Những hạn chế của hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Nhà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ứng dụng pr trong công tác tuyển sinh của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng từ năm 2016 đến năm 2020 (Trang 72 - 75)

nâng cao uy tín, hình ảnh Trường ĐHSP - ĐHĐN trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Đặc biệt, Nhà trường nhận được sự hỗ trợ của chương trình ETEP trong việc tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Ngoài ra, hoạt động tuyển sinh của Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ trường Đại học Đà Nẵng.

- Hoạt động PR hành lang: Nhà trường đang từng bước làm tốt các chính sách,

chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, Nhà trường cũng đề cao các hoạt động góp phần vào xây dựng mối quan hệ giữa Nhà trường và các cấp chính quyền địa phương, các bộ ngành có liên quan đến công tác tuyển sinh của Nhà trường.

3.1.2 Những hạn chế của hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Nhà trường Nhà trường

Hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Nhà trường chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể. Hầu hết, các hoạt động còn mang tính nhất thời, chưa có sự thống nhất, đồng bộ và liên tục qua các năm. Vì vậy, hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh chưa đạt được hiệu quả như nguyện vọng Nhà trường đề ra.

Hơn thế, Nhà trường chưa có một nguồn ngân sách cụ thể, rõ ràng để phân bổ công tác tuyển sinh. Do đó, một mặt nào đó, bộ phận tuyển sinh của Nhà trường chưa thể chủ động để triển khai công tác tuyển sinh một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Thế nên, việc truyền thông thu hút công chúng, đặc biệt là nhóm công chúng mục tiêu còn gặp nhiều khó khăn, gián đoạn. Cụ thể như sau:

- Hoạt động PR nội bộ: Theo CB1 trả lời: “Một trong những băn khoăn lớn nhất

của Nhà trường là làm sao cho giảng viên và người học cảm thấy tự hào về môi trường đang công tác, học tập. Vì Nhà trường hiểu rằng giảng viên, sinh viên chính là kênh truyền thông đáng tin cậy trong mắt công chúng”. Bên cạnh đó, các chương

trình, sự kiện ở các Khoa trong Nhà trường còn mang tính khuyến khích, chưa tạo điều kiện để tất cả sinh viên cùng tham gia mà chỉ mang tính chất đại diện. Quan trọng nhất, Nhà trường chưa tận dụng được nguồn lực truyền thông nội bộ qua hình thức truyền miệng từ giảng viên, sinh viên đến công chúng.

Trong khi theo SV5 cho biết: “Một trong những lý do quyết định chọn theo học

ngành Tin tại Trường ĐHSP – ĐHĐN là nhận được sự chia sẻ từ giảng viên của Khoa Tin”. Vì vậy, Nhà trường cần đẩy mạnh, khuyến khích hình thức tư vấn truyền

miệng từ phía giảng viên và sinh viên. Đồng thời, Nhà trường chưa xây dựng được một đội ngũ chuyên trách, đủ chuyên môn để ứng dụng hoạt động PR vào truyền thông nội bộ, hỗ trợ cho công tác tuyển sinh.

- Hoạt động PR báo chí: Phần lớn, Nhà trường chỉ liên kết với báo chí qua các loại hình báo mạng điện tử, truyền hình. Vì ngân sách hạn chế nên Nhà trường chưa đăng tải thông tin tuyển sinh một cách rộng rãi trên báo in. Do đó, đối tượng tiếp cận bị hạn chế chỉ dừng lại ở học sinh, sinh viên mà bỏ qua phụ huynh. Trong khi đó, phụ huynh là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình chọn trường, chọn ngành của học sinh.

Mặt khác, các thông tin về công tác tuyển sinh trên báo Dân trí hay Giáo dục thời đại chưa được đăng tải đều đặn và chưa thể hiện được sự sôi nổi, tích cực của Nhà trường trong công tác tuyển sinh. Hầu hết, các bài báo xuất hiện trên các trang báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên chỉ đề cập đến một số sự kiện nổi bật liên quan đến gói học bổng 2 tỷ, chống dịch COVID19, thư xin lỗi,…

Nội dung trên báo chỉ dừng lại ở mức phản ánh, giới thiệu, chưa có những thông tin mang tính chiều sâu về hoạt động của Nhà trường. Còn thông tin tuyển sinh trên đài truyền hình chỉ mới được đầu tư trong năm 2019 và 2020. Chính vì thế, Nhà trường chưa tận dụng được sức mạnh của dư luận xã hội để thu hút nhóm công chúng mục tiêu, thúc đẩy công tác tuyển sinh.

- Hoạt động PR trong cộng đồng: Từ giai đoạn 2018 – 2020, Nhà trường đẩy

mạnh xây dựng thương hiệu hình ảnh của Trường ĐHSP - ĐHĐN nên việc hoạt động ứng dụng PR trong cộng đồng được chú trọng đầu tư hơn. Tuy nhiên, ở một số phương diện, Nhà trường chưa làm tốt công tác quảng bá về một số ngành đào tạo chất lượng cao như SV4 chia sẻ “Không tìm được mức học phí của ngành chất lượng cao. Đăng

ký nhầm ngành, trong các ngành học có ghi CLC và không ghi, đa phần mình nghĩ nó chỉ ngang ngang như nhau nhưng vì có quá ít người học CLC nên không giải thích sâu cho mình nên đăng đăng ký bị nhầm ngành và thế là phải theo học với mức học phí cực cao”. Một số ngành sư phạm mới mở ít nhận được sự quan tâm từ công chúng

như Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Sư phạm Lịch sử - Địa lý, Sư phạm Tin học và Công nghệ Tiểu học đến học sinh và phụ huynh.

Nhà trường chưa tận dụng lợi thế của một ngôi trường sư phạm để quảng bá chất lượng đào tạo thông qua việc tổ chức các chương trình ôn thi đại học trực tuyến cho học sinh THPT, kết nối các trường THPT, THCS với cán bộ Khoa Tâm lý – Giáo dục để xây dựng phòng tham vấn học đường tạo ra môi trường thực tế cho giảng viên, sinh viên áp dụng kiến thức chuyên môn hỗ trợ cho các em học sinh. Mặt khác, hình thức tuyển sinh chỉ chú trọng qua kênh facebook, Nhà trường chưa đẩy mạnh đến việc quảng bá thông tin tuyển sinh của trường qua Google, Youtube và Website.

Ngoài ra, Nhà trường chưa triển khai đồng bộ hoạt động trải nghiệm một ngày làm sinh viên UED cho các Khoa mà chỉ dừng ở mức khuyến khích. Đặc biệt trong công tác tuyển sinh, Tổ tư vấn tuyển sinh chỉ có một hai cán bộ phụ trách, chưa được đào tạo chuyên nghiệp kiến thức về Truyền thông Marketing trong giáo dục, thiếu đi một đội ngũ tuyển sinh chuyên trách, độc lập.

Theo chia sẻ của CB1: “Thông qua khảo sát, Tổ tư vấn tuyển sinh chỉ dừng lại

ở mức nhận diện mà chưa đủ chuyên môn để đánh giá, nhận định được yếu tố nào quyết định đến việc học thí sinh chọn theo học tại Trường ĐHSP - ĐHĐN. Điều này dẫn đến việc ứng dụng hoạt động PR vào xây dựng chiến lược tuyển sinh mất nhiều

thời gian, hao tốn ngân sách mà không thu hút được sự quan tâm đông đảo từ nhóm công chúng mục tiêu”.

- Hoạt động PR trong vận động hành lang: Về cơ bản, Nhà trường tạo dựng

được mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động gắn kết giữa Đoàn trường và Đoàn Thanh niên ở phường, thành phố chưa mở rộng về quy mô để tạo điều kiện cho tất cả sinh viên cùng tham gia. Bên cạnh đó, Nhà trường chưa tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp chính quyền trong công tác tuyển sinh. Ngoài ra, Nhà trường chưa phối hợp được các cấp chính quyền địa phương để tổ chức một chương trình hoặc hoạt động nào mang tính thường niên, định kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ứng dụng pr trong công tác tuyển sinh của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng từ năm 2016 đến năm 2020 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)