Hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 60 - 62)

6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

3.2.2. Hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt

Trong điều kiện các ĐTMN đang bị Mỹ và CQSG kiểm soát gắt gao, so sánh lực lượng ở các đô thị, giữa Mỹ cùng với CQSG và lực lượng cách mạng, rõ ràng là bất lợi cho các cuộc đấu tranh của công nhân. ĐTMN là địa bàn mà Mỹ và CQSG có thể cơ động lực lượng để trấn áp phong trào đấu tranh của công nhân bất cứ lúc nào. Trong lúc đó, công nhân ở Đà Nẵng không có một tấc sắt trong tay thì việc phong trào công nhân ở Đà Nẵng áp dụng đa dạng về hình thức và biện pháp đấu tranh là điều dễ hiểu. Thật vậy, trong phong trào công nhân ở Đà Nẵng (1955-1975) đã xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, có thể kể như:

Trong giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, bất chấp sự đàn áp khống chế của Mỹ - ngụy, công nhân cảng Đà Nẵng cùng công nhân lao động thành phố đã liên tiếp tổ chức đấu tranh. Phong trào này diễn ra khá liên tục với khí thế mạnh mẽ cùng những hình thức linh hoạt, sáng tạo từ đấu tranh bằng đình công, bãi công đến biểu tình tuần hành, đưa yêu sách. Trong đấu tranh, công nhân đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế với đấu tranh chính trị, tấn công vào bọn tay sai ở các nhà máy, xí nghiệp và bọn ác ôn ở các khu phố, xóm, phường. Nổi bật nhất trong giai đoạn 1961 - 1965 là phong trào đấu tranh lật đổ chế độ

56

độc tài Diệm - Nhu và sự kiện đấu tranh “9 ngày đêm làm chủ thành phố”. Công nhân Cảng Đà Nẵng cùng công nhân lao động đã liên kết chặt chẽ với nhân dân, đặc biệt là lực lượng thanh niên học sinh tạo thành sức mạnh dẫn đến thắng lợi của phong trào. Dưới sự lèo lái, chỉ đạo của các cơ sở Đảng, các cơ sở cách mạng, công nhân đã tích cực vận động binh lính ngụy tham gia ở từng lúc từng nơi [64; tr. 90].

Mỗi loại hình đấu tranh lại gồm nhiều dạng khác nhau, như biểu tình cũng được tiến hành từng bước từ thấp đến cao, từ chỗ biểu tình của công nhân một nhà máy, một xí nghiệp đến chỗ có sự tham gia của nhiều nhà máy, xí nghiệp khác nhau và cả các tầng lớp nhân dân. Những cuộc hội họp, thương lượng, ký kết là để xác định vị thế của công nhân ở Đà Nẵng cũng như các ĐTMN với CQSG, với chủ tư bản, là cơ sở pháp lý để công nhân ở các ĐTMN buộc CQSG và giới tư bản phải thực thi những điều đã cam kết, nếu ngược lại là lý do dẫn đến các cuộc đấu tranh.

Bãi công là hình thức đấu tranh đặc thù của công nhân. Nó phản ánh sự trưởng thành về ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần chiến đấu của công nhân. Khi bãi công, công nhân ở Đà Nẵng cũng sử dụng nhiều hình thức bãi công ngày càng mới lạ. Thông thường bãi công tức là công nhân bỏ xưởng không chịu đi làm. Nhưng có nhiều cuộc bãi công, công nhân còn dùng hình thức kết hợp với biểu tình thị uy để đấu tranh đòi thỏa mãn yêu sách.

Về phương pháp đấu tranh, phong trào công nhân ở Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975 thể hiện tính chiến đấu và tính năng động sáng tạo khá cao trong việc lợi dụng thế công khai hợp pháp cũng như đấu tranh bán hợp pháp và bất hợp pháp.

Về lợi dụng thế công khai hợp pháp, mặc dầu Mỹ và CQSG cố nắm các tổ chức nghiệp đoàn ở miền Nam như Tổng Liên đoàn Lao công để khống chế, kìm kẹp công nhân nhưng khi gia nhập vào Tổng Liên đoàn Lao công, phần đông công nhân ở Đà Nẵng đã hiểu được bản chất của tổ chức này. Trong nhiều cuộc đấu tranh, họ đã vạch trần bộ mặt của những kẻ đội lốt, mang danh bảo vệ quyền lợi công nhân nhưng sau lưng tìm mọi cách đàn áp.

Việc vận dụng công khai hợp pháp trong đấu tranh chống Mỹ và CQSG không chỉ với khẩu hiệu dân sinh mà cả với khẩu hiệu dân chủ.

57

Về kết hợp phương pháp đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, trong những năm 1955-1975, việc đưa những đoàn viên ưu tú, có tinh thần cách mạng luồn vào các tổ chức Tổng Liên đoàn Lao công, Tổng Liên đoàn Lao động và các tổ chức nghiệp đoàn công khai đã tạo thuận lợi cho việc vận động công nhân một cách có hiệu quả.

Trong các thời kỳ này ngoài việc ra báo bí mật của tổ chức công đoàn, cách mạng còn ra sức lợi dụng những báo chí công khai để đưa tin tức, bài vở có nội dung giáo dục vận động công nhân.

Sự phong phú và đa dạng về các hình thức và phương pháp đấu tranh đã tạo điều kiện cho công nhân Đà Nẵng và các tầng lớp nhân dân tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mình mà tham gia phong trào. Mặt khác, chính sự đan xen giữa các hình thức đấu tranh đó đã tạo cho phong trào có thêm sức mạnh để đương đầu với Mỹ và CQSG.

3.2.3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân ở Đà Nẵng với công nhân các ngành ở các tỉnh khác

Một phần của tài liệu Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)