Các hiện tượng tiêu cực trong vấn đề quản lí và lưu thông tiền tệ và biện pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 70 - 73)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3. Các hiện tượng tiêu cực trong vấn đề quản lí và lưu thông tiền tệ và biện pháp

pháp xử lí của triều Nguyễn (1802-1883)

Sang thế kỉ XIX, khi đất nước vừa mới ổn định sau một thời gian dài chiến tranh liên miên, trong nhân dân xuất hiện nhiều loại tiền với nhiều niên hiệu khác nhau. Vì vậy, để có thể thống nhất việc sử dụng chung một đồng tiền trong nhân dân đòi hỏi các vua triều Nguyễn phải có những chính sách, chỉ dụ giải quyết vấn đề trên. Từ đó, đưa nền kinh tế của đất nước phát triển, trao đổi buôn bán diễn ra thuận lợi. Năm 1816, để hủy đồng tiền mang niên hiệu của triều đại Tây Sơn, Gia Long xuống chiếu: “Quy chế

67

Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh, Bảo Hưng, dân gian nối nhau thông dụng, lẫn lộn rất nhiều. Nhưng noi theo đã lâu, chợt nghiêm cấm thì người tích trữ phải đọng lại mà không thông, người dùng quen thì ngại tiền mới, thực ra không tiện cho dân. Vậy chuẩn định những tiền ngụy từ năm Đinh sửu đến năm Tân Tỵ là năm năm thì hãy cho thông dụng, từ năm Nhâm Ngọ về sau thì đều cấm. ở trong hạn ấy thì kho tàng trưng thu và nhân dân mua bán không được kén loại, làm trái thì có tội” [46, tr. 839]. Năm

1817, vua hạ lệnh cho các địa phương từ Quảng Bình vào Nam thông dụng tiền kẽm. Chiếu rằng: “Trị nước không gì lớn bằng nuôi dân, nuôi dân phải trước hết là làm lợi

việc dùng. Nay mở lò đúc tiền, tiền của đã đầy đủ rồi. Vậy chuẩn cho từ tháng giêng sang năm về sau, phàm các khoản chi dùng thì lấy tiền ấy cấp phát để cho dân thông dụng. Còn tiền đồng cổ hiệu và tiền ngụy hiệu chứa ở kho sở tại thì đợi kỳ vận tải đem nộp về Kinh” [46, tr. 862].

Tháng 9 năm 1820, dưới triều vua Minh Mệnh, vua sắc hỏi Lê Văn Phong (Phó Tổng trấn Bắc thành lúc bấy giờ) rằng: “Tiền kẽm mới đúc dùng ở Bắc thành thế nào?”. Ông tâu: “Dùng thì tiện, chỉ sợ có tệ đúc trộm thôi” [47, tr. 86]. Vua cho là phải, dụ rằng đúc tiền là để lợi cho việc dùng của dân. Nhà nước mới đúc tiền kẽm, từ Quảng Bình vào Nam, đều đã tiêu dùng. Duy từ Nghệ An ra Bắc vẫn dùng tiền đồng cũ, từ trước đến nay, ngày càng hao bớt, dân dùng không đủ. Vậy đặc chuẩn từ nay về sau, kho tàng xuất thu, dân gian mua bán, đều dùng kẽm tiền “Gia Long thông bảo” và “Minh Mệnh thông

bảo” để cho cái lợi tiền tệ đến khắp mọi nơi. Lại chuẩn định điều cấm. Phàm ở dân thu

nộp, ở chợ phố mua bán đổi chác, tiền mới tiền cũ đều dùng cả, không được chọn bỏ [47, tr. 86].

Bên cạnh việc phải thống nhất đơn vị tiền tệ thì trên cả nước, còn xuất hiện hiện tượng đúc trộm tiền. Để giải quyết vấn đề trên, các hoàng đế triều Nguyễn đều cho thi hành các đạo dụ chống tình trạng đúc trộm tiền và nguyên liệu đúc tiền. Tháng 01 năm 1812, vua Gia Long cho định lại lệnh cấm bán riêng và chở trộm đồng kẽm. Vua bảo bầy tôi rằng: “Đúc tiền cốt để cho đủ dân giàu nước, mà đồng kẽm là vật sinh ra tiền,

nếu không đặt rõ phép cấm thì bọn buôn tích trữ, nguồn của dễ tắc. Vậy lại ra lệnh cấm để ban hành” [41, tr. 47]. Trong đó, người dân ai đem đồng kẽm mua bán riêng với nhau

và vận chở theo đường thủy, đường bộ đều trị 70 roi, tính tang vật theo giá nhà nước thành tiền mà truy (cả tang và tiền) thu vào nhà nước. Như hai người mua bán cùng

68

phạm thì người bán mất tang vật, người mua mất tiền giá hàng. Người phạm một mình thì tang vật và tiền giá đều phải chịu cả. Người nào tố cáo được thực thì tang vật thu vào nhà nước, tiền giá sung thưởng. Trong bọn kẻ nào tự thú thì được miễn tội mà không có thưởng, số tang vật phần mình thì nhà nước mua cho và trả đúng giá. Quan quân dân thứ có chứa riêng đồng kẽm thì hạn trong một tháng phải nộp vào nhà nước, ở Kinh do Nhà đồ, ở ngoài do quan địa phương chiếu giá thu mua. Ai cất giấu mà phát giác ra thì theo luật mua bán riêng mà luận tội. Bang thuyền chở vật hạng, có người dám chở trộm và cùng nhau mua bán riêng thì trị tội như lệ. Những người quản vận cố ý dung túng đều xử 70 roi; kẻ nào nhận hối lộ thì xử tội nặng. Thất sát thì xử 50 roi [46, tr. 747].

Sang năm sau (1813), vua ban bố lệnh cấm bán hụt giá. Dân gian cho vay và mắc nợ cùng mua bán ở ngoài chợ, phàm đem bạc đổi tiền đều theo giá quan, đĩnh 10 lạng đổi tiền 28 quan, đĩnh 1 lạng đổi 2 quan 8 tiền, không được giảm bớt giá bạc. Làm trái thì người địa bảo (Chức dịch sở tại) bắt trị, việc đến quan thì lấy luật vi chế luận tội [46, tr. 768-769].

Tháng 9 năm 1820, vua Minh Mệnh chuẩn định điều cấm: “Phàm ở dân thu nộp,

ở chợ phố mua bán đổi chác, tiền mới tiền cũ đều dùng cả, không được chọn bỏ. Ai dám đúc trộm thì phải tội giảo giam hậu, tịch thu gia sản. Người tố cáo được thưởng bạc 50 lạng. Người chở trộm và mua bán trộm kẽm thì xử 60 trượng, đồ 1 năm, thuyền và hàng hoá, một thu vào nhà nước, lại lấy 3 phần 10 tang vật thưởng cho người tố cáo. Các quan phủ huyện và đồn thủ không kiểm soát được thì xử tội thất sát. Biết tình mà cố ý dung túng thì đồng tội với người phạm. Những người ở trường đúc cục Bảo tuyền và Đồ gia Bắc Thành, có ai mang khối kẽm đúc tiền ra ngoài thì theo luật lấy trộm tiền lương ở kho, tính tang vật xử tội” [47, tr. 86].

Để tránh hiện tượng quan viên lợi dụng chức vụ của mình để sinh gian dối, năm 1825, vua Minh Mệnh dụ rằng, nhà kho là nơi tích chứa rất quan hệ đến thuế khóa của nhà nước… từ trước đặt ra bọn giữ kho, người làm việc ở kho, vẫn chỉ thường xuyên làm việc, chưa từng thay đổi, cho nên lâu ngày sinh nhờn, dễ sinh gian dối. Bởi thế đến kỳ thanh tra, thường xét thấy những việc chi thu có chỗ thừa chỗ thiếu. Trong ấy không khỏi có tính tệ đem khoản nợ sung khoản kia, bớt xén. Hơn nữa trong khi làm việc mọc ra nhiều cách gian trá, cũng nên sửa đổi để bỏ cái tệ hại lâu ngày. Vậy cho Gia Định, Bắc thành đều nên hết lòng trù tính. Những kho ở thành và các kho ở các trấn thành sau

69

này đến khóa thanh tra 3 năm, hoặc nên phái lính khóa hoặc bắt dân xã bổ làm lính coi kho, cũng chọn lấy người có thể làm giám thủ được, để làm mà thay đổi. Hoặc là tiếp tục làm việc như trước mà đặt ra chương trình nghiêm ngặt đốc thúc, cốt cho thi hành được lâu dài mà không có sự tệ hại, đều làm thành tập tâu lên, sẽ xuống chỉ dụ thi hành [41, tr. 64-65].

Vậy từ nay đến kỳ thanh tra thì truyền trước cho các thành, trấn, mang tính công bằng, chọn trong đám cai đội thư lại đã thực thụ, lấy người liêm khiết, chăm chỉ, làm được việc, lập thành danh sách, đủ cả lời xét do bộ đề ra cho sung bổ vào các chức giữ kho, cai đội, đội trưởng đề lĩnh, thư lại để đến kỳ thanh tra làm chủ thủ (quản lý kho). Cứ mỗi một khóa thanh tra lại thay đổi người chủ thủ. Khi bàn giao công việc xong, nhân viên chủ thủ cũ, xong một khóa không thiếu thốn liên can gì, thì cho thành trấn tùy theo năng lực làm sách xin cho điều bổ và sử dụng. Còn như lính coi kho về sau thành ấy và các trấn thuộc thành cứ đến khóa 3 năm thanh tra, lấy lính trong thuộc trấn không cứ là hạng lính nào cho thay đổi làm lính coi kho làm việc, cho sạch cái thói tệ ấy đi. Lấy đó làm lệ lâu dài [41, tr. 65].

Những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn xuất phát từ một thực tiễn xã hội nước ta ở thế kỉ XIX, mặc dù triều Nguyễn đã có những chính sách để củng cố chế độ quân chủ của mình nhưng vẫn còn tồn tại những quan lại lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để lũng đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lí và lưu thông tiền tệ, trên thị trường xuất hiện những đồng tiền kém chất lượng, tiền giả đã gây khó khăn cho Nhà nước khi thi hành các chính sách, biện pháp quản lí. Bên cạnh đó, việc thống nhất đất nước sau hàng thế kỉ chiến tranh khiến cho trên thị trường cùng lúc xuất hiện nhiều loại tiền của nhiều triều đại khác nhau, thậm chí có cả đồng tiền nước ngoài, buộc các vua triều Nguyễn phải có những biện pháp xử lí.

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)