Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của phong trào

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 64 - 77)

6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của phong trào

Bên cạnh những ưu điểm như đã đề cập cũng cần thấy rằng phong trào công nhân ở Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975 cũng có những hạn chế, chỉ ra những hạn chế cũng có nghĩa là đem lại những bài học kinh nghiệm cho giai cấp công nhân thế hệ sau, để họ làm tròn vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà nhân dân ta xem đó là một mục tiêu tất yếu cần phải thực hiện cho kỳ được.

- Một là, sau khi Hiệp định Genève ký kết (21-7-1954), một bộ phận đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đúng về bản chất của Mỹ và CQNĐD, họ cho rằng có hiệp định Genève tất nhiên sẽ có hòa bình, do nhận thức như vậy nên có nơi, có lúc trong công tác giáo dục, vận động và chỉ đạo của tổ chức Đảng các cấp chưa kịp thời nên phong trào công nhân chưa tạo được sự phối hợp rộng rãi, chặt chẽ giữa công nhân các ngành ở các đô thị; giữa công nhân đô thị với công nhân đồn điền cùng giai cấp

60

nông dân và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia đấu tranh chống Mỹ và CQNĐD, giới chủ. Một số cuộc đấu tranh diễn ra còn lẻ tẻ, rời rạc chưa giành được thắng lợi như mục tiêu đã đề ra.

- Hai là, đối với phong trào công nhân, vai trò của tổ chức công đoàn là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến năm 1960, tổ chức công đoàn cách mạng chưa được hình thành. Chủ yếu, công đoàn cách mạng mới phát triển được ở một số đồn điền cao su và một số ít ở đô thị, hoạt động bí mật.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua những biểu hiện hết sức phong phú, đấu tranh công nhân ở Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1955-1975 thể hiện tính chất dân tộc, dân chủ, dân sinh rõ nét. Các tính chất này đan xen, hòa quyện khó tách biệt rạch ròi, trong đó, tính chất dân tộc là xuyên suốt và nổi bật nhất.

Đấu tranh công nhân Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1955-1975 có sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các giai tầng trong xã hội, được tiến hành bằng hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, sáng tạo; mức độ rất quyết liệt; tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương khác. Những đặc điểm này đã được chứng minh bằng các sự kiện rất cụ thể và sinh động.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1955-1975, đấu tranh công nhân Đà Nẵng có ý nghĩa to lớn, góp phần chứng minh truyền thống bất khuất của nhân dân ta, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

61

KẾT LUẬN

Đà Nẵng là vùng đất có truyền thống kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tầng lớp nhân dân, tiêu biểu là công nhân đã liên tục đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Cuộc đấu tranh ấy diễn ra liên tục, xuyên suốt, bất chấp sự đàn áp dã man của kẻ thù. Cùng với các tầng lớp nhân dân khác tại địa phương, cuộc đấu tranh của công nhân góp phần vào những chiến công vang dội của Đà Nẵng trong cuộc trường chinh của dân tộc.

Cuộc đấu tranh của công nhân Đà Nẵng vừa mang những nét chung của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ này, vừa mang những đặc điểm riêng, góp phần làm phong phú thêm khó tàng đấu tranh cũng như truyền thống đấu tranh của công nhân Việt Nam.

Trên chặng đường dài gần năm thế kỷ phôi thai, hình thành và phát triển ấy, đặc biệt trong một thế kỷ đấu tranh và xây dựng sau khi chính thức được thành lập, với các thế hệ cán bộ công nhân kiên cường, bất khuất và bền bỉ đã trải qua một chặng đường dài đầy gian lao thử thách và từng bước trưởng thành, khẳng định hùng hồn sự lớn mạnh của mình trong sự lớn mạnh chung của giai cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt Nam.

Những đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ công nhân Đà Nẵng trong một thế kỷ đấu tranh hào hùng và xây dựng ngoan cường qua đã tạo nên những truyền thống quý báu rạng rỡ làm nên những trang vàng lấp lánh cho lịch sử công nhân Đà Nẵng nói riêng và lịch sử thành phố Đà Nẵng, lịch sử dân tộc Việt Nam hiện đại nói chung.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Liên Anh (1963), Máu trắng máu đào, NXB Lao Động Mới, Sài Gòn.

2. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TPHCM (1993), Công nhân Sài Gòn - Chợ

Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, NXB Lao Động, TPHCM.

3. Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Kiến nghị của 31 đại diện các nghiệp đoàn thuộc hệ thống Lực lượng thợ thuyền Việt Nam nhóm họp ngày 8-11- 1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Phủ Tổng thống (PTT) Đệ nhất Cộng hòa, 16508 .

4. Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Thông cáo của Lực lượng thợ thuyền Việt Nam ngày 8-11-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16508.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM (1995), Lịch sử Đảng

bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM, Tập 1 (1930-1945), NXB TPHCM.

6. Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực (1964), Phiếu trình ngày 16-9-1964

gởi Trung tướng Chủ tịch về tổng đình công, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ

sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 194.

7. Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực (1964), Phiếu trình Trung tướng Chủ tịch về 6 nguyện vọng của công nhân taxi ngày 13-10-1964, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 200.

8. Ban Sử cận hiện đại, Viện Sử học (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công

nhân Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội.

9. Ban Thư ký Tổng Công đoàn (1962), Báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam tháng 2-1962, Ký hiệu N02, Lưu trữ tại Tổng Liên đoàn Việt Nam.

63

11. Báo cáo tình hình phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn từ hòa bình lập lại của Tư Nam, Tài liệu lưu trữ.

12. Báo Công Nhân, thứ 6 ngày 18-9-1964, số 96, Cùng đồng bào và anh chị em lao động tại Thủ Đô, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 193.

13. Báo Dân Chủ (1956), số 701 ngày 10-8-1956, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226.

14. Trường Chinh (1963), Tiến lên dưới lá cờ của Đảng, NXB Sự Thật, Hà Nội. 15. Chủ tịch nghiệp đoàn phu khuân vác thương cảng Nam Việt (1956), Đơn khiếu nại gởi Bộ trưởng Bộ Lao động, Chánh phủ Quốc gia Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16836.

16. Lê Cung (2006), “Cuộc đấu tranh của công nhân ngành thủy điện miền Nam

những năm đầu sau Hiệp định Genève (1954)”, Tạp chí LSQS, số 2/2006.

17. Lê Cung (2006), “Phong trào đấu tranh của công nhân Huế”, Tạp chí NCLS, số 2/2006.

18. Lê Cung (2008), Phong trào ĐTMN Việt Nam 1954-1960, Đề tài khoa học và công

nghệ cấp bộ, mã số: B2006 - ĐHH03-12, Trường Đại học Sư phạm Huế.

19. Lê Cung (2011), Phong trào ĐTMN Việt Nam 1961-1965, Đề tài khoa học và công

nghệ cấp bộ, mã số: B2010 - ĐHH03 - 59, Trường Đại học Sư phạm Huế.

20. Lê Cung (2012), “Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ở các ĐTMN Việt

Nam giai đoạn 1954-1959”, Tạp chí NCLS, số 4/2012.

21. Lê Duẩn (1968), Vai trò của giai cấp công nhân và nhiệm vụ công đoàn trong giai

đoạn trước mắt, NXB, Sự Thật, Hà Nội.

22. Lê Duẩn (1976), Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, NXB Sự Thật, Hà Nội.

64

24. Phan Đình Dũng (2001), Phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai trong

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), luận văn Thạc sĩ trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn TPHCM.

25. Nguyễn Thị Đảm (1996), Công nhân Long Thọ Huế dưới thời thuộc Pháp (1896-

1945), NXB Thuận Hóa, Huế.

26. Nguyễn Hữu Hợp - Phạm Quang Toàn (1987), Giai cấp công nhân Việt Nam thời

kỳ 1945-1954, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn

(1954-1975), luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

28. Đỗ Quang Hưng (2011), “Lịch sử giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt

Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI”, NXB Lao Động, Hà Nội.

29. Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp TPHCM, “Sự phát triển công nghiệp Sài Gòn -

Chợ Lớn 1954-1975”, số 1 la, Lưu trữ tại Đại học Tổng hợp TPHCM.

30. Lê Nguyên Khôi, Dương Phẩm (1965), Công nhân miền Nam đấu tranh chống Mỹ

- Diệm, NXB Phổ Thông, Hà Nội.

31. Huỳnh Lứa (1993), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam 1906-1990, NXB Trẻ.

32. Lịch sử phong trào công nhân lao động và công đoàn tỉnh Quảng Nam: 1929-2000

(2005), NXB Lao Động, Hà Nội.

33. Truyền thống Cảng Đà Nẵng (2011), NXB Đà Nẵng.

34. Nghiệp đoàn hỏa xa (1957), Thông cáo ngày 10-11-1957 của Nghiệp đoàn hỏa xa

gửi Tổng Liên đoàn và các nghiệp đoàn bạn, TTLTQG II, Tp HCM, ký hiệu Đệ I CH

16505. 5.

35. Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân lao động và hoạt động

65

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Báo cáo của Liên Khu ủy V về cuộc bãi công, bãi thị ở Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đòi hiệp thương tổng tuyển cử (ngày 1-9-1955).

Nguồn: Phòng nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, Kí hiệu tài liệu Y-III-45

68

Phụ lục 2: Báo Quyết Tiến số 2, ngày 01-10-1955

70

Phụ lục 3: Một số hình ảnh về đấu tranh công nhân ở Đà Nẵng 1955-1975.

Nguồn: Phòng nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng.

Đồng bào Phật giáo Đà Nẵng xuống đường đấu tranh chống CQNĐD năm 1963

71

Nhân dân Đà Nẵng xuống đường đấu tranh năm 1963

72

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 64 - 77)