ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 33)

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Năng lực tự học của học sinh THPT trong dạy học chủ đề “Sinh học cơ thể thực vật” – Sinh học 11.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Học sinh khối lớp 11 tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu nội dung “Sinh học cơ thể thực vật” trong chương trình Sinh học 11 THPT theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh.

- Xây dựng, tổ chức hoạt động tự học cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11, các tài liệu về phát triển năng lực tự học, bao gồm: SGK Sinh học 11, các sách lý luận và phương pháp giảng dạy Sinh học, các giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí, bài viết và các website làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp điều tra giáo dục

Sử dụng phiếu điều tra giáo viên, quan sát sư phạm, dự giờ giảng để đánh giá thực trạng dạy học Sinh học theo hướng phát triển năng lực tự học Sinh học của học sinh THPT.

2.3.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tiến hành gặp gỡ và trao đối với những người giỏi về lĩnh vực đang nghiên cứu, lắng nghe dự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài. Các chuyên gia có thể là giảng viên hướng dẫn, giảng viên bộ môn, Tiến sĩ, … và những người có am hiểu về lĩnh vực đang nghiên cứu, một số giáo viên phổ thông.

25

2.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sau khi xây dựng và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tự học trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực vât – Sinh học 11, tiến hành khảo nghiệm với các hoạt động học tập theo hướng tự học trong dạy học Sinh học nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài.

26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 11 - THPT

3.1.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 11 – THPT

Nội dung chương trình sinh học 11 gồm 48 bài trong đó có 40 bài lí thuyết và 8 bài thực hành. Chương trình sinh học 11 là phần Sinh học cơ thể, phần này gồm 4 chương. Mỗi chương lại được tách thành 2 phần nhỏ để giới thiệu riêng rẽ về các quá trình diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật.

- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Chương này gồm 22 bài (18 bài lí thuyết và 4 bài thực hành). Nội dung chương này giới thiệu về các quá trình diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật, đó là quá trình như vận chuyển các chất trong cây, thoát hơi nước, quá trình quang hợp, quá trình hô hấp ở thực vật. Các quá trình tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn ở cơ thể động vật.

- Chương II: Cảm ứng

Chương này gồm 11 bài (9 bài lý thuyết và 2 bài thực hành). Nội dung của chương đề cập đến các hiện tượng diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật để phản ứng lại các kích thích của môi trường.

- Chương III: Sinh trưởng và phát triển

Chương này gồm 7 bài (6 bài lý thuyết và 1 bài thực hành). Nội dung của chương này giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật, các hoocmôn, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Chương IV: Sinh sản

Chương này gồm 8 bài (6 bài lí thuyết, 1 bài thực hành và 1 bài ôn tập). Nội dung của chương giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật và động vật cũng như các cơ chế, điều kiện để điều hòa sinh sản.

 Thành phần kiến thức của chương trình:

Kiến thức cơ bản nhất của chương trình là hệ thống các khái niệm phản ánh các hiện tượng, quá trình diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật.

27

- Khái niệm phản ánh các dấu hiệu, hiện tượng, quá trình đặc trưng nhất của cơ thể thực vật và động vật.

- Các khái niệm phản ánh cơ chế của các hiện tượng, quá trình cơ bản của cơ thể thực vật và động vật.

- Khái niệm phản ánh về vai trò của các yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng đến các quá trình diễn ra trong cơ thể sống.

Từ việc phân tích cấu trúc chương trình sinh học 11 tôi nhận thấy rằng có nhiều bài học liên quan đến chủ đề: “Sinh học cơ thể thực vật” có thể sử dụng mô hình dạy học tự học để học sinh tìm hiểu và tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.

3.1.2.Cấu trúc nội dung phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11 – THPT

Thông qua phân tích nội dung cụ thể của phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh 11 THPT, thành phần kiến thức cơ bản được tóm tắt trong bảng 2.1.

Bảng 3.1. Bảng nội dung kiến thức và mục tiêu dạy học chương trình Sinh 11 THPT phần Sinh học cơ thể thực vật

Nội dung Yêu cầu cần đạt

SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật

+ Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

 Vai trò của nước

 Sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ

- Trình bày được nước có vai trò vừa là thành phần cấu tạo tế bào thực vật, là dung môi hòa tan các chất, môi trường cho các phản ứng sinh hóa, điều hòa thân nhiệt và vừa là phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật.

- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: sự hấp thụ nước ở rễ, sự vận chuyển nước ở thân và sự thoát hơi nước ở lá.

28  Sự vận chuyển các chất

trong cây

- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.

- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

- Trình bày được sự vận chuyển nước và khoáng trong cây phụ thuộc vào: động lực hút của lá (do thoát hơi nước tạo ra), động lực đẩy nước của rễ (do áp suất rễ tạo ra) và động lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn). - Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây.

 Sự thoát hơi nước ở lá

 Vai trò của các nguyên tố khoáng

 Dinh dưỡng nitơ

 Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và dinh dương khoáng ở thực vât và ứng dụng

- Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình thoát hơi nước. Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây.

- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật (cụ thể một số nguyên tố đa lượng, vi lượng).

- Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.

- Nêu được các nguồn cung cấp nitơ cho cây.

- Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước ở thực vật và ứng dụng hiểu biết này vào thực tiễn. - Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí; các phản ứng chống chịu hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu.

29

- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây, đặc biệt là nhiệt độ và ánh sáng. Ứng dụng được kiến thức này vào thực tiễn. - Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

- Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá.

- Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.

- Thực hiện được các bài thực hành về thuỷ canh, khí canh.

+ Quang hợp ở thực vật

 Khái quát về quang hợp

 Các giai đoạn của quá trình quang hợp

 Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật

- Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, với sinh vật và sinh quyển).

- Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH).

- Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

- Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột), đối với cây và đối với sinh giới.

- Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2, nhiệt độ).

30  Quang hợp và năng suất cây

trồng

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.

- Thực hành, quan sát được lục lạp trong tế bào thực vật; nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây.

- Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột; thải oxygen trong quá trình quang hợp. + Hô hấp ở thực vật

 Khái niệm

 Vai trò của hô hấp

 Các giai đoạn hô hấp ở thực vật

- Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật. - Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.

- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật

 Ứng dụng

 Quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật. Vận dụng được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt và nông sản, cây ngập úng sẽ chết, ...). Thực hành được thí nghiệm hô hấp ở thực vật.

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

Cảm ứng ở thực vật

+ Khái niệm, vai trò của cảm ứng

+ Đặc điểm và cơ chế cảm ứng

+ Các hình thức biểu hiện

- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật. Phân tích được vai trò cảm ứng đối với thực vật.

31

+ Ứng dụng

- Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng. - Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

- Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây.

- Thực hiện được thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

+ Đặc điểm

+ Mô phân sinh

+ Sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp

+ Hormone thực vật

+ Phát triển ở thực vật có hoa

- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật. - Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.

- Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.

- Nêu được khái niệm và vai trò hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích tăng trưởng và hormone ức chế tăng trưởng.

- Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.

- Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

- Trình bày được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. Lấy được ví dụ minh hoạ.

32

- Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: kích thích hay hạn chế sinh trưởng, giải thích vòng gỗ, ...).

- Thực hành, quan sát được tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành, phun kích thích tố lên cây, tính tuổi cây.

Sinh sản ở thực vật + Sinh sản vô tính

+ Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật

+ Sinh sản hữu tính

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật (sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng).

- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.

- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.

- So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

- Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; thụ phấn cho cây (thụ phấn hoặc quan sát thụ phấn ở ngô).

33

3.2. Thiết kế hoạt động tự học trong phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11 – THPT THPT

Dựa vào mục tiêu, nội dung và khung chương trình của phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11 – THPT, chúng tôi đề xuất một số nội dung kiến thức có thể áp dụng hình thức tổ chức hoạt động tự học cho học sinh để giảng dạy. Các nội dung kiến thức được tổng hợp trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Nội dung kiến thức áp dụng hình thức tổ chức hoạt động tự học trong phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11 – THPT

Chương Bài Nội dung áp dụng hình thức tổ chức hoạt động tự học

I Bài 3. Thoát hơi nước Mục I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước Bài 7. Thực hành: Thí

nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

Cả bài

Bài 8. Quang hợp ở thực vật Mục I. Khái quát về quang hợp ở thực vật Bài 11. Quang hợp và năng

suất cây trồng

Mục II. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Cả bài

II Bài 23. Hướng động Mục II. Các kiểu hướng động Bài 24. Ứng động Mục II. Các kiểu ứng động III Bài 34. Sinh trưởng ở thực

vật

Mục II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Bài 35. Hoocmon thực vật Mục II. Hoocmon kích thích Mục III. Hoocmon ức chế Bài 36. Phát triển ở thực vật

có hoa

Mục IV. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển

34

IV Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Mục III. Phương pháp nhân giống vô tính Bài 42. Sinh sản hữu tính ở

thực vật

Mục II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

 Hoạt động tự học của học sinh có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của GV được chia thành ba hình thức theo cấp độ tăng dần:

(1) Tự học dưới sự tổ chức, hướng dẫn trực tiếp của GV; (2) Tự học có sự điều khiển, hướng dẫn gián tiếp của GV;

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 33)