh, hàng nội cũng
28
như hàng ngoại tất cả đều xoay quanh chủ đề cao bồi, tình ái, nhất là mục tiêu chiến tranh, “chống Cộng”. Điểm qua một số tác phẩm văn nghệ chỉ với tiêu đề “Cuồng
vọng”, “Sở khanh khát máu”,“Tôi thích vấy máu đàn bà”, “Thép hận”,... có nội dung
xuyên tạc Cách mạng Tháng Tám 1945 và kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Điều này cũng được báo chí Sài Gòn lên tiếng, như báo Người Việt tự do ngày 5-4-1964 chỉ trích: “Thưa Thủ tướng, dù lạc quan đến bao nhiêu, không một ai dám nói sinh hoạt văn hóa văn nghệ của chúng ta phồn thịnh bởi vì nói như vậy là nói dối, là lừa bịp,... sinh hoạt báo chí, một phương diện sinh hoạt văn hóa đã cho ta thấy rõ nét nhất sự
băng hoại đến độ phá sản của văn hóa dân tộc” [29; tr. 82].
Với nội dung văn hóa trên đã tác động lớn đến tư tưởng, lối sống của tầng lớp công nhân trẻ, làm cho họ không nhận thức đúng về bản chất của chế độ Sài Gòn, quên đi thân phận của người dân mất nước dẫn đến xa rời truyền thống dân tộc, hiểu sai về cách mạng.
Trên lĩnh vực y tế, trên toàn miền Nam có 70 xí nghiệp có y sĩ và khoảng 200 xí nghiệp khác có y tá và bệnh xá. Như vậy, tính trung bình cứ trên 4.000 công nhân mới có 1 y sĩ và 3 y tá, gần 15.000 công nhân điều trị trong một bệnh xá. Hàng năm, trung bình gần 900 công nhân thì có 1 người được khám bệnh, trên 450 công nhân thì có 1 người được tiêm thuốc phòng bệnh [30; tr. 83]. Điều này cho thấy CQSG đã xem thường đời sống sức khỏe của giới công nhân.
Ngay cả nguồn nước phục vụ dân sinh cũng không được CQSG quan tâm. Trong phóng sự nhan đề “Những hang chuột Đô Thành và giọt nước mắt cần lao” đăng trên báo Thiện Chí (Sài Gòn) ngày 1 và 2-3-1964 đã phản ánh về tình trạng giới cần lao thiếu nước một cách trầm trọng: “Nước là cả vấn đề nặng nhọc, nan giải đối với giới cần lao sống giữa Thủ đô. Có hẻm dân cư đông đúc, sức tiêu thụ phải nhiều. Vậy mà đã từ bao năm, đã bao lời hứa hẹn, bao thời gian chờ đợi nay vẫn như xưa… có nơi
tình trạng đầu nậu nước hành động” [31; tr. 83]. Không chỉ thiếu nước, công nhân ở
các ĐTMN phải sống trong những khu nhà tăm tối, dột nát, bẩn thỉu. Ba, bốn gia đình chen chúc trong 1 gian nhà lá nhỏ hẹp, thiếu điện, thiếu nước.
Về xã hội, sản xuất thường xuyên thiếu ổn định, nạn lạm phát, sưu cao, thuế nặng, giá cả tăng vọt làm cho đời sống người công nhân ở nhiều địa phương, nhất là ở
29
các đô thị như Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, ngày càng cơ cực. Báo Tự Do xuất bản ở Sài Gòn ngày 6-9-1962, viết: “Ngay cả anh chị em công nhân lao động có công ăn việc làm cũng đang gặp khó khăn, nhiều người mỗi ngày làm việc trên 10 giờ vẫn không đủ sống. Đồng lương đã không tăng, các thứ hàng hóa cần thiết cho đời sống như gạo, vải, than, củi. mắm, thuốc tây, thuốc lá lại tăng giá, riêng giá gạo tăng 50%”
[32; tr. 86].
Trên lĩnh vực tôn giáo, CQNĐD đẩy mạnh chính sách kỳ thị đối với Phật giáo. Tiêu biểu, ngày 6-5-1963, CQNĐD ban hành Công điện 9195 với nội dung cấm treo cờ Phật vào dịp lễ Đại Lễ Phật đản và đàn áp đẫm máu cuộc đấu tranh của phật tử và nhân dân Huế trước Đài phát thanh Huế vào ngày 8 tháng 5 năm 1963. Phong trào chống Mỹ - Diệm đàn áp Phật tử liền nổ ra sôi nổi tại các tỉnh thành ở miền Nam. Tại Đà Nẵng, nhiều cuộc biểu tình lên tới hàng ngàn người, trong đó có nhiều công nhân cảng Đà Nẵng tham gia nhằm phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp đồng bào phật tử. Trong một cuộc biểu tình, công nhân và quần chúng phật tử đã đánh chết một tên đại úy ngụy, tước súng, đốt xe ô tô khi hắn cản trở đoàn biểu tình kéo về chùa Tỉnh Hội. Các cuộc biểu tình ở chùa Tỉnh Hội có nhiều công nhân lao động cảng Đà Nẵng và đồng bào phật tử tham gia đã lên án gay gắt chế độ độc tài phát xít của Diệm, trương các khẩu hiệu: "chống đàn áp phật giáo", "chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm".
Tóm lại, Mỹ, CQSG và giới chủ đặc biệt là bộ phận tư sản mại bản, đã cấu kết chặt chẽ cùng nhau đàn áp và khống chế công nhân trên tất cả các phương diện từ tư tưởng - chính trị đến kinh tế và văn hóa - xã hội. Hệ quả tất yếu là áp bức bóc lột ngày càng đè nặng lên đời sống công nhân ở Đà Nẵng cũng như các ĐTMN.