Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc đề tài

3.1.3 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội

Những mối quan hệ xung quanh, môi trường chính là những nhân tố không thể thiếu trong vấn đề cảm nhận hạnh phúc. Bảng 3.1.3 dưới đây biểu thị cảm nhận hạnh phúc về mặ xã hội của SVTL:

Bảng 3.3. Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội

STT Mệnh đề ĐTB ĐLC

1 Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp điều gì đó quan trọng cho xã hội

3,07 1,331

2 Bạn cảm thấy rằng bạn đã gắn bó với cộng đồng ( Một xã hội hay làng quê, lối xóm)

3,46 1,382

3 Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người.

3,26 1,421

4 Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt 3,45 1,391 5 Bạn cảm thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý

nghĩa với bạn

3,35 1,360

Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội nói chung 3,31 1.371

Theo bảng 3.3, cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của SVTL đạt mức độ cao (ĐTB=3,31). Các mệnh đề có điểm trung bình dao động từ 3,05 đến 3,46. Trong đó, chỉ có mệnh đề “Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội” đạt mức độ cao (ĐTB = 3,07). Những mệnh đề còn lại đều đạt ở mức độ rất cao. Lần lượt theo thứ tự cao nhất là: “Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một nhóm xã hội, làng quê lối xóm)” (ĐTB = 3.46); “Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt”(ĐTB=3,45); “Bạn cảm thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn” (ĐTB=3,35) và cuối cùng là “Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người” (ĐTB=3,26).

Phỏng vấn sâu một số bạn SVTL chia sẻ như sau:

“Xã hội thì cũng có hai mặt chứ, cũng có mặt tốt cũng có mặt không tốt. Ví dụ như xã hội ngày càng phát triển đem lại nhiều sự tiện lợi hơn cho con người nhưng mà cũng có nhiều tệ nạn đáng sợ hơn. Lúc đầu mới lên học mình sống khép kín lắm. Đi học về mình chỉ ở trong phòng lướt web rồi gọi điện về tâm sự với mẹ thôi. Sau thì mình bắt

đầu có bạn, tụi mình cùng học cái gì không biết cũng có bạn giúp đỡ mình vui lên hẳn.”( L.T.K.A, nữ, SVTL năm2)

Đánh giá về sự sự đóng góp của mình cho xã hội được thể hiện rất rõ ở mệnh đề “bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội”, có 50% SVTL lựa chọn mỗi tuần 1,2-3 lần, tiếp theo là 24,4% SVTL lựa chọn mức 1,2 lần trong tháng, chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ là 12,2% SVTL lựa chọn mức không lần nào, còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ 4,9% sinh viên lựa chọn mức hàng ngày và có 8,5% gần như hàng ngày. Điều này cho thấy dù có cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, hay một nhóm xã hội nhưng sinh viên vẫn cảm thấy bản thân mình chưa đóng góp được điều gì quan trọng cho xã hội.

Phỏng vấn sâu một số sinh viên chia sẻ như sau:

“Theo mình thì là sinh viên chỉ cần học tập tốt, tham gia những hoạt động cũng là đóng góp một phần nhỏ cho xã hội rồi. Mình cũng tham gia các chương trình tình nguyện khi có thời gian như tiếp sức mùa thi. Khi tham gia mình cảm thấy rất vui vì đã làm được điều gì đó cho xã hội. Nhưng đôi khi mình cũng lười vì không phải công việc tình nguyện nào cũng đem lại ý nghĩa.”(P.N.A, nam, SVTL năm 3)

“Mình không thường xuyên tham gia các phong trào tình nguyện vì phần lớn là lười, mình thích ở nhà nghỉ ngơi nhiều hơn. Mình không thích tiếp xúc với nhiều người. Nếu xem sống tốt, không có tệ nạn xã hội là đóng góp thì mình cũng đang đóng góp cho xã hội.”(T.B.N, nữ, SVTL năm 4)

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)