7. Cấu trúc của đề tài
2.3. Hoạt động đúc tiền dưới triều vua Nguyễn (1802-1883)
2.3.1. Cơ quan tổ chức đúc tiền triều Nguyễn (1802-1883)
Về cơ bản, quan lại dưới triều triều Nguyễn được tổ chức theo chế độ nhà Lê, vua Nguyễn chia bộ máy nhà nước thành 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) đứng đầu mỗi bộ là chức Thương thư, bên cạnh còn có các quan tham tri, thị lang… để quản lí
45
công việc của Bộ. Trong đó, Bộ Hộ có nhiệm vụ trông coi việc đinh điền thuế má, kho tàng chứa chất, hóa vật đắt rẻ và nhiệm vụ quản lý việc thu mua nguyên liệu dùng cho việc đúc tiền kiêm lĩnh việc đúc và cho lưu hành các loại tiền của triều đình trong nước, cho khai thác và đúc vàng bạc nguyên chất thành nén có dấu ấn của nhà nước để bảo đảm việc lưu hành được diễn ra thuận lợi.
Về cơ cấu tổ chức, cũng giống như các Bộ khác, dưới thời vua Gia Long, nhân viên cuả mỗi bộ đều làm việc chung trong một cơ quan gọi là Lệnh Sử ty. Đến năm 1821, vua Minh Mệnh cho đổi Lệnh Sử ty thành Thanh Lại ty, cho đổi Ấn tào thành Ấn ty và đặt thêm Trực Xứ ty (rút gọn là Trực ty), đây là những cơ quan văn phòng của bộ [05, tr. 95]. Hàng năm cứ tháng chạp thì ước lượng số thợ cần dùng, để những người thợ thủ công đến tháng giêng được triệu tập đến các tượng cục làm công tác, kể từ tháng 7 trở đi, tùy theo công việc còn nhiều hay ít, các ti tượng chức giảm bớt số thợ cho về nguyên quán [44, tr. 569].
Xưởng đúc tiền là một trong số những tượng cục quan trọng mà triều đình trực tiếp đứng ra quản lý. Các sở đúc tiền dưới triều Nguyễn đặt ở Kinh thành Huế, Bắc thành, Gia Định thành và các trấn địa phương gọi là cục Bảo tuyền. Đến Thiệu Trị năm đầu thì đổi làm cục Thông bảo. Ở Kinh thành, cục Bảo hóa được thành lập năm 1820 và tồn tại đến triều Nguyễn nằm ở phường Liêm Năng trong Kinh thành với quy mô 30 gian. Bên cạnh chức năng đúc mẫu, cục còn đúc tiền đồng kẽm thông thường với số lượng lớn. Nguồn thợ tập trung làm việc ở cục Bảo hóa gốc miền Trung, ở các cục đúc tiền địa phương thì nguồn nhân công chính là những người thợ thủ công ở địa phương.
Bên cạnh cục Bảo hóa, ở Kinh đô, thành lập cục đúc vàng bạc năm 1834 ở sở Xuất nạp Nội vụ phủ. Cục có quy mô không lớn, có 100 thợ chọn ở Hà Nội, nhưng chức năng sản xuất rất quan trọng vì đúc vàng bạc thành thoi để dự trữ và lưu thông, đúc kim tiền, ngân tiền dùng để ban thưởng. Lương thợ đúc là 1 quan tiền, 1 phương gạo. Sản phẩm của cục đúc vàng bạc rất phong phú với nhiều kích cỡ và trọng lượng khác nhau. Vàng bạc đúc ở Kinh thường có dấu “nội thảng” theo khối hình chữ nhật, có đóng dấu nơi đúc và có hoa văn [19, tr. 12].
46
Bảng 2.7: Tiền lương tháng của thợ đúc tiền cho Nhà nước dưới triều vua Minh
Mệnh (1802-1840)
Loại thợ Sở đúc tiền Lương tháng (quan)
Thợ đầu lò Hà Nội 8,3
Thợ phó lò Hà Nội 7,3
Phụ lò Hà Nội 6,3
Thợ đúc loại 1 Thanh Hóa 16
Thợ đúc loại 2 Thanh Hóa 12
Phụ lò Thanh Hóa 8
Nguồn: [4, tr. 50].
Bên cạnh việc quy định tiền lương theo tháng đối với người thợ đúc tiền, các vị vua triều Nguyễn (1802-1883) cũng cho ban hành định chế mức lương đối với các thợ khai mỏ trên cả nước.
Bảng 2.8: Tiền lương tháng thợ khai mỏ phía Bắc dưới triều vua Minh Mệnh
(1820-1840)
Loại Mỏ nhà nước Mỏ tư nhân
Thợ mỏ chính 8,5 - 9 quan 12 quan
Phụ mỏ 4,5 - 6 quan 8 quan
Nguồn: [4, tr. 51].
Trên cơ sở huy động nguồn nhân lực và nguyên liệu của nền thủ công nghiệp dân gian và phỏng theo mô hình của các triều đại trước, trong bối cảnh mới của đất nước thống nhất, triều Nguyễn trong thời kì độc lập đã tổ chức một mạng lưới quan xưởng nói chung và mạng lưới cơ quan đúc tiền nói riêng trên cả nước từ trung ương đến địa phương, tập trung đầy và hoàn chỉnh các nguồn nhân công lành nghề, kỹ thuật cao. Triều Nguyễn đã học tập và phát huy những kinh nghiệm của những triều đại trước thế kỉ XIX trong việc tổ chức và điều hành các cơ quan phụ trách chuyên môn hoạt động một cách hiệu quả. Đặc biệt dưới thời trị vì vua Minh Mệnh, các cục đúc tiền từ trung ương đến địa phương đã hoạt động đúng với mục đích, tổ chức và tính hiệu quả cao của nó đối
47
với Nhà nước. Thời kì về sau, các cơ quan đúc tiền dần nới lỏng về tổ chức và bắt đầu biến đổi dẫn đến giải thế sau khi nước nhà mất độc lập năm 1884.
2.3.2. Hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn (1802-1883)
Đầu thế kỉ XIX, trong thời gian trị vì của mình (1820-1840), vua Minh Mệnh đã từng nhấn mạnh rằng: “Đúc tiền ra sở dĩ để cho dân chúng tiêu dùng” [57, tr. 1026]. Chính vì lẽ đó mà không chỉ vua Minh Mệnh, ngay từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước, mặc dù các loại tiền đồng, tiền kẽm, đĩnh vàng, đĩnh bạc của thời kỳ trước vẫn được lưu dùng, song vua Gia Long cũng đã ban hành những chỉ dụ cho các quan lại tiến hành việc đúc tiền để nhân dân sử dụng và quản lí nền tài chính nước nhà. Dù rằng nền kinh tế Việt Nam lúc này là nền kinh tế tự cung tự cấp vẫn chiếm ưu thế so với nền kinh tế tiền tư bản chỉ mới manh nha nhưng trong lĩnh vực tiền tệ đặc biệt là đúc tiền vẫn thường xuyên được tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương.
Là triều đại quân chủ cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam, triều Nguyễn được hình thành khi đất nước vừa bước ra khỏi hơn 200 năm loạn lạc, chia cắt. Để có thể gìn giữ những di sản quân chủ của cha ông để lại, các vị vua đầu triều Nguyễn ngay khi lên ngôi đã ban hành các chỉ dụ củng cố mọi mặt đời sống xã hội và trong đó có việc đúc tiền sử dụng trong nhân dân cũng như để ban thưởng cho các quần thần có công lao với đất nước.
Ngay sau khi lên ngôi và ổn định cơ bản đất nước, vua Gia Long đã ban chỉ dụ mở sở đúc tiền ở Bắc thành (1803) để đúc tiền đồng và cho đúc các đĩnh bạc để chi dụng. Nhà vua nói: “Nay nên đúc tiền để lưu dụng trong nước” [13, tr. 109]. “Năm Gia Long
thứ hai (1803), mở sở đúc tiền ở Bắc Thành để đúc tiền đồng và tiền kẽm; lại đúc ra nén vàng, nén bạc, lượng vàng, lượng bạc, để cho tiện sự giao thông buôn bán trong nước”
[33, tr. 341]. Điều này cũng được ghi chép lại trong Đại Nam thực lục như sau: “Gia Long năm thứ 2, mở cục đúc tiền Bắc thành, lấy Cai cơ Nguyễn Văn An làm Giám đốc, Lê Duy Đạt làm phó. Sai những người thợ đúc tiền đều mua sắm đồng riêng dựng lò để đúc, y theo kiểu mẫu đồng tiền mới đúc…” [46, tr. 516]. Năm 1805, sai phó vệ úy
Nghiêm võ là Tôn Thất Nhật và Thiêm sự Hộ bộ là Nguyễn Khoa Minh trông coi cục đúc tiền ở Bắc thành [46, tr. 693]. Về sau mở thêm lò đúc tiền ở Gia Định thành và ở các trấn. Cũng trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng ghi chép về những lò đúc tiền được thành lập dưới triều vua Gia Long: “Gia Long năm thứ 12…, lập trường đúc
48
tiền ở hồ Thủy Quan cũ trong cửa ô Tây Long Bắc thành, chung quanh dựng hàng rào kín, ngoài đào hào sâu, chỉ mở 2 cửa, cắt lính canh giữ xét hỏi. Lại làm kho tạm ở gần đấy, tạm chứa bạc tiền để sẵn cho việc thu phát” [41, tr. 12].
Tiếp nối công việc của vua Gia Long, vua Minh Mệnh sau khi lên ngôi (1820) đã cho đặt cục “Bảo hóa kinh cục” (Bảo hóa kinh cục là cục đúc tiền ở Kinh) ở kinh đô [41, tr. 14]. Sách Đại Nam thực lục có ghi chép rằng: “Dựng cục đúc tiền ở Vũ khố. Vua nhiều lần đến xem. Sai hằng tháng cấp cho thợ mỗi người tiền 2 quan gạo 2 phương”
[47, tr. 52]. Tính đến năm 1821, cả nước có 20 lò đúc tiền kẽm đúng phép [41, tr. 15]. Sau khi triều đình triều Nguyễn cho mở các lò đúc tiền, năm 1803, bắt đầu đúc tiền Gia Long thông bảo. Vua Nguyễn sai cai đội là Cáp Văn Cẩn trông coi công việc. Sau khi đúc xong thì đưa 1.000 đồng mẫu (mỗi đồng đường kính 5 phân 5 ly, mỗi quan tiền nặng 2 cân 4 lạng) ra Bắc thành để đúc theo quy thức nhất định [56, tr. 506].
Tháng 2 năm 1819, vua Minh Mệnh bắt đầu cho đúc tiền “Minh Mệnh Thông bảo” 6 phân bằng đồng và bằng kẽm, sai lấy mẫu tiền gửi cho cục Bảo tuyền ở Bắc thành theo đúng phép mà đúc. Định lệ tiền công liệu, cứ trong 100 cân đồng kẽm thì có 49 cân đồng đỏ, 45 cân kẽm, 6 cân chì đúc thành tiền tiền đồng 37 quan 8 tiền (tiền công liệu là 5 quan 5 tiền 33 đồng 6 phân 2 ly), cứ 100 cân kẽm đúc thành tiền kẽm 41 quan (tiền công liệu 3 quan 4 tiền 21 đồng 6 phân 5 ly) [47, tr. 40].
Vua Minh Mệnh năm Canh Thìn (1820) chuẩn y đúc tiền đồng và tiền kẽm nặng 6 phân hiệu Minh Mệnh Thông bảo (bửu) ở Kinh, sau đưa kiểu tiền ra cục Bửu tuyền ngoài Bắc thành theo kiểu mẫu mà đúc [56, tr. 58]. Đến năm 1822, có Chỉ cho đúc tiền Minh Mệnh hạng lớn, cứ khối đồng đỏ 52 cân 4 lạng, kẽm 47 cân 8 lạng, thiếc 4 lạng hợp thành 100 cân đúc thành tiền, mỗi đồng nặng từ 9 phân 1 ly trở lên đến 1 đồng cân trở xuống. Từ sau lấy đây làm lệ. [41, tr. 15]. Lại có chỉ cho cục Bảo tuyền tiêu hủy tiền đồng Tây Sơn đúc thành tiền Minh Mệnh Thông bảo 6 phân [41, tr. 15].
Để tưởng nhớ vua Gia Long, năm 1827, vua Minh Mệnh cho đúc lại tiền lớn hiệu Gia Long thông bảo, nặng 1 đồng 1 cân [56, tr. 71]. Châu bản tập 51, tờ 46 Minh Mệnh 14 (1833) có đoạn: “… Một bản trình vâng chi hoàng bạc bạch kim và tiền Phi Long,
tiền lớn Lã Tông, các nha lần lượt làm đơn nhận lãnh. Lại một bản trình bày vâng chi bạch kim, theo phép hỗn hợp cùng đồng đỏ với thiếc trắng luyện thành bạc để dùng đúc tiền Phi Long, xin được thanh toán” [15, tr. 76].
49
Một ví dụ khác, Châu bản tập 53, tờ 255, Minh Mệnh 16 (1835): “Chúng thần Hội
đồng kính tâu: Nhận được của phái viên phát giao 153 thoi vàng 7 tuổi, nặng 55 lạng 1 tiền 1 phân để chuyên đi đúc tiền phi long hạng nhỏ. Chúng thần đã vâng mệnh sức cho thợ đúc tạo trừ số bị nứt vỡ và những hạt nhỏ linh tinh gom vào đúc thành khối, hao mất 5 phân 3 ly, ra nhập thêm vào nguyên số sức cho thợ đúc tạo thành mỹ sức (làm đẹp) gồm 156 thoi, còn thừa 2 tiền 6 phân vàng. Nay chúng thần kính đem số tiền và vàng thừa trình lên. Chúng thần có hỏi thợ đúc vàng vì sao lại bị hao hụt, các thợ đó đều trả lời, do nung luyện in tạo làm đẹp mà dẫn tới hao hụt. Phụng chỉ: Lần này in tạo cũng phải nung luyện mài rũa cho đẹp, dẫn đến sự hao hụt cũng không đáng mấy, cho phép gia ân khoan miễn nên thân sức cho đám thợ ấy gia tâm mà làm” [15, tr. 78].
Trong sách Đại Nam thực lục chính biên vào tháng 4 năm Đinh Hợi (1827) có ghi:
“…Đúc tiền là để dồi dào của cải mà để mãi về sau. Đời Gia Long đúc tiền đồng, tiền kẽm đều đã thông dụng, duy tiền đồng lớn chưa làm đến, Trẫm nghĩ Hoàng Thái Tổ Cao Hoàng đế ta công thần, đức thánh nêu cao trong vũ trụ, nào có cái gì để lưu dấu nghìn năm. Vậy hạ lệnh truy đúc tiền đồng lớn Gia Long Thông Bảo 10.000 quan ( đồng 100 cân, cho trừ hao 15 cân 8 lạng) khi đúc xong sai đem 2.000 quan để ở kho kinh, còn chia đi ở các địa phương chứa giữ ( Gia Định, Bắc thành mỗi thành 600 quan, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Sơn Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn Tây mỗi nơi 300 quan, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Hòa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên, Ninh Bình mỗi nơi 200 quan…” [47, tr. 594-595].
Tháng 4 năm 1822, vua Minh Mệnh bắt đầu đúc tiền đồng lớn nặng từ 9 phân 1 ly đến 1 đồng cân. Định phép chế lẫn đồng kẽm thiếc (phàm đúc tiền đồng lớn, cứ 100 cân dùng khối đồng đỏ 52 cân 4 lạng, 47 cân 8 lạng kẽm, 4 lạng thiếc. Đúc hạng tiền đồng 6 phân dùng đồng tiền Tây Sơn cũ 52 cân, khối đồng đỏ 27 cân, kẽm 20 cân 14 lạng và 2 lạng thiếc đúc thành [47, tr. 196]. Và đến tháng 7 năm 1822, bắt đầu chế sáu hạng đĩnh bạc, gửi cho cục Tạo tác ở Bắc Thành theo quy thức mà chế tạo. Hạng nhất nặng 1 lạng, hạng nhì nặng 5 đồng cân, hạng ba nặng 4 đồng cân, hạng tư nặng 3 đồng cân, hạng năm nặng 2 đồng cân, hạng sáu nặng 1 đồng cân. Quy định tiền công và vật liệu, đĩnh bạc 1 lạng thì cứ 30 đĩnh cấp 1 tiền, đĩnh bạc 5 đồng cân cứ 60 đĩnh cấp 1 tiền 40 đồng, đĩnh bạc 3 đồng cân thì cứ 100 đĩnh cấp 2 tiền, đĩnh 2 đồng cân thì 150 đĩnh cấp 2 tiền 40
50
đồng, đĩnh 1 đồng cân thì cứ 300 đĩnh cấp 4 tiền. Cho nhân dân nộp tiền lệ đánh dấu chữ, cứ mỗi 10 lạng bạc nộp 2 tiền, tuỳ sáu hạng đĩnh bạc chế ra lấy số tiền ấy cấp cho thợ, còn thừa thì nộp vào kho [47, tr. 216].
Tháng 6 năm 1832, vua Minh Mệnh cho đúc kim tiền và ngân tiền “Phi Long”. Kim tiền vàng 1.000 đồng, cứ 1 đồng nặng 3 đồng cân, dùng vàng 7 - 8 tuổi đúc thành; ngân tiền 20.000 đồng, cứ 1 đồng nặng 7 đồng cân, dùng bạc 7 phần. Vua sai Vũ khố chọn đất ở cục, sắc cho quan chưởng ấn ở Bộ Hộ, Bộ Công và Nội vụ phủ cứ luân phiên nhau đến trường đúc, coi thợ làm. Định lệ trừ hao và khuyên răn thợ, nếu dám bớt xén, giả mạo hoặc pha trộn lẫn thì bị xử tử [48, tr. 385]. Lúc bấy giờ có người thợ là Nguyễn Văn Khê do đánh rơi mất đồng kim tiền nên tự tiện lấy chỗ vàng thừa điền vào chỗ thiếu và Nguyễn Văn Tường lấy bạc pha lẫn với vàng, cả hai bị người coi quản phát giác ra được, Bộ Hình xử án khép Nguyễn Văn Khê vào luật lấy trộm của công của Nội vụ phủ, xử chém nhưng cho chịu tội đồ. Nguyễn Văn Tường khép vào luật làm vàng bạc giả, xử phạt trượng và bị tội đồ. Vua dụ rằng: “Nguyễn Văn Khê tình dẫu đáng ghét nhưng kim
tiền chưa từng vào tay, còn có thể khoan giảm được. Nguyễn Văn Tường quen láu lỉnh, tang vật dẫu không nhiều, nhưng sự tình nặng hơn, lời bàn của bộ chưa được đúng. Vậy Nguyễn Văn Tường đổi ra tội trảm giam hậu; Nguyễn Văn Khê đổi ra tội phạt 100 trượng, cách dịch… đóng gông 2 tháng, khi mãn hạn cho về nhập vào sổ dân chịu sai dịch” [48, tr. 385].
Thời Gia Long định giá vàng bằng 17 lần giá bạc (1 lượng vàng bằng 17 lượng bạc) và 1 lượng bạc thì giá 2 quan 8 tiền đồng. Thời Minh Mệnh là thời thịnh trị nên nhà vua rất chú trọng đến việc đúc các loại tiền cho tiêu dùng. Vua có dụ rằng: “…Tiên đế
giao kho tàng lại cho Trẫm để khi cần cứu trợ nhân dân, vậy thời kho tàng, sản vật, tiền của, lương thực đầy vơi thế nào không thể biết đến. Đúc ra tiền để dân chúng tiêu dùng. Từ ngày nước nhà đúc ra tiền kẽm mới, các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam đều được tiêu dùng, còn các tỉnh từ Nghệ An trở ra Bắc đều phải tiêu dùng tiền hiệu cũ, và như vậy thứ tiền ngày một hao thất không đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Chuẩn từ nay về sau, các kho hàng xuất nhập tiền đều để dân chúng có phương tiện mua đi bán lại và thông dụng tiền kẽm Gia Long, Minh Mệnh Thông Bảo ngõ hầu tiền của và hóa vật được lưu chuyển thông thương. Nếu ai dám đúc trộm đều sẽ bị phạt tội” [47, tr. 33]. Thời vua