- Ngoài báo trực tuyến, Nhà trường cũng cần đầu tư việc đăng bài tuyển sinh trên báo in. Như thế, Nhà trường sẽ tiếp cận được đối tượng nhóm công chúng là gia đình của thí sinh. Nội dung trên báo chí nên được đăng tải đều đặn và tập trung sâu phân tích về vấn đề tuyển sinh của Nhà trường. Đồng thời, Nhà trường nên tận dụng sinh viên và cựu sinh viên ngành Báo chí để tạo ra một đội ngũ cây viết chất lượng. Như vậy, Nhà trường không chỉ có những bài viết chất lượng mà sinh viên còn có cơ hội trau dồi kỹ năng viết báo.
- Nhà trường cần có kế hoạch rõ ràng cho việc truyền thông tuyển sinh qua các đài truyền hình địa phương, trung ương, quốc gia như VTV1, VTV8, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam. Vì kinh phí cho các hoạt động này không nhỏ nên Nhà trường cần phân bổ một cách hợp lý. Vào mùa tuyển sinh như giai đoạn tháng 4, tháng 7, Nhà trường nên chọn truyền thông qua đài quốc gia và trung ương như VTV1, VTV8. Như vậy, thông tin tuyển sinh về Trường ĐHSP - ĐHĐN sẽ thu hút nhóm công chúng rộng rãi trên cả nước.
Còn ở các đài như Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam, Nhà trường nên truyền thông đều đặn không chỉ về thông tin tuyển sinh mà cả các sự kiện nổi bật của trường. Vì các thí sinh ở khu vực Đà Nẵng và Quảng Nam thuộc nhóm công chúng mục tiêu của Nhà trường. Mục đích đăng tải thông tin qua truyền hình nhằm để công chúng biết nhiều hơn về công tác tuyển sinh của Nhà trường.