Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc đề tài

3.1.2 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc

Cảm xúc có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân về cả phương diện sinh lý và tâm lý. Những cảm xúc dương tính như vui vẻ, lạc quan, yêu đời sẽ kích thích hoạt động của cơ tim làm cho hô hấp nhanh hơn, tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giúp con người năng động hơn, hoạt bát hơn, hạnh phúc hơn, giàu lòng vị tha, quan tâm và chân thành với nhau hơn. Trái lại các cảm xúc âm tính theo Goleman (2002) [9], những cảm xúc âm tính như lo âu kinh niên, buồn rầu, phiền muộn kéo dài, căng thẳng kéo dài, nghi ngờ hay thờ ơ thái quá, … đều khiến con người có nguy cơ mắc bệnh gấp hai lần, nhất là những bệnh về hen suyễn, viêm khớp, đau đầu, loét dạ dày và các bệnh về tim. Cảm xúc cũng là một trong ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của SVTL, theo đó hạnh

phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt các dấu hiệu biểu hiện trạng thái cảm xúc tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc được đo bằng các trạng thái cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng của cuộc sống nói chung. Bảng 3.1.2 dưới đây trình bày kết quả cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh viên, với các mệnh đề cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc

STT Mệnh đề ĐTB ĐLC

1 Bạn cảm thấy hạnh phúc 3,63 1.122

2 Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 3,79 1,261

3 Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 3,70 1,294

Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 3,70 1,226

Qua bảng 3.2 trên, có thể thấy cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của SVTL đạt mức rất cao (ĐTB=3,7). Các mệnh đề có điểm trung bình không chênh lệch nhau quá nhiều. Cao nhất là mệnh đề “bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống” (ĐTB=3,79). Tiếp theo là mệnh đề bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống (ĐTB=3,7) và cuối cùng là mệnh đề bạn cảm thấy hạnh phúc (ĐTB=3,63).

Cụ thể ở mệnh đề "bạn cảm thấy hạnh phúc” có một tỷ lệ lớn 56,1% sinh viên cảm thấy yêu thích cuộc sống ở mức "mỗi tuần 2-3 lần và gần như hằng ngày”,44,7% - khoảng “mỗi tuần 1lần và 1-2 lần trong tháng”, chỉ 1,2% - hằng ngày

Tương tự như vậy, ở mệnh đề “bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống” có 59,7% sinh viên cảm thấy hạnh phúc ở mức “mỗi tuần 2-3 lần và gần như hằng ngày”, 28% - “khoảng mỗi tuần 1 lần và 1-2 lần trong tháng”, còn lại 4,9% - “không lần nào”, 7,3% - “hằng ngày”.

Với mệnh đề “bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống”, có 59,5% sinh viên cảm thấy hài lòng ở mức “mỗi tuần 2-3 lần và gần như hằng ngày”,29,2 % - “khoảng mỗi tuần 1lần và 1-2 lần trong tháng”, 6,1% chỉ ở mức “không lần nào và hằng ngày”

Từ kết quả nghiên cứu thu được nhận thấy khoảng 55-60% các bạn sinh viên cảm thấy các cảm xúc này ở mức mỗi tuần 2-3 lần và gần như hằng ngày. Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên chỉ cảm thấy ở mức khoảng 1, 2 lần trong tháng và mỗi tuần một lần vẫn còn tương đối lớn từ 20% - 50%.

“Cuộc sống này ngắn ngủi lắm, nên phải tận hưởng từng giây phút được sống, được yêu thương và giúp đỡ tất cả mọi người”(C.Đ.L,nam, SVTL năm 2)

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Cuộc sống mỗi người đều có cái phiền não

riêng. Miễn sao ai cũng trân trọng những gì mình đang có và tốt hơn mỗi ngày là được”(N.T.T, nữ, SVTL năm 3)

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)