CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.5. Quy trình tổ chức hoạt động tự học
Bước 1. Xác định mục tiêu của nhiệm vụ tự học
Trong thiết kế tổ chức hoạt động học tập nói chung và hoạt động tự học nói riêng, việc xác định đúng mục tiêu của nhiệm vụ tự học đóng vai trị hết sức quan trọng. Đây là tiền đề giúp định hướng nội dung và phương thức học tập của nhiệm vụ đó. Để tổ chức cho học sinh
18
xác định mục tiêu của nhiệm vụ tự học, cần tiến hành theo 2 giai đoạn: giai đoạn giáo viên hướng dẫn học sinh và giai đoạn học sinh tự thực hiện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự:
+ Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học.
+ Nghiên cứu các mức độ nhận thức theo thang phân loại của Bloom và các thao tác tư duy.
+ Xác định mục tiêu của nhiệm vụ tự học. - Học sinh thực hiện theo trình tự:
+ Nghiên cứu, thảo luận và thực hiện theo tiến trình đã được hướng dẫn. + Xác định mục tiêu của nhiệm vụ tự học.
+ Báo cáo sản phẩm – thảo luận.
+ Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện mục tiêu của nhiệm vụ tự học.
Bước 2. Xác định nội dung cơ bản của nhiệm vụ tự học
Dựa vào mục tiêu của nhiệm vụ tự học đã xác định ở bước 1, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nội dung của nhiệm vụ tự học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự:
+ Đọc tài liệu, tìm các thành phần nội dung của nhiệm vụ tự học. + Xác định nội dung cơ bản của nhiệm vụ.
+ Xác định mối quan hệ giữa các nội dung cơ bản của nhiệm vụ và thiết lập sơ đồ nội dung cơ bản theo thứ bậc và logic phát triển.
+ Xây dựng câu hỏi, bài tập, tình huống học tập tương ứng với mục tiêu, nội dung. + Đề xuất sản phẩm tương ứng với mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
- Học sinh thực hiện theo trình tự đã được giáo viên hướng dẫn. Sản phẩm có thể là bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm, bảng hệ thống… diễn đạt nội dung cơ bản của nhiệm vụ tự học.
Bước 3. Xác định kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tự học
19
+ Từ nội dung nhiệm vụ tự học, xác định nội dung kiến thức cốt lõi, trọng tâm; xác định những nội dung kiến thức đã học.
+ Xác định hình thức tổ chức hoạt động tự học (có hướng dẫn trực tiếp hay hướng dẫn gián tiếp, thực hiện theo nhóm hay thực hiện cá nhân).
+ Xác định tài liệu chính, tài liệu tham khảo tương ứng với mỗi nội dung.
+ Xác định thời gian thực hiện, cách thức đánh giá tương ứng với mỗi nội dung (gửi sản phẩm về email cho giáo viên hoặc nộp trực tiếp hoặc báo cáo trực tiếp trong các buổi thảo luận trên lớp).
- Học sinh thực hiện theo trình tự đã được giáo vên hướng dẫn. Sản phẩm là bản kế hoạch thực hiện các nội dung của chủ đề.
Bước 4. Thu thập nguồn thông tin
Học sinh căn cứ vào tài liệu chính, tài liệu tham khảo tương ứng với mỗi nội dung đã xác định ở bước 3 để thu thập nguồn thông tin. Sản phẩm là tài liệu, thông tin cho từng nội dung, nhiệm vụ tự học.
Bước 5. Xử lý thông tin và xây dựng sản phẩm
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo trình tự:
+ Căn cứ vào nhiệm vụ tự học, nguồn thông tin, tham khảo tài liệu, xác định từ khóa, thiết lập dàn bài.
+ Xác định nội dung cốt lõi của mỗi ý.
+ Sắp xếp, hệ thống hóa và xây dựng sản phẩm dưới dạng lời văn, bảng biểu, sơ đồ… theo cách hiểu của mình một cách hợp lý, khoa học. Trong q trình đó, có thể đặt câu hỏi và xin ý kiến tư vấn của giáo viên (nếu có).
Sản phẩm có thể là đoạn văn, sơ đồ, bảng biểu… biểu diễn các nội dung, các video sưu tầm lựa chọn được, các câu hỏi, bài tập xây dựng, cách giải của mỗi bài tập, đề cương đề tài nghiên cứu…
Bước 6. Báo cáo sản phẩm và thảo luận
Học sinh báo cáo sản phẩm và thảo luận theo trình tự: + Đặt vấn đề.
20
+ Giới thiệu khái quát nội dung. + Trình bày từng nội dung cụ thể.
+ Thảo luận và đặt câu hỏi trao đổi, giải đáp thắc mắc và tranh luận. Giáo viên có thể phân tích, góp ý, bổ sung sản phẩm đã thể hiện.
Sản phẩm là phần trình bày và thảo luận sản phẩm đã làm theo cá nhân hoặc nhóm.
Bước 7. Kiểm tra, đánh giá
Thông qua báo cáo sản phẩm và thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng từ các học sinh khác bằng cách đặt vấn đề:
+ Mục tiêu của phần trình bày là gì?
+ Nội dung trình bày đã đáp ứng với mục tiêu đặt ra chưa? + Nếu đã đáp ứng được thì ở mức độ nào? Giải thích rõ lý do.
+ Tìm những thiếu sót so với mục tiêu nhiệm vụ đặt ra, tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
Sản phẩm là ý kiến hoặc biên bản tự kiểm tra, đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Bước 8. Tự điều chỉnh
Với những thông tin thu thập được trong khâu kiểm tra, đánh giá, giáo viên hướng dẫn học sinh sửa chữa, bổ sung và rút kinh nghiệm về cách học của mình. Sản phẩm là phần tự điều chỉnh của học sinh, những nhận xét, góp ý của giáo viên và kết luận nội dung kiến thức của chủ đề.
Bước 9. Định hướng học
Giáo viên tổ chức cho học sinh suy ngẫm và thảo luận về quá trình tự học để định hướng điều chỉnh và thực hiện ở các nhiệm vụ tự học tiếp theo. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận ra những điểm mạnh và hạn chế của bản thân, hoạch định được phương án thực hiện, lựa chọn, quyết định mục tiêu, nhiệm vụ học tập tiếp theo.
21