Mức độ tương quan của các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc đề tài

3.1.5 Mức độ tương quan của các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh

ngành Tâm lý học

Các mặt cảm nhận hạnh phúc có mối tương quan chặt chẽ với nhau và cũng tương quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc nói chung của SVTL hay không. Bảng 3.1.5 dưới đây sẽ thể hiện điều đó:

Bảng 3.5. Mức độ tương quan của các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên tâm lý Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc Cảm xúc Xã hội Tâm lý r Cảm xúc 1 0.541** 0.693** Xã hội 0.514** 1 0.729** Tâm lý 0.693** 0.729** 1 CNHP chung 0.800** 0.881** 0.940**

** tương quan với mức ý nghĩa p<0.05;

Bảng 3.5. chỉ ra cảm nhận hạnh phúc chung và các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của SVTL có sự tương quan thuận với nhau. Bên cạnh đó, giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên cũng có mối tương quan thuận. Điều này có nghĩa là khi mức độ một mặt của cảm nhận hạnh phúc tăng thì nó có khả năng đóng góp cho mức độ tăng các mặt còn lại của cảm nhận hạnh phúc cũng như cảm nhận hạnh phúc chung. Tương quan giữa chúng được cụ thể như sau:

Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc chung và hạnh phúc về mặt xã hội (r=0.881) chứng minh chúng có tương quan thuận ở mức cao, rất đáng tin cậy.

Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc có tương quan thuận ở mức cao, rất đáng tin cậy (r=0.800).

Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về mặt về mặt tâm lý (r=0.940) là tương quan thuận ở mức độ cao. Trong các mối tương quan, giữa cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý và cảm nhận hạnh phúc chung có mối tương quan cao nhất (r=0.940)

Mối tương quan thuận ở mức độ đáng kể là tương quan giữa “cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý” và “cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội” (r=0.729), điều này cho thấy sinh viên có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác, cảm thấy

cuộc sống của mình có định hướng và có ý nghĩa với mình thì các bạn cũng cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng cao hơn, đánh giá mọi người trong xã hội đang tiến triển tốt hơn. Đó chính là xu hướng của cuộc sống và hình thành nên môi trường thỏa mãn những nhu cầu và mức độ khẳng định bản thân của SVTL. SVTL hòa đồng khi họ thấy xã hội đầy ý nghĩa và thấy mình được thuộc về nó và được cộng đồng chấp nhận mình. Khi mà họ chấp nhận các thành phần trong xã hội và khi họ thấy chính mình đang đóng góp cho xã hội.

Tiếp đến, giữa mặt cảm xúc và mặt tâm lý (r = 0.693) cũng có mối tương quan tương ở mức độ trung bình. Như vậy, khi SVTL thấy yêu thích các phẩm chất cá nhân của mình, tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng, có các mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người xung quanh thì cũng góp phần tăng cảm xúc yêu thích, sự hài lòng với cuộc sống.

Bên cạnh đó, hai mặt của cảm nhận hạnh phúc là mặt xã hội và mặt cảm xúc cũng có mối tương quan tương trung bình (r = 0.541), như vậy khi SVTL cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, thấy mình thuộc về cộng đồng đó và cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với họ thì cũng làm tăng cảm giác yêu thích, hài lòng với cuộc sống của mình hơn.

Tóm lại, các mặt cảm nhận hạnh phúc cho thấy chúng có mối tương quan chặt chẽ với nhau và cũng tương quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc nói chung của SVTL, điều này cho thấy sự tăng hay giảm của một mặt cảm nhận hạnh phúc thì có thể tác động đến các mặt khác và làm thay đổi mức cảm nhận hạnh phúc nói chung.

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)