8. Cấu trúc đề tài
1.2.3. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành Tâm lý học
1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của sinh viên là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức. Tự ý thức có liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên, đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên. Những
sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ, cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới tự hoàn thiện bản thân mình. Ngược lại, những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá mình không phù hợp dẫn đến việc tự hoàn thiện mình đạt mức thấp. Thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên là năng lực tự đánh giá, thể hiện ở thái độ đối với bản thân. Tự đánh giá hình thành nên lòng tự trọng, tự tin, tính tích cực trong nhân cách sinh viên và nó được thực hiện trong đời sống với toàn bộ cấu trúc của mối liên hệ nhân cách.
Tuổi sinh viên là tuổi phát triển nhất về các loại tình cảm cấp cao: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ… và được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong đời sống cũng như mọi hoạt động của sinh viên. Tình cảm cấp cao ở sinh viên đã có chiều sâu và mang một chất lượng mới hơn hẳn so với học sinh phổ thông. Tình bạn cùng giới và khác giới ở tuổi sinh viên đặc biệt phát triển. Tình bạn giúp sinh viên gắn kết với nhau trong học tập, vui chơi, giải trí và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống. Do vậy mà tình bạn đã làm phong phú tâm hồn và nhân cách sinh viên rất nhiều. Bên cạnh đó, tình yêu nam nữ là lĩnh vực rất đặc trưng cho thấy sinh viên là những người trưởng thành về mọi mặt, phong phú trong đời sống cũng như mọi hoạt động của sinh viên. Tình cảm cấp cao ở sinh viên đã có chiều sâu và mang một chất lượng mới hơn hẳn so với học sinh phổ thông. Tình bạn cùng giới và khác giới ở tuổi sinh viên đặc biệt phát triển. Tình bạn giúp sinh viên gắn kết với nhau trong học tập, vui chơi, giải trí và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống. Do vậy mà tình bạn đã làm phong phú tâm hồn và nhân cách sinh viên rất nhiều. Bên cạnh đó, tình yêu nam nữ là lĩnh vực rất đặc trưng cho thấy sinh viên là những người trưởng thành về mọi mặt.
1.2.3.2. Sinh viên ngành Tâm lý học
Ngoài các đặc trưng chung của lứa tuổi sinh viên như ở trên, sinh viên ngành TLH có đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:
Để hoạt động tốt trong lĩnh vực trợ giúp tâm lý con người, SVTL phải có sức khỏe về tâm lý và sức khỏe về cơ thể để trở thành một con người cân bằng, khỏe mạnh về tâm trí đạo đức và xã hội. Họ có một cơ thể khỏe manh, một thể trạng tốt và chịu đựng được sự mệt nhọc. Họ phải là người có nhân cách chín chắn, tự chủ trước các cảm xúc, làm người biết chấp nhận những trách nhiệm, biết đương đầu với sự không may, sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình và biết giữ gìn sự tươi tỉnh khiến họ vô tư. Họ yêu mến bản thân, luôn cảm thấy dễ chịu khi đối mặt với những người khác, họ cảm nhận được sự thừa nhận của người khác đối với mình và trân trọng, biết ơn những gì bản thân đã và đang có.
Sinh viên theo học ngành Tâm lý phải đáp ứng được những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp căn bản như: giữ bí mật, thân chủ trọng tâm, chấp nhận thân chủ, tôn trọng những khác biệt của thân chủ, tin tưởng vào khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ, không gắn mình vào mối quan hệ cá nhân với thân chủ và bảo vệ phúc lợi của thân chủ Bên cạnh đó, SVTL cần trau dồi và vững vàng các kĩ năng tham vấn tâm lý như: Kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng phản hồi, kĩ năng diễn giải, kĩ năng xử lí sự im lặng, kĩ năng thông đạt, kĩ năng cung cấp thông tin và kĩ năng đương đầu với bản thân.
Với những đặc trưng tâm lý, các kĩ năng và những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nêu trên. Có thể thấy, để học tập và làm việc tốt chuyên ngành tâm lý học thì đòi hỏi SVTL phải có sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, biết trân trọng, biết ơn với những thứ mình đã và đang có. Bởi vì : “Khi ta không cảm nhận được nội tâm của chính mình
thì cũng sẽ không hiểu được người khác.” [2]
1.2.3.3. Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành Tâm lý học
Dựa trên cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc và đặc điểm tâm lý của SVTL, đề tài tiếp cận đánh giá cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên các mặt sau:
Mặt thứ nhất: Mặt hạnh phúc cảm xúc. Mặt thức hai: Mặt hạnh phúc xã hội Mặt thứ ba: Mặt hạnh phúc tâm lý
Trong đó, mặt thứ nhất và mặt thức hai đều thuộc về phương diện đánh giá mặt nhận thức và mặt thứ ba thuộc phương diện đánh giá mặt cảm xúc.
1.2.3.4. Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành Tâm lý học
Dựa trên biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và đặc điểm tâm lý của SVTL, đề tài xác định biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của SVTL dựa trên cấu trúc 3 yếu tố hạnh phúc của Keyes như sau:
Bảng 1.2. Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Các mặt của cảm nhận hạnh phúc
Yếu tố Biểu hiện
Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên về mặt cảm xúc
Mức độ hài lòng với cuộc sống của cá nhân thường xuyên trải qua những cảm xúc tích cực và hiếm khi cảm thấy những cảm xúc tiêu cực
Thường xuyên trải qua những cảm xúc tích cực và hiếm khi cảm thấy những cảm xúc tiêu cực
Cảm nhận hạnh phúc của SVTL về mặt xã hội.
Gắn kết xã hội : Có khả năng tạo ra ý nghĩa của
Cảm thấy bản thân đã đóng góp một diều gì đó quan trọng cho xã hội
những gì đang diễn ra trong xã hội Chấp nhận xã hội: Thái độ tích cực hướng đến người khác trong sự nhận biết những khó khan của họ Cảm thấy gắn bó với cộng đồng mình đang sinh sống
Tiềm năng xã hội: Niềm tin rằng cộng đồng có những tiềm năng và có thể phát triển tích cực
Cảm thấy xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người
Đóng góp xã hội: Cảm xúc rằng những hoạt động của chính mình đóng góp đến và có giá trị đối với xã hội
Cảm thấy con người về cơ bản là tốt
Hòa hợp xã hội: Cảm nhận về sự thuộc về một cộng đồng
Cảm thấy cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với cá nhân họ.
Cảm nhận hạnh phúc của SVTL về mặt tâm lý
Tự chấp nhận: Được hiểu lả thái độ của cá nhân đối với sự tự thừa nhận, chấp nhận các khía cạnh của bản thân, các phẩm chất nhân cách với cuộc sống hiện tại cũng như những gì xảy ra trong quá khứ
Cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của họ
Quan hệ tích cực với người khác: Cá nhân có mối quan hệ ấm áp, tin tưởng với những người xung quanh và có khả năng duy trì các mối quan hệ
Cảm thấy có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác.
Làm chủ môi trường: Khả năng tự chủ, kiểm soát môi trường xung quanh, tự quyết định môi trường phù hợp cho giá trị của bản
Cảm thấy đã vượt qua thử thách để phát triển và trở thành người tốt hơn
thân, nắm bắt được các cơ hội một cách hiệu quả. Mục đích trong cuộc sống: Có định hướng, có mục tiêu cho cuộc sống, cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống.
Cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng
Phát triển cá nhân: Nhân ra khả năng của bản thân, sẵn sàng học tập để thay đổi để phát triển thành người tốt hơn
Cảm thấy cuộc sống có định hướng và có ý nghĩa.
1.2.3.5.Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành Tâm lý
học
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, đề tài không đưa toàn bộ các yếu tố vào để nghiên cứu. Sau khi điều tra thử và có những trao đổi với các bạn SVTL, đề tào đã lựa chọn một số yếu tố phù hợp với đối tượng khách thể này. Tìm hiểu thực trạng mức độ cảm nhận hạnh phúc và mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc với các yếu tố khác, phân tích mối quan hệ giữa chúng sẽ góp phần làm rõ bức tranh về thực trạng này, đồng thời cho chúng ta biết trong các yếu tố thì yếu tố nào có mối tương quan mạnh nhất đến cảm nhận hạnh phúc ở SVTL.
Nhóm 1: Nhóm yếu tố thể chất:
• Ảnh hưởng của giấc ngủ đến cảm nhận hạnh phúc
Nghiên cứu giá trị của một giấc ngủ ngon được tiến hành bằng cách theo dõi ảnh hưởng của việc ngủ tròn giấc (hay thiếu ngủ) vào ngày hôm sau. Những người cáu giận trước lúc ngủ nhưng sau đó có một giấc ngủ sâu sẽ có tâm trạng trên mức trung bình vào suốt ngày hôm sau. Ngược lại, những người vui vẻ vào cuối ngày hôm trước nhưng không ngủ đủ giấc, tâm trạng sẽ rơi xuống mức trung bình và trở nên dễ kích động hơn vào ngày hôm sau [32].
• Ảnh hưởng của luyện tập thể dục đến cảm nhận hạnh phúc
Theo nghiên cứu, những người tập thể dục ít nhất hai ngày mỗi tuần thấy hào hứng và ít bị căng thẳng hơn. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm theo dõi nhóm đạp xe với cường độ vừa phải và một nhóm nhóm không tập thể dục. Kết quả cho thấy sau 20 phút đạp xe tinh thần của nhóm đạp xe đã thay đổi tích cực sau 2, 4, 8 và 12 tiếng so với nhóm không đạp xe. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc tập thể dục làm giảm sự mệt mỏi hiệu quả hơn so với dung thuốc bồi bổ sức khỏe [32]
• Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến cảm nhận hạnh phúc
Theo nghiên cứu của Felice N Jacka, thay đổi chế độ an uống lành mạnh có ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Nghiên cứu gồm 67 đối tượng bị trầm cảm, một số người đang điều trị tâm lý, một số người đang dùng thuốc chống trầm cảm và một số người làm cả hai. Một nửa số người tham gia được tư vấn về dinh dưỡng, nửa còn lại được hỗ trợ hoạt động xã hội. Sau 12 tuần, nhóm thay đổi chế độ ăn uống cảm thấy hạnh phúc hơn đáng kể so với nhóm nhận được sự hỗ trợ [9].
Nhóm 2 : Nhóm yếu tố tinh thần
• Mức độ hài lòng với cuộc sống:
Cảm giác hài lòng với cuộc sống nói chung là cảm giác tổng hợp hài lòng chung nhất mà con người có được về cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, con người còn có thể có cảm giác hài lòng với những mặt cụ thể nhất định. Trong các đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước các mặt khác cụ thể thường được đưa ra đánh giá đó là: công việc, sức khỏe, điều kiện sống của gia đình, quan hệ gia đình, khả năng năng lực của bản thân và địa vị xã hội của bản thân [9] Đây là những mặt quan trọng với con người nói chung trong xã hội hiện nay. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này với đối tượng nghiên cứu là SVTL, ngoài những khía cạnh chung như sức khỏe, điều kiện sống, các mối quan hệ cá nhân thí tôi lựa chọn các lĩnh vực gắn liền với SVTL hơn đó là: gắn kết với cộng đồng, cảm giác an toàn, đời sống tâm linh và những gì đã đạt được trong cuộc sống. Sau khi kiểm tra mức độ hài lòng của SVTL với cuộc sống nói chung và các lĩnh vực khác nhau, đề tài tiến hành phân tích mối tương quan giữa mức độ hài lòng với cảm nhận hạnh phúc chủ quan của SVTL.
• Lòng biết ơn.:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lòng biết ơn, nhưng có thể hiểu đơn giản lòng biết ơn là hiểu và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình và bày tỏ lòng biết ơn với họ. Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà con người biết ơn như: thiên nhiên, người đã giúp đỡ mính, người đã sinh thành ra mình, …
Trong nghiên cứu này, đề tài giả định rằng SVTL có lòng biết ơn cao thì cũng có mức cảm nhận hạnh phúc cao hơn. Để kiểm định giả thuyết này, đề tài tiến hành xác định các mệnh đề thể hiện lòng biết ơn và xem xét mối quan hệ giữa chúng với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Tiểu kết chương 1
Trên thế giới, nghiên cứu về hạnh phúc đã trở thành một ngành khoa học với tên gọi Tâm lý học tích cực. Ở Việt Nam, nghiên cứu về hạnh phúc đã bắt đầu được các tác giả quan tâm đến trong những năm gần đây.
Hạnh phúc là cuộc sống tốt đẹp được tạo bởi sự hài lòng về mọi lĩnh vực của một cá nhân.
Cảm nhận hạnh phúc là sự đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân về sự hài lòng trong cuộc sống thông qua các mặt khác nhau (cảm xúc, nhận thức). Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc dựa trên ba mặt cảm xúc, xã hội và tâm lý. Trong đó, 3 mặt trên được phân loại theo hai khía cạnh: (1) Khía cạnh cảm xúc: Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc; (2) Khía cạnh nhận thức: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý.
Cảm nhận hạnh phúc của SVTL là đánh giá chủ quan của SVTL về sự hài lòng cuộc sống của mình trên 2 khía cạnh cảm xúc và nhận thức (tâm lý, xã hội).
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG