Chu trình của hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.4. Chu trình của hoạt động tự học

Tự học là một thách thức ngay cả đối với những học sinh thông minh và năng động nhất. Do đó, việc phân tích được các giai đoạn của chu trình tự học là một khâu cần thiết, qua đó học sinh có thể lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động tự học của bản thân. Chu trình của hoạt động tự học bao gồm 4 giai đoạn: (i) sẵn sàng học hỏi, (ii) đặt mục tiêu học tập, (iii) tham gia vào quá trình học tập, (iv) đánh giá việc học.

Giai đoạn 1. Đánh giá mức độ sẵn sàng học hỏi. Giai đoạn này liên quan đến việc học

sinh tự đánh giá tình hình hiện tại (bao gồm thói quen học tập, hồn cảnh gia đình, mạng lưới hỗ trợ học tập), đồng thời cũng liên quan đến việc đánh giá những kinh nghiệm tự học trong

17

quá khứ. Đây là cơ sở để tạo động lực trong tự học và thúc đẩy tính hiệu quả của hoạt động này. Các dấu hiệu của sự sẵn sàng cho việc tự học gồm có:

+ Tính tự chủ. + Tính kỷ luật. + Khả năng tổ chức.

+ Khả năng giao tiếp hiệu quả và có thể chấp nhận những phản hồi mang tính xây dựng. + Tham gia vào việc tự đánh giá và tự phản ánh.

Giai đoạn 2. Đặt mục tiêu học tập. Việc trao đổi các mục tiêu học tập giữa học sinh và

giáo viên đóng vai trị quan trọng. Mục tiêu học tập thường bao gồm: + Mục tiêu của nhiệm vụ học tập.

+ Cấu trúc và trình tự của nhiệm vụ học tập. + Thời gian dự kiến hoàn thành nhiệm vụ. + Tài liệu học tập cho từng nhiệm vụ. + Tiêu chí đánh giá cho từng nhiệm vụ.

+ Phản hồi và rút kinh nghiệm cho mỗi nhiệm vụ hoàn thành.

Giai đoạn 3. Thực hiện nhiệm vụ học tập theo những yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần theo dõi để đảm bảo mục tiêu và các mốc

thời gian hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Giai đoạn 4. Đánh giá hiệu quả tự học. Để thành công trong việc tự học, học sinh phải

có khả năng tự phản ánh và tự đánh giá việc hoàn thành mục tiêu học tập và sự tiến bộ của bản thân trong q trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Qua đó, học sinh rút ra các bài học kinh nghiệm, ghi nhận ưu điểm và nhược điểm để khắc phục trong những nhiệm vụ học tập tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)