Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển sinh của Trường ĐHSP – ĐHĐN từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ứng dụng pr trong công tác tuyển sinh của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng từ năm 2016 đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

ĐHĐN từ năm 2016 đến năm 2020

2.2.2.1 Các nhân tố bên trong

- Nhân lực: Nhà trường có đội ngũ phụ trách công tác tuyển sinh bao gồm các cán bộ, giảng viên đến từ các Khoa. Đội ngũ nhân lực nhiệt tình, chịu khó, năng động và sáng tạo liên tục cập nhật và ứng dụng công nghệ vào công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực còn mỏng, chưa có một bộ phận độc lập, chuyên trách được đào tạo những kỹ năng và kiến thức liên quan đến tuyển sinh. Phần lớn, công tác tuyển sinh đều được triển khai dựa trên kinh nghiệm của những năm trước đó.

- Ngân sách: Nhà trường đầu tư khoản ngân sách lên đến hàng tỉ đồng phục vụ cho công tác tuyển sinh. Nhưng Nhà trường chưa có một khoản nhất định và kế hoạch rõ ràng cho việc phân bổ ngân sách. Vì thế, một số khoản chi chưa hợp lý, hiệu quả và dẫn đến lãng phí.

- Sứ mạng, tầm nhìn: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn; phục vụ cho sự phát triển đất nước, trọng tâm là khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tầm nhìn năm 2030, Trường ĐHSP - ĐHĐN trở thành trường sư phạm trọng điểm quốc gia, đào tạo, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn chất lượng khu vực Đông Nam Á trên một số lĩnh vực mũi nhọn; tham vấn hiệu quả các chủ trương, chính sách giáo dục và đào tạo.

2.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài

- Chính trị - Pháp luật: Tình hình chính trị, pháp luật là một trong các yếu tố quan trọng để tạo điều kiện, môi trường phát triển cho các tổ chức. Nhìn chung, Việt Nam là một đất nước có thể chế pháp luật, bộ máy chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cơ sở, tổ chức giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục, luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu; đưa ra các chủ trương, chính sách, khuyến khích việc sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy và học ở các cấp. Trong đó, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các cơ sở, đào tạo ở cấp cao đẳng và đại học. Theo Nghị định mới có hiệu lực từ 15-11-2020, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập. Đây là một điểm thuận lợi đối với công tác tuyển sinh của Nhà trường cho các ngành Sư phạm để thu hút người tài. 6

- Dân số: Theo Thống kê của Viện Nghiên cứu Thanh niên, dân số trong độ tuổi thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Đây là vấn

đề quan trọng tác động đến cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam khi dân số thanh niên (chiếm đông đảo trong lực lượng lao động) giảm đi. Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019, dân số thanh niên có xu hướng giảm liên tục qua từng năm, năm 2015 có 24.349.226, chiếm 26,5% đến năm 2019 ước tính còn 22.898.886 người, chiếm 23,8% dân số cả nước7. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường đại học, cao đẳng cũng giảm dần qua các năm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh Trường ĐHSP - ĐHĐN nói riêng và cả nước nói chung.

- Kinh tế: Trong năm năm vừa qua 2016 – 2020, bức tranh kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Năm 2016, ngành nông – lâm – thuỷ sản tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm vì chịu ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra và mất gần 1% GDP (khoảng 1,7 tỷ USD). Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,7%), là mức tăng cao nhất kể từ năm 20118. Năm 2020, Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020 cho biết GDP Việt Nam tăng 2,91%9. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng tuy thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Bởi vì, quốc gia nào cũng sử dụng một phần GDP để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Việt Nam cũng như thế giới đang đối diện với những thách thức lớn về mặt kinh tế. Vì vậy, lĩnh vực giáo dục và đào tạo chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng bởi những biến động từ kinh tế.

- Địa lý: Trường ĐHSP - ĐHĐN có vị trí địa lý thuận lợi, tọa lạc ngay tại một thành phố lớn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đà Nẵng được xem là thành

7 Theo bài báo “ Dân số trong độ tuổi thanh niên ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra” (22/12/2020) được đăng trên website Quanlynhanuoc.vn thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Ngôn luận của Học viện Hành chính Quốc gia

8 Theo “Báo cáo tình hình kinh tế – Xã hội quý IV và năm 2016” của Tổng cục thống kê

phố đáng sống, có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội; hệ thống giao thông phát triển, đường sá được đầu tư, quy hoạch, tạo thuận lợi trong di chuyển từ Đà Nẵng đến các thành phố lớn khác như Huế, Hội An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị,... cũng như 2 đầu đất nước.

- Văn hóa xã hội: Việc chọn trường, chọn ngành cho học sinh được xem là một việc quan trọng, có sự tham gia của cả gia đình và xã hội. Đối với các trường đại học, cao đẳng, đây chính là cơ hội cho ngành giáo dục phát triển, thu hút sự quan tâm của công chúng đến công tác tuyển sinh của Nhà trường.

- Đối thủ cạnh tranh: tất cả các trường đều cạnh tranh với nhau trong tuyển sinh, nhất là các trường có cùng cùng ngành nghề, cùng bậc đào tạo, trong một khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra, còn có một số cơ sở, tổ chức áp dụng loại hình đào tạo từ xa đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với Nhà trường để đổi mới, áp dụng hình thức đào tạo đa kênh trong thời đại công nghệ bùng nổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ứng dụng pr trong công tác tuyển sinh của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng từ năm 2016 đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)