Hình dạng bên ngoài và kĩ thuật đúc tiền

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 37)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Hình dạng bên ngoài và kĩ thuật đúc tiền

2.2.1. Hình dạng của đồng tiền

Toàn bộ hệ thống tiền tệ triều Nguyễn có thể phân theo 4 loại hình tiền tệ với những đặc trưng không giống nhau: các thoi (đĩnh, thỏi) vàng bạc; tiền vàng (kim tiền) và tiền bạc (ngân tiền); tiền kẽm; tiền đồng. Đối với mỗi loại tiền, triều Nguyễn đều có những quy định cụ thể về hình dáng cũng như kích cỡ của từng loại tiền tệ.

Trong ngân sách của triều đình Trung ương lẫn cơ quan chính quyền địa phương, bao giờ cũng có tàng trữ khá nhiều thoi vàng, đĩnh bạc để chi dụng. Các thoi vàng bạc này được đúc theo dạng khối hình chữ nhật, gồm nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, mặt trước ghi niên hiệu, mặt sau ghi trọng lượng; đôi khi hai mặt trái và phải còn ghi hiệu “trung bình” và những thông số quan trọng để việc lưu hành diễn ra dễ dàng. Các thoi vàng bạc chủ yếu do cơ quan Nhà Đồ ở Kinh, ở các thành hoặc các trấn đúc nên. Phần lớn vàng bạc từ sở đúc tiền của triều đình đều in chữ “nội thảng”, các sở đúc ở địa phương thì in chữ “quan ngân” hoặc “quan kim”. Vàng bạc trong dân chúng đều phải lấy dấu “trung bình” của Nhà nước mới hợp lệ, ai làm dấu giả đều bị khép tội.

34

Bảng 2.2: Trọng lượng một số thoi bạc đặc trưng của triều Nguyễn (1802-1883)

Triều đại Loại Trọng lượng (lạng)

Gia Long (1802-1819) Tinh ngân nhất lạng 1,0

Ngân phiếu ngũ tiền 0,5

Minh Mệnh (1820-1840) Quan ngân nhất lạng 1,0

Quan ngân ngũ lạng 0,5

Nội thang – Thập lạng 10,0

Sơn Tây – Thập lạng 10,0

Quan ngân nhất tiền 0,1

Quan ngân nhị tiền 0,2

Quan ngân tam tiền 0,3

Quan ngân tứ tiền 0,4

Quan ngân ngũ tiền 0,5

Thiệu Trị (1841-1847) Nội thảng ngân nhất lạng 1,0

Nội thảng ngân ngũ lạng 5,0

Nội thảng ngân thập lạng 10,0

Hưng Yên - Quan ngân thập lạng 10,0 Quảng Nam - Quan ngân thập

lạng

10,0

Gia Định - Quan ngân thập lạng 10,0 Nội thảng ngân nhị thập lạng 20,0 Nội thảng ngân tam thập lạng 30,0 Nội thảng ngân tứ thập lạng 40,0 Nội thảng ngân ngũ thập lạng 50,0 Nội thảng ngân bách lạng 100,0

35

Tự Đức (1847-1883) Bình Định - Quan ngân nhất lạng 1,0 An Giang - Quan ngân nhất lạng 1,0

Thái Nguyên - Thập lạng 10,0

Bình Định - Thập lạng 10,0

Phú Yên - Quan ngân thập lạng 10,0

Nghệ An - Thập lạng 10,0

Nội thảng ngân thập lạng 10,0

Nội thảng ngân nhị tiền 0,2

Nội thảng ngân tam tiền 0,3

Nội thảng ngân tứ tiền 0,4

Nội thảng ngân ngũ tiền 0,5

Quan ngân nhị tiền 0,2

Nguồn: [4, tr. 34-35].

Ngoài số thoi bạc đúc theo đơn vị trọng lượng như trên, triều Nguyễn còn cho đúc các thoi bạc có in giá trị cụ thể theo từng loại trọng lượng. Các thoi bạc này thường có đóng hiệu Trung bình, là mức chuẩn về trọng lượng khi đối chiếu giá trị của thoi bạc đối với đồng tiền cụ thể. Những thoi bạc in giá tiền này trong mức độ nhất định nào đó có thể được xem là loại “tiền mặt” như dạng tiền đồng hoặc tiền kẽm, chứ không chỉ đơn thuần là thứ quý kim. Bảng dưới đây cho thấy một số thoi bạc được quy định giá trị rất cụ thể:

Bảng 2.3: Giá trị quy đổi thành tiền của một số loại thoi bạc dưới triều Nguyễn

(1802-1883)

Triều đại Loại thoi bạc Giá trị tiền

Gia Long (1802-1819) Trị tiền nhị quan bát mạch 2 quan 8 tiền Nhất quan tứ mạch 1 quan 4 tiền

36

Thất mạch 0 quan 7 tiền

Giá tiền nhất quan 1 quan

Nhất quan ngũ mạch 1 quan 5 tiền

Giá tiền nhị quan 2 quan

Nhị quan ngũ mạch 2 quan 5 tiền

Giá tiền tam quan 3 quan

Nguồn: [4, tr. 36].

Đối với các thoi vàng, ngoài niên hiệu, loại và trọng lượng, bao giờ cũng có đóng dấu chuẩn độ hàm lượng vàng trong từng thoi. Chẳng hạn thất ngũ là 750/1.000, bát tuế là 800/1.000, bát ngũ là 850/1.000, cửu ngũ là 950/1.000… Sau đây là một số loại thoi vàng đặc trưng của triều Nguyễn thế kỉ XIX.

Bảng 2.4: Một số loại thoi vàng đặc trưng của triều Nguyễn (1802-1883)

Triều đại Loại Trọng

lượng

Hàm lượng

Minh Mệnh (1820-1840) Hoàng kim nhất lạng 1 lạng 850/ 1.000 Quan kim ngũ lạng 5 lạng 850/ 1.000 Hoàng kim bách lạng 100 lạng 850/ 1.000 Hoàng kim ngũ thập lạng 50 lạng 750/ 1.000 Quan kim tứ thập lạng 40 lạng 900/ 1.000 Hoàng kim ngũ thập lạng 50 lạng 800/ 1.000 Nội thảng - Thập lạng 10 lạng 850/ 1.000 Hoàng kim tứ thập lạng 40 lạng 750/ 1.000 Hoàng kim tam thập lạng 30 lạng 750/ 1.000 Thiệu Trị (1841-1847) Nội thảng kim nhất lạng 1 lạng 850/ 1.000 Nội thảng kim thập lạng 10 lạng 750/ 1.000

37

Nội thảng kim ngũ thập lạng 50 lạng 700/ 1.000 Nội thảng kim nhất bách lạng 100 lạng 700/ 1.000 Nội thảng kim nhất tiền 0,1 lạng 850/ 1.000 Nội thảng kim nhị tiền 0,2 lạng 850/ 1.000 Nội thảng kim tam tiền 0,3 lạng 850/ 1.000 Nội thảng kim tứ tiền 0,4 lạng 850/ 1.000 Nội thảng kim ngũ tiền 0,5 lạng 850/ 1.000 Tự Đức (1848-1883) Nội thảng kim nhất lạng 1 lạng 950/ 1.000 Nội thảng kim nhất lạng 1 lạng 850/ 1.000 Nội thảng kim ngũ lạng 5 lạng 850/ 1.000 Hoàng kim thập lạng 10 lạng 900/ 1.000

Nguồn: [4, tr. 37-39].

Hầu như triều vua Nguyễn nào cũng có đúc tiền vàng và tiền bạc, song tập trung nhất vẫn là dưới thời 3 vị vua Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Tiền vàng và tiền bạc triều Nguyễn gồm nhiều loại có kích cỡ khác nhau, hàm lượng kim loại quý trong từng đồng tiền không giống nhau, trọng lượng tiền không như nhau, do đó giá trị của chúng cũng có sự khác nhau. Phần lớn tiền vàng và tiền bạc triều Nguyễn đều mang hiệu Thông bảo (như Minh Mệnh Thông bảo, Thiệu Trị Thông bảo…). Đôi khi đồng tiền chỉ có Đế hiệu đứng một mình (như Minh Mệnh, Tự Đức…) [4, tr. 40]. Khác với tiền đồng và tiền kẽm, tiền vàng và tiền bạc triều Nguyễn thường có đục lỗ vuông ở giữa, nhưng cũng đôi khi không có lỗ vuông. Trên các đồng tiền vàng hoặc bạc, phần lớn có thêm mỹ hiệu bằng chữ hoặc bằng hình khắc tượng trưng và chúng được gọi tên theo những mỹ hiệu đó. Chẳng hạn như Nhất Nguyên, Nhi Nghi, Song Long, Tam Đa, Tam Thọ, Tứ Mỹ, Ngũ Phúc, Ngũ Bảo, Ngũ Tinh, Bát Bảo, Phi Long, Long Văn, Long Vân Khế hội, Vạn thế vĩnh lại, Phú thọ đa nam… Tiền vàng, tiền bạc có nhiều loại với trọng lượng khác nhau, tiền vàng có trọng lượng lớn nhất là đồng tiền Vạn thế vĩnh lại hiệu Tự Đức Thông bảo (loại 1 lạng) hay tiền vàng có trọng lượng nhỏ nhất như đồng Ngũ tinh hiệu Minh

38

Mệnh Thông bảo (loại 1 đồng cân hoặc 1 tiền). Tiền bạc có loại đồng Tam Đa hiệu Thiệu Trị Thông bảo (loại 1 đồng cân), tiền Thiệu Trị Thông bảo loại 5 phân…

Đặc biệt, tiền đồng là loại tiền căn bản nhất mà triều Gia Long cho đến Tự Đức lúc nào cũng cho đúc với số lượng lớn. Tiền đồng triều Nguyễn có nhiều loại, nhiều cỡ, trọng lượng khác nhau. Ngay trong cùng một lần đúc, đôi khi có đến 30 thứ tiền khác nhau về hiệu sau lưng trự tiền như: vào tháng 6 năm 1830, tiền đồng hiệu Minh Mệnh Thông bảo được đúc thành 10.000 trự tiền, gồm 20 hiệu 8 chữ và 10 hiệu 4 chữ. Dưới đây là bảng kê một số hiệu tiền đồng đặc trưng của triều Nguyễn:

Bảng 2.5: Một số loại tiền đồng đặc trưng của triều Nguyễn (1802-1883)

Hiệu Loại Năm và nơi đúc Trọng lượng (g)

Gia Long Thông bảo Lục phân - 2,000

Gia Long Thông bảo Lục phân - 2,600

Gia Long Thông bảo Thất phân - 2,600

Gia Long Thông bảo - 1814, Hà Nội 3,775

Minh Mệnh Thông bảo - 1820, Hà Nội, Huế 3,775

Minh Mệnh Thông bảo - 1837, Hà Nội 3,700

Thiệu Trị Thông bảo - 1844, Hà Nội 3,397

Tự Đức Thông bảo - - 2,000

Tự Đức Thông bảo - - 3,500

Tự Đức Thông bảo Lục văn - 2,600

Tự Đức Thông bảo Lục văn - 3,500

Tự Đức Thông bảo Lục văn 1848, Hà Nội 3,775

Tự Đức bảo sao Lục thập văn 1861, Hà Nội 37,637 Tự Đức bảo sao Ngũ thập văn 1861, Hà Nội 28,312

Tự Đức bảo sao Tứ thập văn 1861, Hà Nội 24,537

39

Tự Đức bảo sao Nhị thập văn 1861, Hà Nội 7,550

Tự Đức bảo sao Nhất thập văn 1861, Hà Nội 6,417

Nguồn: [4, tr. 45-46].

Đối với tiền kẽm dưới triều Nguyễn đều có dạng tròn và không dày, giữa có một lỗ vuông. Đường kính của các đồng tiền kẽm thông thường là 1/22 thước (tức 1/22 của 0,4 mét, tương đương 18 mm). Trọng lượng của mỗi quan tiền kẽm (gồm 600 đồng) là 1/42 tạ (tức 1/42 của 60.450 kg, tương đương 1.439 kg). Thời Gia Long, tiền kẽm được quy định mỗi đồng nặng 7 phân, một mặt khắc bốn chữ “Gia Long Thông bảo”, một mặt khắc hai chữ “thất phân”. Mỗi quan tiền nặng hai cân 10 lạng [37, tr. 13]. Trải qua các triều vua Nguyễn (1802-1883), tất cả tiền kẽm triều Nguyễn đều mang niên hiệu Thông bảo đứng bên cạnh đế hiệu của từng vị vua (Gia Long Thông bảo, Tự Đức Thông bảo…). Mặt sau của đồng tiền kẽm phổ biến nhất là có chữ Lục phân (trọng lượng 2,265 g). Riêng thời Gia Long thì có thêm loại Thất phân (nặng 2,642 g) nhưng ít được lưu hành thông dụng.

2.2.2. Kĩ thuật đúc tiền

Ngoài việc chú trọng đến việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đúc tiền cũng như hình dáng, mẫu mã bên ngoài của đồng tiền. Tiền tệ dưới triều Nguyễn còn được chú trọng đến chất lượng bên trong của từng loại tiền tệ khi đúc. Để đảm bảo các đồng tiền đúc ra chất lượng tốt lưu hành trong xã hội, triều Nguyễn cho thành các cục đúc tiền, cử một số viên quan đến giám sát việc đúc tiền của các cục ở trung ương và địa phương. Ở Kinh thành Huế, năm 1820, dưới thời vua Minh Mệnh, cục Bảo hóa Kinh cục chuyên đúc tiền, chính thức ra đời do Vũ khố kiêm quản. Cục do 1 viên Giám đốc hàm Tòng tứ phẩm đứng đầu. Chức trách của cục là đúc các loại tiền đồng, tiền kẽm và đúc mẫu tiền để định ra các quy chế đúc tiền. Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn có cơ sở Xuất nạp của Nội vụ phủ đảm nhiệm đúc vàng bạc. Ngoài ra, có cục Bảo Tuyền, 2 cục Tạo tác ở 2 thành (Bắc thành và Gia Định thành).

Quá trình đúc tiền của cục được Nhà nước quy định chặt chẽ từ cung ứng nguồn nguyên liệu, quy cách tiền, tính nhân công, trừ hao kinh phí. Tiền được đúc bằng loại khuôn 2 mang. Sau khi nấu chảy nguyên liệu, người ta sẽ rót vào các khuôn, để nguội

40

và cuối cùng là mài tiền. Mỗi khuôn đúc được từ 8 đến 24 đồng tiền, người thợ chủ yếu dùng khuôn đúc bằng sắt hoặc dùng khuôn bằng đất [19, tr. 47].

Sau khi nhà nước mở cục đúc tiền ở Đông Trì (Bắc thành) năm 1803, Văn Khiêm xin đúc thêm tiền vì dân gian lúc này vừa trải qua việc binh, trong nhân dân thiếu tiền để sinh hoạt, mua bán. Tuy nhiên, do quyền đúc tiền thuộc về triều đình, nên cần có tiền mẫu để đảm bảo theo quy định mà tiến hành đúc.

Trước khi cho tiến hành đúc tiền ở địa phương, triều Nguyễn thường cho Bộ ty của Bộ Hộ tiến hành thử nghiệm đúc đồng tiền mới. Chỉ dụ của vua Gia Long (1814), cho đúc thử 3 hạng tiền đồng: một hạng dùng tiền đồng nhà Thanh (cân nặng 1000 cân), một hạng dùng đồng nát cân nặng 1000 cân và một hạng dùng đồng đỏ… Trong đó, đồng 500 cân, kẽm 415 cân, chì 65 cân, thiếc 20 cân chiếu theo phép nhà Thanh đúc thành tiền. [41, tr. 12]. Năm 1828, vua Minh Mệnh chuẩn cục Bảo tuyền Bắc thành đúc tiền đồng lớn 1 cân đã qua bộ bàn làm thí nghiệm, phân lạng và cho thi hành theo phép chế của Bộ (50 cân đồng, 50 cân kẽm) … nhưng đồng tiền đúc ra bị thủng khuyết, phép chế thí nghiệm khác với Bộ (52 cân đồng, 45 cân kẽm và 3 cân chì) đúc thành tiền đúng yêu cầu. Vua cho phép theo phép ấy mà làm [41, tr. 17].

Dưới triều vua Nguyễn, các cục đúc tiền Nhà nước thường sử dụng 3 phép đúc chính là phép đúc tam thất, tứ lục và nhị ngũ. Với phép đúc tam thất là phép đúc theo tỉ lệ 7:3, trong đó 7 phân đồng và 3 phân kẽm; phép đúc tứ lục với tỉ lệ 6:4, 6 phân đồng 4 phân kẽm và phép đúc nhị ngũ theo tỉ lệ 5:2, 5 phân đồng 2 phân kẽm. Năm Thiệu Trị thứ 4, vua cho bộ ty phối hợp với Vũ khố thí nghiệm đúc tiền đồng Thiệu Trị Thông bảo 9 phân và 6 phân theo ba phép đúc trên. Với phép đúc tam thất thu được 30 quan 7 tiền 8 đồng tiền đồng Thiệu Trị Thông bảo 9 phân và 13 quan 51 đồng tiền Thiệu Trị Thông

bảo 6 phân. Với phép đúc tứ lục thu được 5 quan 8 tiền 50 đồng tiền đồng 9 phân và 6

phân. Với phép đúc nhị ngũ thu được 4 quan 6 tiền 38 đồng tiền Thiệu Trị Thông bảo 9 phân và 6 phân [41, tr. 19].

Dưới triều vua Gia Long và vua Minh Mệnh người thợ đúc tiền Nhà nước thường sử dụng lò sấp để nấu đồng, mỗi lần chi tiền nhân công vật liệu tốn 3 quan 5 tiền 22 đồng. Đến năm 1845, vua Thiệu Trị chuẩn y cho cục Bảo tuyền dùng lò ngửa nấu lại đồng để đúc tiền, mỗi lần chi tiền nhân công vật liệu là 2 quan 8 tiền 12 đồng lợi 1 tiền 3 đồng [41, tr. 39]. Đến thời Tự Đức năm 1848, vua chuẩn y cho cục Thông bảo ở Hà

41

Nội đem thí nghiệm đúc 2 hạng tiền là tiền đồng 9 phân và tiền đồng 6 phân từ khối đồng Tụ long hạng tốt và hạng xấu. Với khối đồng Tụ long hạng tốt (gồm 37.497 cân đồng và 2.297 cân kẽm) đúc thành tiền được 4.771 quan 8 tiền 36 đồng tiền đồng 9 phân và 15.399 cân đồng đúc thành tiền đồng 6 phân được 4.915 quan 8 tiền. Với đồng Tụ long hạng xấu (gồm 2.371 cân đồng và 3.629 cân kẽm) đúc tiền 9 phân thành tiền 795 quan 6 tiền và 2.270 cân đồng đúc tiền 6 phân thành tiền 762 quan [41, tr. 22].

Như vậy, dưới triều Nguyễn, ngoài việc có những quy định chặt chẽ về hình thức bên ngoài của các loại đồng tiền thì Nhà nước còn có những quy định cụ thể về chất lượng và cách thức đúc tiền trước khi ban hành rộng rãi cho nhân dân sử dụng và đưa vào ngân khố quốc gia. Để có thể giảm thiểu tối đa những thành phẩm kém chất lượng đòi hỏi không chỉ tay nghề của người thợ mà còn là việc tân tiến của cơ sở vật chất, kỹ thuật. Chính vì vậy, ngoài việc ban hành các cục ở địa phương tiến hành đúc tiền thì triều Nguyễn cũng tiến hành cho đúc thử nghiệm trước khi đưa mẫu tiền đến cho các cục đúc tiền ở địa phương.

Bên cạnh việc quy định về cách thức đúc tiền thì các vua triều Nguyễn cũng có những quy định về vấn đề hao phí nguyên liệu trong quá trình đúc tiền.

Bảng 2.6: Quy định của triều Nguyễn về vấn đề hao phí nguyên liệu đồng, kẽm

khi đúc tiền (1802-1883) Thời gian Nguồn nguyên liệu Số lượng Số thành Số hao

Gia Long (1812) Kẽm Phán giang (Hải Dương)

100 cân - 13 cân 8 lạng

Kẽm Thái Nguyên 100 cân 33 quan 3 tiền 11 đồng

13 cân 6 lạng

Gia Long (1814) Kẽm Bắc thành 100 cân 35 quan 8 cân 2 lạng Minh Mệnh (1822) Đồng đỏ Tụ long,

kẽm trắng phối hợp lại

100 cân 22 quan 3 tiền 25 đồng

16 cân 2 lạng 5 đồng cân

42 Tiêu hủy đồng tiền cũ Tây Sơn

300 cân 104 quan 66 cân

Tiêu hủy tiền đồng Tây Sơn; Đồng khối Tụ long 3000 cân 2.544 cân 12 lạng 455 cân 4 lạng Minh Mệnh (1825) Đồng và kẽm tiền đồng Tây Sơn

100 cân 24 quan tiền 42 đồng 13 cân 8 lạng Minh Mệnh (1835) Kẽm Phán giang (hạng đủ) 100 cân 92 cân 12 lạng 7 cân 4 lạng Kẽm Phán giang (hạng nhì)

100 cân 91 cân 8 lạng 8 cân 8 lạng

Kẽm Phán giang (hạng ba) 100 cân 38 cân 14 lạng 11 cân 2 lạng Minh Mệnh (1840) Đồng kẽm trong kho Vũ khố 178 cân 5 lạng 5 đồng 7 phân 1 ly 4 hào 30 quan 6 tiền 24 đồng 5 đồng 7 phân 1 ly 4 hào

Thiệu Trị (1844) Đồng tiền cổ phối đồng đỏ Tụ long; tấm thiếc mỏng Tây dương hạng nhì, đồng kẽm 320 cân 107 cân 3

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)