Quản lí tiền tệ trong các kho nhà nước ở trung ương và địa phương

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 63 - 68)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1. Quản lí tiền tệ trong các kho nhà nước ở trung ương và địa phương

Ngay đầu thời Gia Long, triều Nguyễn đã quy định đơn vị đo lường thống nhất trong cả nước để quản lý việc lưu thông tiền tệ, buôn bán trong nhân dân và để ổn định nền kinh tế quốc gia. Tháng 4 năm 1804, vua Gia Long sai quan lại Bắc thành phụ trách việc chế các dụng cụ mẫu như cân, thước, hộc, phương làm chuẩn và cho khắc dấu bằng chữ “Tín” để khẳng định tính pháp chế của các đơn vị đo lường do Nhà nước công nhận. Tuy nhiên do đặc điểm tình hình chính trị Việt Nam trong thế kỉ XIX có nhiều biến động nên phép đo lường ở Nam kỳ và Bắc kỳ về sau có nhiều thay đổi. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trên ba kỳ không còn thống nhất về đơn vị đo lường. Điều đó đã nảy sinh khá nhiều ngộ nhận, khiến người đời sau rất dễ nhầm lẫn về các đơn vị đo lường triều Nguyễn.

60

Theo quy định của triều Nguyễn, để đo khối lượng thông thường của đồ vật (đồ đồng, kẽm…) sẽ dùng các đơn vị tạ, yến, cân, lượng, đồng cân, phân, với cách tính như sau:

Bảng 3.1: Hệ thống đơn vị đo khối lượng dưới triều Nguyễn (1802-1883)

Đơn vị Đơn vị tương ứng Quy ra kilogram

Tạ 10 yến 60,4 Yến 10 cân 60,4 Cân 16 lượng 0,604 Lượng 10 đồng cân 0,03775 Đồng cân 10 phân 0,003775 Nguồn: [4, tr. 29].

Nhà nước nghiêm trị những người chế tạo hoặc sử dụng các phép đo lường không đúng tiêu chuẩn. Trong Hội điển có quy định rằng: “Phàm người nào làm riêng hộc,

đấu, cân, thước không đúng mẫu, đem dùng ở hàng, chợ và đem những hộc, đấu, cân, thước của công phát cho mà thêm bớt phải phạt 60 trượng. Người thợ làm ra các thứ ấy phải chịu tội” [56, tr. 363, 365]. Năm 1835, chủ thủ ở Vũ khố là Hoàng Công Tứ tự

tiện gọi thợ rèn là Trần Văn Hùng đem cân Thiên Bình mài giũa đi, bị phát giác. Hoàng Công Tứ bị bãi chức, thợ rèn Trần Văn Hùng bị phạt 100 trượng [56, tr. 363, 365].

Dưới triều Nguyễn, chuẩn bản vị của hệ thống tiền tệ là kim loại vàng và bạc, nên nhà nước quy định thống nhất bằng các đơn vị trọng lượng có tên gọi riêng biệt để xác định giá trị của chúng cũng là để thuận tiện hơn trong lưu thông tiền tệ, buôn bán hàng hóa trên cả nước, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Hệ thống đơn vị đo trọng lượng tiền kim loại dưới triều Nguyễn

(1802-1883)

Đơn vị Đơn vị tương ứng Quy ra kilogram

Nén 10 lạng (lượng, đĩnh) 377,8312

61

Đồng cân (tiền) 10 phân 3,7783

Phân 10 ly 0,3778

Ly 10 hào 0,0377

Hào 0,0037

Nguồn: [4, tr. 30-31].

Các đơn vị trọng lượng này được dùng để tính giá trị của vàng và bạc. Hệ số quy chiếu trong cùng một đơn vị trọng lượng giữa vàng ròng và bạc ròng là 1 vàng = 34 bạc. Vàng bạc được lưu thông trên thị trường dưới nhiều dạng trọng lượng và hàm lượng khác nhau, nhưng không thông dụng trong những hoạt động trao đổi bình thường. Loại tiền mặt phổ biến trong dân chúng là tiền đồng và tiền kẽm.

Đơn vị tiền tệ triều Nguyễn gồm 3 loại là quan, tiền và đồng. Hệ số quy chiếu giữa ba đơn vị tiền tệ này được tính như sau: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng.

Trị giá tiền tệ (tiền đồng và tiền kẽm) so với vàng bạc có sự biến thiên tương đối, tùy theo từng giai đoạn lịch sử. Dưới đây là hệ số quy chiếu giữa tiền đồng và tiền kẽm so với vàng bạc trong thời điểm tương đối ổn định đầu thế kỉ XIX:

Bảng 3.3: Hệ số quy chiếu giữa tiền đồng, tiền kẽm so với vàng bạc dưới triều

Nguyễn (1802-1883) Chủng loại (1 lạng = 37,7831 g) Giá thị trường (1830-1840) Giá nhà nước (1820-1840) Vàng ròng 100 quan 60 - 80 quan Bạc ròng 3 quan 2,3 - 2,8 quan Nguồn: [4, tr. 32].

Để có thể kiểm soát, quản lí tốt lĩnh vực tài chính - tiền tệ, ngay từ khi mới thành lập, triều Nguyễn đã lập ra các cơ quan chuyên phụ trách quản lí kho tàng tiền tệ trong cả nước như Ngoại Đồ gia, Vũ khố và Thương trường… Trong đó, Ngoại đồ gia là nhà chứa đồ nằm ở phía ngoài, có trụ sở nằm ở phía Tây phường Liêm Năng trong kinh thành Huế, gồm một sở trông coi về việc xuất nạp, thu chi và các kho quân giới. “Vua Gia Long năm đầu (1802), xuống chỉ chuẩn cho làm Ngoại Đồ gia để chứa binh khí

62

cùng đồng thau, kẽm, thiếc và tất cả các sản vật của công” [5, tr. 148], gồm có 7 kho là: kho khí giới, kho đồng, kho tiền, kho vận lương, kho thủy, kho chiếu, kho than. Các kho do Chủ thủ cùng một số lính trông coi thuộc. Ngoại Đồ gia có một cơ quan văn phòng là Lệnh Sử ty do các chức Câu kê, Cai hợp và Thủ hợp phụ trách, nhưng không quy định dứt khoát về số lượng nhân viên. Đến năm 1805, nhà vua cho chuẩn định số nhân viên của Ty lệnh sử Ngoại Đồ gia hàm Tòng Tứ phẩm, nằm sau hàng Thị trung Tham luân và trước hàng Chư dinh Điển quân Cai bạ.

Năm 1820, vua Minh Mệnh cho đổi Ngoại Đồ gia thành Vũ khố và sang năm sau nhà vua cho đổi Lệnh Sử ty của Ngoại Đồ gia thành Thanh Thận ty của Vũ khố. Đồng thời nhà vua cũng chuẩn định thành phần nhân sự của Vũ khố gồm 2 Lang trung, 2 Chủ sự, 2 Tư vụ, 8 Thư lại Bát phẩm, 8 Thư lại Cửu phẩm và 44 Thư lại Vị nhập lưu. Đến năm 1825, nhà vua lại chuẩn định thêm cho Thanh Thận ty của Vũ khố 1 Lang trung, 2 Chủ sự, 2 Tư vụ. Đến năm 1827, vua Minh Mệnh lại chuẩn định cho trưởng quan Vũ khố là chức Thị lang hàm Chính Tam phẩm. Đến năm 1828, nhà vua chuẩn thêm cho Vũ khố 1 Thư lại Bát phẩm, 2 Thư lại Cửu phẩm và 16 Thư lại Vị nhập lưu. Đến năm 1830, nhà vua tiếp tục chuẩn định lại nhân sự cho Vũ khố, trong đó Thư lại Bát phẩm là 6 viên, Thư lại Cửu phẩm là 8 viên và Thư lại Vị nhập lưu là 50 viên. Đến năm 1836, lại cho đặt thêm 1 Chủ sự, 1 Tư vụ. Kết quả, thành phần nhân sự của Vũ khố gồm có: 1 Thị lang (hàm Chính Tam phẩm) làm Chưởng quản, bên dưới có 1 Lang trung (hàm Chính Tứ phẩm), 2 Viên Ngoại lang (hành Chính Ngũ phẩm), 4 Chủ sự, 4 Tư vụ, 6 Thư lại (hàm Chính Bát phẩm), 8 Thư lại (hàm Chính Cửu phẩm) và 50 Thư lại Vị nhập lưu. Thuộc Vũ khố có một cơ quan văn phòng là Từ Trát tào và 2 Hiệu kho Giáp - Ất (gồm 8 kho). Các chức vụ làm việc ở Vũ khố đến nhiệm kì được bổ sung thay thế và lấy nguồn nhân sự từ các cơ quan khác. Đến năm 1849, vua Tự Đức quy định các chức Chủ thủ ở kho của Vũ khố đều 4 năm thay người 1 lần [5, tr. 150-154].

Thương trường là các kho trữ thóc tiền của nhà nước được đặt tên từ năm 1831, có trụ sở ở phía Nam sông Ngự Hà, trong kinh thành Huế, bao gồm một sở coi về việc xuất nạp, chi thu và các kho Quảng tích, Quảng Thịnh, Quảng phong để trữ lúa gạo; còn các kho Phú khố và Vĩnh thành thì làm nhiệm vụ trữ tiền và trực thuộc vào Nội tàng khố, do một Giám đốc quản lĩnh. Lúc đầu, vào năm 1802, vua Gia Long cho lập kho Nội tàng, có cơ quan quản lý là Ty Bộ hộ. Lúc bấy giờ, vua Gia Long cho đặt các chức Giám

63

đốc ở 2 kho Kinh đô và Kinh thương cùng với 2 đội Phú Thuận phụ trách giữ đồ đong lường công. Còn việc chi phát thì do Bộ Hộ làm. Đến năm 1823, vua Minh Mệnh giao cho Thanh Lại ty của Bộ Hộ cử người coi kho Nội tàng và Kinh thường gồm 1 Chủ sự, 1 Tư vụ, 1 Thư lại Bát phẩm, 2 Thư lại Cửu phẩm và một số Thư lại Vị nhập lưu không hạn định, làm nhiệm vụ thu phát tiền gạo và lưu giữ sổ sách. Đến năm 1824 cho đặt thêm ở kho Nội tàng 1 Thư lại Bát phẩm, 1 Thư lại Cửu phẩm và 19 Thư lại Vị nhập lưu cộng với 33 Thư lại Vị nhập lưu hiện có, chia làm 2 phiên thay nhau coi giữ. Đến năm 1827 cho bổ sung thêm ở kho Kinh thương 4 Thư lại Bát phẩm, 9 Thư lại Cửu phẩm, cộng với 14 Thư lại Bát, Cửu phẩm đã có, chia thành 5 nhóm, làm nhiệm vụ phát thóc gạo tại 5 sở kho, 6 năm 1 lần thay đổi người [5, tr. 155].

Đến năm 1831, vua Minh Mệnh cho đổi Nội tàng làm Kinh khố và lập ra tổ chức Thương trường quản lý các kho tiền gạo và cho chuẩn đặt 1 Viên Ngoại lang để quản lý chung đơn vị. Sang năm 1833, nhà vua cho sáp nhập chung các kho trữ tiền vào Thương trường. Thành phần nhân sự của Thương trường gồm có: 1 Thị lang (hàm Chính Tam phẩm), 1 Viên Ngoại lang (hàm Chính Ngũ phẩm) phụ trách chung, bên dưới có 2 Chủ sự (hàm Chính Lục phẩm), 2 Tư vụ (hàm Chính Thất phẩm), 8 Thư lại (hàm Chính Bát phẩm), 10 Thư lại (hàm Chính Cửu phẩm) và khoảng 30 Thư lại Vị nhập lưu. Thuộc Thương trường có Ty Bộ hộ phụ trách kho tiền, gồm 1 Chủ sự, 1 Tư vụ, 2 Thư lại Bát phẩm, 2 Thư lại Cửu phẩm và 8 Thư lại Vị nhập lưu. Những viên chức làm việc ở kho đều 6 năm đổi người 1 lần.

Minh Mệnh năm thứ nhất (1820), cho đúc tiền Gia Long thông bảo được 10.000 quan. Cho đem 2.000 quan lưu trữ ở kho kinh, còn thì chia đem đến Gia Định, Bắc thành mỗi nơi 600 quan. Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Bình Định, Nghệ An, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long, Sơn Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn Tây, mỗi nơi đều 300 quan. Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Biên Hòa, Hà Nội, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên, Ninh Bình mỗi tỉnh đều 200 quan [41, tr. 51-52]. Năm 1826, vua bàn định: Đài Trấn Hải ở hạt phủ Thừa Thiên phải chứa 500 quan tiền, Hải Vân quan phải chứa 300 quan tiền, Đài Điện Hải thuộc dinh Quảng Nam phải chứa 500 quan tiền, Pháo đài Định Hải (Quảng Nam) phải chứa 200 quan tiền, Trấn Hải Đài, Hải Vân quan thì giao cho quan phủ Thừa Thiên lĩnh tiền ở kho Kinh. Điện Hải Đài, pháo đài Định Hải thì giao

64

cho quan dinh Quảng Nam lấy tiền ở kho dinh, đều giao cho các viên quản lãnh ở các đài quản nhận lĩnh đem về cất giữ.

Đến năm 1841, vua Thiệu Trị bàn định phát giao tiền đồng hạng nhỏ 86.000 quan cho 13 tỉnh Bắc Kỳ. Tỉnh lớn như Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh mỗi tỉnh đều 10.000 quan. Tỉnh vừa như Hưng Yên, Ninh Bình mỗi tỉnh đều 6.000 quan. Tỉnh nhỏ như Hưng Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Yên mỗi tỉnh đều 4.000 quan. Đều lấy tiền ở kho kinh phát giao cho tỉnh Nam Định tư cho các tỉnh lĩnh về chứa vào kho [41, tr. 55]. Sai Bộ Hộ lập danh sách tổng số lượng tiền trong kho tính từ triều Minh Mệnh thứ 21 (1840) đến triều Thiệu Trị thứ 7 (từ tháng 8- 1847 trở về trước). Năm 1840, triều Minh Mệnh tổng số lượng tiền là 2.852.462 quan, vàng hơn 1.470 lượng, bạc 121.114 lượng; năm Thiệu Trị thứ VII tiền 3.108.162 quan, vàng 1.608 lượng, bạc 128.773 lượng. Hiện còn 12.234.358 quan tiền, vàng 48.741 lượng 1 đồng 1 phân (trong số vàng ấy để tại kho Nội vụ 42.709 lượng 4 đồng 8 phân), bạc 3.265.346 lượng 9 đồng 7 phân (trong đó để tại kho Nội vụ 3.000.169 lượng 3 đồng [41, tr. 55].

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)