PR là một hoạt động mang tính xã hội cao, bao trùm và hướng đến lợi ích của xã hội nhiều hơn lợi ích của tổ chức. PR cung cấp các thông tin hữu ích đến với mọi người ở mọi khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Thông qua PR, công chúng bày tỏ nhu cầu, mong muốn đến các cấp quản lý, sau đó các cấp quản lý lại phản hồi, giải thích và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Thế nên, PR là một phương thức mở ra cuộc đối thoại giữa tổ chức với nhóm công chúng mà tổ chức ảnh hưởng tới.
PR nhắc nhở các cấp quản lý, các tổ chức về trách nhiệm đạo đức của họ với những vấn đề diễn ra trong xã hội. Từ đó, các tổ chức, nhà quản lý có thể định hình, nắm bắt, vạch ra các mục tiêu phù hợp và đúng đắn. Nhờ PR, họ có thể lường trước các nguy cơ có thể xảy ra từ đó giải quyết khi vấn đề còn nhỏ, tránh xảy ra tình trạng khủng hoảng truyền thông.
PR tác động trực tiếp vào xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của con người, cho thấy được tầm quan trọng của dư luận xã hội. PR khác với quảng cáo, không chỉ đơn thuần việc truyền tải thông điệp ít phút trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích của PR là làm thế nào để kết nối đến trái tim của công chúng bằng các thông điệp tích cực. Vì thế, PR không trực tiếp tạo nên hình ảnh hay thương hiệu công ty. PR hướng đến nâng cao nhận thức tốt đẹp của công chúng về tổ chức. Từ đó chính công chúng là người tạo dựng danh tiếng cho công ty. Bởi thế, mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với công chúng được tạo ra dựa trên hoạt động PR là mối quan hệ bền vững, có sự gắn kết chặt chẽ.