8. Cấu trúc đề tài
3.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố tinh thần đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
ngành Tâm lý học.
3.2.2.1 Yếu tố mức độ hài lòng với cuộc sống
Dưới đây là kết quả phân tích dữ liệu về mức độ hài lòng với cuộc sống của sinh viên Tâm lý:
Bảng 3.10. Mức độ hài lòng với cuộc sống của sinh viên Tâm lý học
STT Mệnh đề ĐTB ĐLC
1 Mức sống của bạn 3,36 1,021
2 Sức khỏe của bạn 3,15 1,080
3 Những gì bạn đạt được trong cuộc sống 3,10 0,911 4 Các mối quan hệ cá nhân của bạn 3,85 1,43 5 Việc bạn cảm thấy an toàn thế nào 3,48 0,952 6 Cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng 3,39 1,032 7 Sự an toàn trong tương lai của bạn 3,01 0,922 8 Đời sống tâm linh hay tôn giáo của bạn 3,34 1,191 9 Với cuộc sống nói chung của bạn 3,56 0,933 Mức độ hài lòng 3,35 1,042
Kết quả bảng 3.10 cho thấy, nhìn chung SVTL khá hài lòng với cuộc sống nói chung và các mặt khác nhau của mình. Cụ thể, SVTL cảm thấy hài lòng cao nhất với “các mối quan hệ cá nhân “(ĐTB=3,85), tiếp theo là “hài lòng với cuộc sống nói chung” (ĐTB=3,56), thứ ba là “Việc bạn cảm thấy an toàn như thế nào” (ĐTB=3,48) và cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng (ĐTB=3,39).
Điều này cho thấy ở trong một môi trường xã hội an toàn chính là điều kiện để sinh viên thiết lập các mối quan hệ cá nhân và cảm thấy mình là một thành viên trong đó. Tuy nhiên, đáng lưu ý là mặt “Sự an toàn trong tương lai của bạn” có ĐTB thấp nhất chỉ 3,01 và thấp thứ 2 là “Những gì bạn đạt được trong cuộc sống”. Điều này cho thấy, tình tới thời điểm hiện nay những gì mà SVTL đã đạt được trong cuộc sống chưa được như những mục tiêu mà các bạn đặt ra. Khi liên hệ với cuộc sống thực tế của các bạn SVTL, tôi nhận thấy rằng, đa số các bạn đều đặt cho mình những mục tiêu để phấn đấu vào năm đầu tiên như: đạt học bổng, có đề tài nghiên cứu khoa học, trở thành bí thư đoàn trường, ….Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng đủ kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu mình đã đề ra. Và vấn đề về nghề nghiệp, SVTL vẫn chưa lựa chọn được con đường đi theo mảng tâm lý nào trong tương lai. Chính vì thế mặt này SVTL có mức hài lòng thấp là điều khá dễ hiểu.
Tóm lại, SVTL khá hài lòng với cuộc sống nói chung và các mặt khác nhau của mình. Bên cạnh đó ở tám lĩnh vực mà đề tài đo sự hài lòng nhất với cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng, cảm giác an toàn, các mối quan hệ cá nhân và các mặt như mức sống, những gì sinh viên đạt được trong cuộc sống và sự an toàn trong tương lai mức hài lòng thấp nhất. Kết quả này một lần nữa khẳng định kết quả nghiên cứu của Headey, Holmstrom và Wearing (1984) [9] cho thấy đa phần mọi người cho biết mức độ hài lòng cao ở một vài bình diện thì cũng giảm mức độ hài lòng ở những bình diện khác.
Sự hài lòng cuộc sống nói chung và hài lòng về các mặt khác nhau của cuộc sống là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Nó cũng nằm ở một trong ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc.
Bảng 3.11. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống.
Mức hài lòng chung Mức hài lòng các mặt
Cảm xúc r 0,497** 0,516** p 0,000 0,000 Xã hội r 0,442** 0,437** p 0,000 0,000 Tâm lý r 0,497** 0,409** p 0,000 0,000 CNHP chung r 0,553** 0,525**
p 0,000 0,000 Mức hài lòng chung r 1,000 0,540**
p 0,000 0,000
Ghi chú: * tương quan với mức ý nghĩa p<0.05; **tương quan với mức ý nghĩa p<0.05
Phân tích bảng số liệu, đề tài nhận thấy cảm nhận hạnh phúc của SVTL có mối tương quan khá chặt chẽ với mức hài lòng chung và hài lòng với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (r>0 cho biết chiều của các mối tương quan này là tỷ lệ thuận). Cụ thể, các mối tương quan chặt bao gồm: mức hài lòng các mặt và mức cảm nhận hạnh phúc tổng (r=0,553), giữa mức hài lòng chung và hài lòng các mặt (r=0,540) và mức hài lòng chung và mức cảm nhận hạnh phúc tổng thể (r= 0,525). Tiếp đến lần lượt là với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của SVTL cũng có mối tương quan ở mức khá chặt.
Tóm lại, kết quả này phản ánh mối quan hệ nhân quả giữa hài lòng trong từng mặt và mức hài lòng chung trong cuộc sống. Tương tự, cảm nhận hạnh phúc cũng có mối tương tác qua lại theo chiều thuận với chúng. Kết quả này của tôi một lần nữa khẳng định kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước: sự hài lòng cuộc sống là một thành phần quan trọng của cảm nhận hạnh phúc. Và cũng hoàn toàn đúng với kết luận của Diener khi nghiên cứu về cấu trúc nhận thức của hạnh phúc chủ quan: các mặt khác nhau có ảnh hưởng hưởng đối với mối quan hệ giữa mức hài lòng cuộc sống và hài lòng các mặt, đánh giá khách quan các mặt sẽ đánh giá trực tiếp hay gián tiếp đối với mức hài lòng cuộc sống [22] Và mức hài lòng với cuộc sống cũng có mối tương quan theo tỉ lệ thuận với mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Cụ thể là mức hài lòng cuộc sống cao thì cũng làm tăng mức cảm nhận hạnh phúc và ngược lại SVTL có mức cảm nhận hạnh phúc cao thì cũng làm tăng mức hài lòng cuộc sống hơn.
3.2.2.2 Yếu tố lòng biết ơn của sinh viên ngành Tâm lý học
Trong nghiên cứu này, đề tài giả định rằng SVTL có lòng biết ơn cao thì cũng có mức cảm nhận hạnh phúc cao hơn. Để kiểm định giả thuyết nà, đề tài tiến hành xác định các mệnh đề thể hiện lòng biết ơn và xem xét mối quan hệ giữa chúng với cảm nhận hạnh phúc của SVTL.
Bảng 3.12. Mức độ lòng biết ơn của sinh viên Tâm lý học
STT Mệnh đề ĐTB ĐLC
1 Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà tôi thấy biết ơn 4,03 0,991
2 Khi nhìn ra thế giới xung quanh, tôi thấy không có nhiều
điều để biết ơn 2,21 1,070 3 Tôi cảm thấy biết ơn với rất nhiều loại người khác nhau 3,79 0,912
4
Càng lớn lên, tôi càng thấy mình trân trọng hơn những người, những sự kiện và các tình huống mà tôi đã gặp hay
trải qua
3,89 1,051
5 Lâu lắm tôi mới thấy biết ơn ai đó hoặc điều gì đó 2,7 1,140
6 Tôi không thể có đươc như ngày hôm nay nếu như không
nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người 4,02 1,501 7 Cuộc sống đã đối xử rất tốt với tôi 3,4 0,932
8 Mọi thứ dường như không bao giờ là đủ và có vẻ như tôi
không bao giờ nhận được phần của mình 2,6 1,001
9
Tôi nghĩ rằng: Mặc dù việc cảm thấy hạnh phúc với thành quả của bản thân là quan trọng, nhưng việc ghi nhớ sự đóng
góp của những người khác đối với thành công mình cũng quan trọng không kém
3,8 0,863
10 Với những gì tôi đã trải qua, tôi cảm thấy dường như cuộc
sống còn nợ tôi điều gì đó. 2,5 1,091
11 Tôi nghĩ việc trân trọng từng ngày trong cuộc sống là rất
quan trọng 4,1 0,840
Lòng biết ơn 3.36 1,031
Qua bảng 3.2.2.2a có thể thấy, SVTL có lòng biết ơn khá cao. Cụ thể biết ơn cao nhất với “Tôi nghĩ việc trân trọng từng ngày trong cuộc sống là rất quan trọng” (ĐTB=4,1). Xếp thứ hai là mệnh đề “Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà tôi thấy biết ơn” (ĐTB=4,03) và mệnh đề cao thứ 3 là “Tôi không thể có đươc như ngày hôm nay nếu như không nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người”(ĐTB=4,02)
Nhìn chung, SVTL biết trân trọng cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh nói riêng và con người nói chung.
Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chứng minh rằng lòng biết ơn sẽ tạo ra hành động ủng hộ xã hội, nó có tác dụng như là một động lực tinh thần cho cá nhân. Bên cạnh đó, lòng biết ơn cũng giúp chúng ta xây dựng lòng tin trong các mối quan hệ xã hội, giúp con người cảm thấy hạnh phúc hơn. Khi thực hiện một hành động thể hiện lòng biết ơn sâu sắc con người ngay lập tức tăng 10% hạnh phúc và giảm 35% triệu chứng trầm cảm.[15]. Khi xem xét mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và lòng biết ơn, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.13. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn
Lòng biết ơn cuộc sống và
con người
Hệ số Cảm xúc Xã hội Tâm lý CNHP chung
r 0,292** 0,237** 0,308** 0,326**
p 0,000 0,000 0,000 0,000
Ghi chú: *p<0.05; **p<0.05
Nhìn tổng quát bảng số liệu cho thấy, lòng biết ơn có mối tương quan theo chiều thuận với cả ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc chung của SVTL Mối tương quan là khá chặt với tất cả các mặt (r từ 0,237 đến 0,326). Như vậy, khi SVTL thể hiện lòng biết ơn với cuộc sống, với con người nói chung và với những ai đã giúp đỡ mình nói riêng thì mức độ cảm nhận hạnh phúc của họ cũng tăng lên. Trong ba mặt xã hội, cảm xúc, tâm lý thì lòng biết ơn có mối liên hệ chặt hơn với mặt tâm lý. Kết quả trên phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa lòng biết ơn và các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của SVTL: cụ thể là các bạn SVTL có mức độ biết ơn càng cao thì cảm nhận hạnh phúc càng tăng. Kết quả này của tôi cũng tương tự kết quả của Jeffrey J. Forh và cộng sự. Nghiên cứu về lòng biết ơn sớm ở thanh thiếu niên, kết quả cho thấy lòng biết ơn là một thành phần quan trọng trong có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hạnh phúc, sự lạc quan và hành vi ủng hộ xã hội. Lòng biết ơn cũng có liên quan với niềm tự hào, niềm hy vọng, cảm hứng, sự tha thứ, và vui mừng.
Kết quả này một lần nữa khẳng định lại giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Như vậy, nuôi dưỡng lòng biết ơn trong SVTL cũng chính là cách để nâng cao mức cảm nhận hạnh phúc của SVTL. Bản thân SVTL trải nghiệm càng nhiều cảm giác từ lòng biết ơn (đến từ người khác) hay hành động thể hiện lòng biết ơn thì mức cảm nhận hạnh phúc cũng tăng lên [21].
Tiểu kết chương 3
Trong chương này, đề tài đã tiến hành phân tích thực trạng mức độ cảm nhận hạnh phúc cũng như mối tương quan giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc của SVTL. Bên cạnh đó đề tài cũng phân tích các ảnh hưởng và mối tương quan giữa yếu tố thể chất, yếu tố tinh thần gồm sự hài lòng với cuộc sống-lòng biết ơn và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành Tâm lý.
Nhìn chung, đa số SVTL có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao và rất cao. Cụ thể: cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc có điểm trung bình cao nhất và cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của SVTL là thấp nhất.
Đối với SVTL yếu tố thể chất và yếu tố tinh thần đều quan trọng. Tuy nhiên yếu tố tinh thần quan trọng hơn. Cụ thể là sự hài lòng với cuộc sống và lòng biết ơn.
Các mặt cảm nhận hạnh phúc có mối tương quan chặt chẽ với nhau và cũng tương quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên. Bên cạnh đó, yếu tố thể chất và yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành Tâm lý học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1 Về mặt lý luận
Cảm nhận hạnh phúc là vấn đề đã được nghiên cứu từ sớm trong Tâm lý học. Trên thế giới, nghiên cứu về hạnh phúc đã trở thành một ngành khoa học với tên gọi Tâm lý học tích cực. Ở Việt Nam, nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc đã bắt đầu được các tác giả quan tâm đến trong những năm gần đây.
Cảm nhận hạnh phúc là “Sự đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân về sự hài lòng trong cuộc sống thông qua các mặt khác nhau (cảm xúc, nhận thức)”.
Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý là đánh giá chủ quan của sinh viên ngành tâm lý về sự hài lòng cuộc sống của mình trên các khía cạnh cảm xúc và nhận thức (tâm lý, xã hội).
Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc của SVTL thể hiện qua 3 mặt: Mặt hạnh phúc xã hội,mặt hạnh phúc tâm lý và mặt cảm xúc hạnh phúc. Trong đó, mặt thứ nhất và mặt thức hai đều thuộc về phương diện đánh giá mặt nhận thức và mặt thứ ba thuộc phương diện đánh giá mặt cảm xúc.
Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của của SVTL thể hiện qua 3 mặt: Mặt cảm xúc, mặt xã hội và tâm lý thông qua các yếu tố : Gắn kết xã hội, chấp nhận xã hội, tiềm năng xã hội, đóng góp xã hội, hòa hợp xã hội, tự chấp nhận, quan hệ tích cực với người khác, tự do cá nhân, làm chủ môi trường, mục đích trong cuộc sống và phát triển cá nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của SVTL gồm 2 nhóm yếu tố. Nhóm yếu tố thể chất gồm: giấc ngủ, chế độ ăn uống và tập thể dục. Nhóm yếu tố tinh thần gồm: Sự hài lòng với cuộc sống và lòng biết ơn.
1.2 Về mặt thực tiễn
Qua khảo sát và tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc và một số yếu tố ảnh hưởng của sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng, nghiên cứu kết luận như sau:
Mức độ cảm nhận hạnh phúc của SVTL đạt từ mức cao đến rất cao. SVTL có cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc là cao nhất và cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội là thấp nhất. Giả thuyết về mức độ cảm nhận hạnh phúc của SVTL đạt mức cao được kiểm chứng.
Có sự tương quan thuận giữa các mặt của cảm nhận hạnh phúc của SVTL với mức độ cảm nhận hạnh phúc chung ở mức rất cao (0,8<r<1). Giữa các mặt của cảm nhận hạnh phúc cũng có sự tương quan thuận ở mức trung bình với nhau. Giả thuyết đặt ra các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan với nhau và biểu hiện ở mức khác nhau được kiểm chứng.
SVTL giới tính nam có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn SVTL giới tính khác. Giả thuyết đặt ra có sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nam và nữ được kiểm chứng.
SVTL năm 1 (K20) có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với năm 2(K19),năm 3(K18), và năm 4 (K17). Giả thuyết đặt ra có sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc giữa SVTL năm 1, năm 2, năm 3 và SVTL năm 4 được kiểm chứng.
Theo sinh viên ngành Tâm lý trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng thì tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận hạnh phúc. Tuy nhiên, yếu tố tinh thần được sinh viên đánh giá có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc cao hơn yếu tố thể chất
2. Kiến nghị