Qua “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020” , bản thân người nghiên cứu có thể rút ra những bài học sau đây:
Thứ nhất, hoạt động PR đóng vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung và công tác tuyển sinh nói riêng. Trước sức ép của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường Đại học, hoạt động ứng dụng PR là một việc làm cần thiết và cần thực hiện một cách chuyên nghiệp hóa để nâng cao uy tín, thương hiệu của Nhà trường và hiệu quả công tác tuyển sinh.
Thứ hai, hoạt động PR có tính hai mặt: một mặt PR giúp Nhà trường xây dựng danh tiếng, thương hiệu; mặt khác PR tạo ra nguồn dư luận trái chiều. Vì thế, người làm hoạt động PR không thể ngăn chặn các ý kiến tiêu cực xảy ra. Điều người làm PR chuyên nghiệp có thể làm là hạn chế các ý kiến tác động xấu đến hình ảnh, thương hiệu Nhà trường. Khi có vấn đề rủi ro xảy ra, người làm PR cần giải quyết khủng hoảng một cách chân thành, chân thật trong thời gian 24 giờ.
Thứ ba, để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, Nhà trường cần đưa tư duy của Marketing vào hoạt động ứng dụng PR. Cụ thể, Nhà trường nên xem người học vừa là khách hàng vừa là sản phẩm. Nhà trường cần nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất để đem đến cho người học một môi trường tốt nhất. Song, Nhà trường cũng cần tận dụng người học làm kênh quảng bá cho thương hiệu, uy tín của trường. Vì năng lực của người học là cơ sở để doanh nghiệp, xã hội đánh giá về chất lượng đào tạo của Nhà trường. Tóm lại, Nhà trường cần thiết lập mối quan hệ hai chiều, tương tác giữa người học và Nhà trường.
Thứ tư, các hoạt động PR thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh đều phải gắn với trách nhiệm xã hội. Vì sứ mệnh của trường Đại học là phục vụ cho cộng đồng, phục vụ cho xã hội, đóng góp cho quốc gia. Do đó, hầu hết các hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh đều hướng về lợi ích của cộng đồng. Thông qua đó, công chúng sẽ có những ấn tượng tốt đẹp và suy nghĩ tích cực về Nhà trường. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa Nhà trường và công chúng là mối quan hệ bền vững, có sự kết nối sâu sắc.
Tiểu kết chương 3
Nhìn chung, hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh Trường ĐHSP – ĐHĐN từ năm 2016 đến năm 2020 bước đầu đã có hiệu quả và đạt được những thành tựu đáng kể. Lợi thế của Nhà trường là tận dụng nguồn lực PR tại chỗ (in- house) để thu hút sự chú ý của công chúng trong công tác tuyển sinh. Trong khoảng thời gian 5 năm, Nhà trường đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư hệ thống cơ sở vật chất để đưa Trường ĐHSP – ĐHĐN trở thành Trường Sư phạm trọng điểm Quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Nhà trường vẫn còn một số hạn chế. Vì hoạt động PR trong giáo dục chỉ mới được quan tâm và chú trọng trong những năm gần đây. Do đó, Nhà trường vẫn cần thời gian để tìm hiểu, ứng dụng hoạt động PR một cách chuyên nghiệp trong giáo dục nói chung và trong công tác tuyển sinh nói riêng. Ngoài ra, đặc điểm của Trường ĐHSP – ĐHĐN là một trường công lập nên ngân sách cho hoạt động PR bị giới hạn. Do đó, việc đòi hỏi ứng dụng PR một cách toàn diện, chuyên nghiệp trong công tác tuyển sinh vẫn còn là thách thức đối với Trường ĐHSP – ĐHĐN.
KẾT LUẬN
Song song cùng việc hội nhập với nền kinh tế đang phát triển, giáo dục là một trong những lĩnh vực cần được chú trọng đầu tư. Trong những năm qua, ngoài các trường cao đẳng, đại học, thuộc hệ công lập, nhiều trường tư thục, quốc tế bắt đầu xuất hiện. Trước tình hình thực tại, các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đang có sự cạnh tranh và liên tục đổi mới, ứng dụng các phương thức tuyển sinh khác nhau để thu hút thí sinh. Vì thế, công tác tuyển sinh của Trường ĐHSP – ĐHĐN đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc ứng dụng hoạt động PR trong công tác tuyển sinh là điều cần thiết để thu hút sự quan tâm của công chúng.
Thông qua đề tài “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng năm 2016 – 2020”, kết quả cho thấy Nhà trường đã có sự nhận thức về tầm quan trọng của PR trong giáo dục nói chung và trong công tác tuyển sinh nói riêng. Các hoạt động PR thực tiễn của Nhà trường đang từng bước chuyên nghiệp hóa và đã có những hiệu quả nhất định. Trong giai đoạn năm 2016 – 2020, Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục mà còn đầu hệ thống cơ sở vật chất. Đây là tiền đề cho việc quảng bá, hình ảnh thương hiệu của Nhà trường cũng như góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, một số hạn chế về nguồn nhân lực tuyển sinh, ngân sách, sự cạnh tranh trong giáo dục, sức ép từ dư luận xã hội dẫn đến hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây vừa là khó khăn vừa là thách thức để hoạt động PR của Nhà trường từng bước hoàn thiện và phát triển hơn trong tương lai. Để làm được điều này, Nhà trường cần tận dụng tối đa nguồn lực PR tại chỗ cũng như vận dụng các hoạt động PR thực tiễn một cách chuyên sâu để nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh.
Song, điều quan trọng nhất là hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Nhà trường vẫn phải gắn liền với trách nhiệm xã hội. Mục đích cuối cùng của hoạt động tuyển sinh là thu hút nhân tài để đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực góp phần cho sự phát triển của quốc gia. Bởi vì, sứ mệnh của trường đại học là phục vụ
cho cộng đồng, phục vụ cho xã hội. Từ đó, Trường ĐHSP – ĐHĐN ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ngô Minh Cách, Marketing căn bản, NXB Tài chính, Hà Nội
2. Trương Đình Chiến (2009), Quản trị Marketing, NXV Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
3. Trần Minh Đạo (2009), Marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
4. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội
5. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội 6. Đinh Thị Thúy Hằng (2010), PR lý luận & ứng dụng, NXB Lao động, Hà Nội 7. Lương Khắc Hiếu (1999), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
8. Lưu Văn Nghiêm (2009), Quản trị quan hệ công chúng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
9. Anne Gregory (2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Trẻ
10. Al Ries & Laura Ries, (2005), Quảng cáo thoái vị PR lên ngôi, NXB Trẻ 11. Philip Kotler (2008), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
12. Philip Kotler (2008), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 13. Philip Kotler (2008), Mười sai lầm chết người trong tiếp thị, Nhà xuất bản trẻ và Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tp.Hồ Chí Minh
Website 14. https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/kinh-te-viet-nam-nam-2018-but-toc- than-ky-302497.html 15. https://baoxaydung.com.vn/kinh-te-viet-nam-2016-2019-va-dinh-huong-2020- 272195.html 16. https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/12/22/dan-so-trong-do-tuoi-thanh-nien-o- viet-nam-nhung-van-de-dat-ra/ 15. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/thong-cao-bao- chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/ 16. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/11/bao-cao-tinh-hinh- kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/ 17. https://www.slideshare.net/MHnhNguynTh1/chng-7cui-pr-quan-h-cng-ng 18. https://luanvanaz.com/khai-niem-ve-giao-duc-dao-tao.html 19. https://vietnambiz.vn/cong-chung-general-public-trong-pr-la-ai-vi-du- 20191030214825907.htm 20. https://www.slideshare.net/hongngan102/tng-quan-v-pr
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Câu hỏi phỏng vấn sâu giảng viên, cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020
Đề tài: “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020”
Câu 1: Thầy/Cô là giáo viên thuộc Khoa nào?
Câu 2: Thầy/ Cô đã tham gia công tác tuyển sinh trong khoảng thời gian bao lâu và phụ trách các hoạt động nào?
Câu 3: Trong quá trình tuyển sinh, Thầy/Cô gặp những khó khăn và thuận lợi gì? Câu 4: Thầy/Cô đã thực hiện các hoạt động nào để xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa khoa với các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng và một số khu vực khác? Câu 5: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về tình hình tuyển sinh của Trường ĐHSP – ĐHĐN 4 năm gần đây so với các năm trước?
Câu 6: Trong quá trình giảng dạy tại Trường ĐHSP- ĐHĐN, Thầy/Cô đánh giá như thế nào về hoạt động PR nội bộ của nhà trường?
Kính gửi: Quý Thầy/Cô!
Nhằm phục vụ cho đề tài khóa luận “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020”, em xin phép gửi đến quý Thầy/Cô các câu hỏi phỏng vấn sâu về hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường ĐHSP - ĐHĐN. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô. Những chia sẻ, ý kiến của Thầy/Cô là cơ sở giúp để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường ĐHSP – ĐHĐN.
Câu 7: Theo Thầy/Cô làm thế nào để giảng viên và sinh viên cảm thấy tự hào về trường và cùng chia sẻ về thông tin tuyển sinh của trường đến với các đối tượng quan tâm?
Câu 8: Theo Thầy/Cô để nâng cao hoạt động PR trong công tác tuyển sinh, Trường ĐHSP – ĐHĐN cần phải làm gì?
Phụ lục 02: Câu hỏi phỏng vấn sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ khóa 2016 đến khóa 2020
Đề tài: “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020”
Xin chào anh/chị!
Hiện tại, tôi đang làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020”. Thế nên, tôi thực hiện khảo sát này để ghi nhận những ý kiến của anh/chị về hoạt động tuyển sinh của Trường ĐHSP – ĐHĐN. Từ đó, tôi có thể phân tích để đưa ra những giải pháp nhằm phục vụ công tác tuyển sinh của trường đại học hoạt động hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của anh/chị! Câu 1: Anh/chị là sinh viên năm thứ mấy của Khoa nào?
Câu 2: Anh/chị tiếp nhận thông tin tuyển sinh của trường thông qua các kênh phương tiện nào?
Câu 3: Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ tiếp cận và chất lượng thông tin tuyển sinh của Trường ĐHSP - ĐHĐN qua các kênh phương tiện trên?
Câu 4: Trong các hoạt động tuyển sinh của nhà trường, anh chị ấn tượng với điều gì? Vì sao? (các ấn phẩm truyền thông, ngày hội tuyển sinh, học bổng,…)
Câu 5: Anh/chị đánh giá như thế nào về đội ngũ tuyển sinh của nhà trường?
Câu 6: Yếu tố nào khiến anh/chị đưa ra quyết định chọn theo học tại Trường ĐHSP – ĐHĐN?
Câu 7: Anh/chị đã gặp những khó khăn và thuận lợi nào từ lúc tiếp nhận thông tin tuyển sinh đến khi nhập học?
Câu 8: Anh/chị sẽ giới thiệu như thế nào về Trường ĐHSP – ĐHĐN đối với đối tượng đang có nguyện vọng theo học tại trường?
Câu 9: Theo anh/chị để nâng cao hoạt động PR trong công tác tuyển sinh, Trường ĐHSP - ĐHĐN cần làm gì?
Phụ lục 03: Câu hỏi phỏng vấn sâu phụ huynh có con là sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020
Đề tài: “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020”
Câu 1: Thông tin cá nhân được bảo mật (tên tuổi, có con đang là sinh viên năm mấy ngành nào, địa chỉ nhà)
Câu 2: Trong hình dung của phụ huynh, Trường ĐHSP – ĐHĐN là ngôi trường như thế nào?
Câu 3: Phụ huynh định hướng hoặc đưa ra lời khuyên cho con em như thế nào trong việc chọn ngành, chọn trường?
Câu 4: Phụ huynh biết gì về Trường ĐHSP – ĐHĐN (ngành nghề đào tạo, vị trí địa lý, chất lượng giáo dục, học phí…)?
Kính gửi: Quý phụ huynh!
Nhằm phục vụ cho đề tài khóa luận “ “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020”, tôi xin phép gửi đến quý phụ huynh câu hỏi phỏng vấn sâu về hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường ĐHSP - ĐHĐN. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý phụ huynh. Những chia sẻ, ý kiến của quý phụ huynh là cơ sở giúp để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường ĐHSP – ĐHĐN.
Câu 5: Phụ huynh theo dõi thông tin tuyển sinh của trường qua kênh phương tiện nào?
Câu 6: Phụ huynh đã kết nối với nhà trường như thế nào trong hoạt động tuyển sinh? (cùng con làm hồ sơ nhập học, đón đọc các thông tin về ngành nghề, học phí, học bổng,..)
Câu 7: Phụ huynh có cảm thấy tin tưởng về ngành nghề con em mình đang theo học không?
Câu 8: Theo phụ huynh, nhà trường cần làm gì để phụ huynh có thể theo dõi thông tin về nhà trường một cách đầy đủ và dễ dàng?
Phụ lục 04: Khảo sát hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020
Câu 1: Anh/chị là sinh viên khoa nào? Câu 2: Anh chị là sinh viên khóa mấy?
2016 2017 2018 2019 2020
Câu 3: Tiêu chí chọn trường, chọn ngành của anh/chị là gì?
Ngành mình yêu thích
Ngành có điểm chuẩn thấp, dễ trúng tuyển
Chọn trường uy tín, chất lượng
Chọn trường ở thành phố lớn
Theo ý phụ huynh
Khác
Câu 4: Anh/chị chọn theo học tại Trường ĐHSP – ĐHĐN vì?
Điểm xét tuyển đầo vào phù hợp Xin chào anh/chị!
Hiện tại, tôi đang làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu hoạt động ứng dụng PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020”. Thế nên, tôi thực hiện khảo sát này để ghi nhận những ý kiến của anh/chị về hoạt động tuyển sinh của Trường ĐHSP – ĐHĐN. Từ đó, tôi có thể phân tích để đưa ra những giải pháp nhằm phục vụ công tác tuyển sinh của trường đại học hoạt động hiệu quả hơn.