Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 35 - 38)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu thực tiễn nhằm chỉ ra thực trạng mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo học ngành tâm lý học tại trường ĐHSP-ĐHĐN.

2.2.3.1 Phương pháp trắc nghiệm

Đề tài sử dụng thang do cảm nhận hạnh phúc của C.L.Keyes:

Mô tả thang đo

Thang đo chính được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Mental Health Continuum - thang đánh giá hạnh phúc do Ryff và Keyes ở Đại học Emory xây dựng (Ryff và Keyes 1995). Kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí chuyên đề: Nghiên cứu Xã hội và Y tế 2002, số 43 (tháng 6).

Thang đo nguyên bản gồm 40 mệnh đề với 7 mệnh đề đo mức độ cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc, 18 mệnh đề cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý và 15 mệnh đề đo hạnh phúc về mặt xã hội (Keyes, 2002). Sau đó tác giả xây dựng thang đo dạng ngắn gọn với 14 mệnh đề được đánh giá phù hợp với mọi người trên 12 tuổi (Barakat & Donahoe, 2016).

Thang đo cảm nhận hạnh phúc bản rút gọn phiên bản Tiếng Anh (MHC-SF) có độ tin cậy tuyệt vời (> 0,80) (Lamers, Westerhof, Bohlmeijer, ten Klooster, & Keyes, 2011). Cấu trúc ba yếu tố của các dạng nguyên bản và rút gọn của MHC bao gồm tình cảm, tâm lý và xã hội đã được kiểm tra trong các mẫu đại diện quốc gia của người trưởng

thành Hoa Kỳ (Gallagher, Lopez, & Preacher, 2009), sinh viên đại học (Robitschek & Keyes, 2009). Ở châu Á, thang đo này được thích ứng ở Trung Quốc với hệ số tin cậy 0.80 (Guo và c.s., 2015). Ở Việt Nam, thang đo dạng ngắn gọn (Mental Health Continuum Short Form – MHC-SF) đã được tác giả Trương Thị Khánh Hà định chuẩn tại Việt Nam với tên gọi “thang đo hạnh phúc chủ quan” năm 2015 (Hoàng Thị Trang, 2015).

Đề tài này sử dụng thang đo này để tìm hiểu cảm nhận của khách thể nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trên 3 mặt: cảm xúc, xã hội và tâm lý cá nhân. Thang đo bao gồm 14 mệnh đề, được nhóm thành 3 phương diện: hạnh phúc xã hội, hạnh phúc cảm xúc và hạnh phúc tâm lý.

Xử lý số liệu

Mỗi mệnh đề của thang đo có 6 phương án trả lời: 0- Không lần nào; 1 – 1,2 lần trong tháng; 2 – Khoảng mỗi tuần 1 lần; 3 – Khoảng mỗi tuần 2,3 lần; 4 – Gần như hàng ngày; 5 – Hàng ngày. Cụ thể như sau:

Hạnh phúc cảm xúc: bao gồm các mệnh đề 1, 2, 3. Hạnh phúc xã hội: bao gồm các mệnh 4, 5, 6, 7, 8.

Hạnh phúc tâm lý: bao gồm các mệnh đề 9, 10, 11, 12, 13, 14.

Khách thể trả lời chỉ cần chọn phương án mà mình cảm thấy phù hợp nhất với bản thân trong 1 tháng qua với tần suất tương ứng với các mệnh đề được đưa ra trong khoảng từ 0 = “Không lần nào” đến 5 = “Hàng ngày”.

Bảng 2.4. Bảng hướng dẫn sử lý số liệu của thang đo cảm nhận hạnh phúc

Nhóm 1: Cảm nhận hạnh phúc ở mức cao

(flourishing)

Mệnh đề 1, 2, 3.

Ít nhất có một đáp án là tưởng và quan điểm riêng của bạn (mức 4) hoặc “hằng ngày” (mức 5) Mệnh đề 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14. Ít nhất có 6 đáp án là “gần như hằng ngày” (mức 4) hoặc “hằng ngày” (mức 5) Nhóm 2: Cảm nhận hạnh phúc ở mức thấp (languishing) Ít nhất có một đáp án là “không lần nào” (mức 0) hoặc “1,2 lần/tháng” (mức 1) Ít nhất có 6 đáp án là “không lần nào” (mức 0) hoặc “1,2 lần/tháng” (mức 1) Nhóm 3: Cảm nhận hạnh phúc ở mức bình thường

Cách đánh giá điểm trung bình cộng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Tâm lý học: Mức độ 1: mức độ cực kì thấp (0 < ĐTB < 0.83) Mức độ 2: mức độ rất thấp (0.83 ĐTB < 1.67). Mức độ 3: mức độ thấp (1.67 < ĐTB < 2.5). Mức độ 4: mức độ cao (2.5 < ĐTB < 3.33). Mức độ 5: mức độ rất cao (3.33 <ĐTB < 4.16). Mức độ 6: mức độ cực kì cao (4.16 < ĐTB < 5).

2.2.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích điều tra bằng bảng hỏi: thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với

các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đây là phương pháp chính của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Trong đó, kết cấu bảng hỏi được xây dựng theo cấu trúc như sau:

Phần 1: Phần thông tin của khách thể khảo sát: Phần này gồm các câu hỏi về thông tin

cơ bản của khách thể khảo sát: giới tính, lớp..

Phần 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của SVTL. Gồm 2 câu sau:

Câu 1 Yếu tố thể chất Item:1,2,3 Câu 2 Yếu tố tinh thần – Mức độ hài lòng với cuộc

sống

Item: 1,2,3,4,5,6,7,8,9

Yếu tố tinh thần – lòng biết ơn Iteam:1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11

Để xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc theo đánh giá của sinh viên. Đề tài xây dựng thang đo gồm 1 câu 3 mệnh đề yếu tố thể chất, 1 câu 9 mệnh đề yếu tố tinh thần là sự hài lòng với cuộc sống, 1 câu 11 mệnh đề là sự biết ơn.

1 câu 3 mệnh đề yếu tố thể chất có 5 phương án trả lời: 1 – Rất không ảnh hưởng; 2 – Khá không ảnh hưởng; 3 – Ảnh hưởng; 4 – Khá ảnh hưởng; 5 – Rất ảnh hưởng.

1 câu 9 mệnh đề yếu tố tinh thần sự hài lòng với cuộc sống có 5 phương án trả lời với mức độ hài lòng từ 1-5 ( 1- không hài lòng, 5-hoàn toàn hài lòng)

1 câu 11 mệnh đề yếu tố tinh thần sự biết ơn có 5 phương án trả lời : 1-hoàn toàn không đồng ý; 2-không đồng ý; 3-không có ý kiến; 4-đồng ý; 5-hoàn toàn đồng ý.

Khách thể trả lời chỉ cần chọn mức độ nào tương ứng với các mệnh đề được đưa ra và đề tài sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên.

2.2.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích của phương pháp này là bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ những nhận xét trong đề tài.

Đề tài đưa ra những câu hỏi mở là những câu hỏi tìm hiểu về cuộc sống của SVTL và đánh giá của họ. Bên cạnh đó, đề tài cũng trao đổi về một số trải nghiệm cụ thể của sinh viên để qua đó thấy rõ hơn biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

Lựa chọn ngẫu nhiên 8 SVTL của các khóa để phỏng vấn các thông tin liên quan đến đề tài. Mỗi sinh viên được phỏng vấn 1 lần với thời gian từ 20 – 30 phút.

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết, rõ ràng theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu. Trình tự nội dung phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị.

Một phần của tài liệu Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)