Một số nhận định về hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn (1802-1883)

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 60 - 63)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5. Một số nhận định về hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn (1802-1883)

Sau khi thống nhất cả nước từ Gia Định đến Thăng Long, vào năm 1802, chính quyền triều Nguyễn được thành lập, bên cạnh việc đối mặt với những thách thức đặt ra trước tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước, triều Nguyễn cũng đã cho tiến hành một số hoạt động nhằm ổn định và đưa đất nước phát triển trở lại sau hàng thế kỉ chia cắt, chiến tranh liên miên. Hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn (1802-1883) ngoài việc để lại những di sản hiện vật phong phú cho nền thủ công của nước ta mà còn mang lại những điều kiện để phát triển đất nước.

Thứ nhất, chúng ta có thể khẳng định rằng triều Nguyễn ngay từ khi mới thành lập

và trong suốt quá trình trị vì, các vị vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đã rất quan tâm đến việc cho tiến hành đúc tiền để lưu hành sử dụng trong nhân dân. Điều này đã được ghi chép lại trong các tư liệu gốc của triều Nguyễn do Quốc sử quán và Nội các triều Nguyễn ghi chép và đóng thành tập. Hiện nay một số nghiên cứu mới về châu bản triều Nguyễn cũng tìm thấy những chỉ dụ của vua Nguyễn trong vấn đề đúc tiền. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1803, vua Gia Long đã cho mở cục đúc tiền ở Băc thành cùng với cục đúc tiền ở Kinh và Gia Định thành được thành lập trước đó (1789) để tiến hành việc đúc các loại tiền mang niên hiệu Gia Long thông bảo. Năm 1820, khi vua Minh Mệnh lên ngôi, ông cũng cho tiến hành đúc các loại tiền Minh Mệnh thông bảo cùng lưu hành ngoài nhân dân thay thế cho các đồng tiền không còn sử dụng được nữa. Đến khi vua Thiệu Trị lên ngôi (1841), ông vẫn cho ban hành hoạt động đúc tiền Thiệu Trị thông bảo hạng lớn và hạng nhỏ thay thế cho các đồng tiền cũ. Dưới thời Tự Đức, năm 1847, ông vẫn tiếp tục duy trì việc đúc tiền ở các cục đúc tiền trung ương đến địa phương, ông cho ban hành chỉ dụ đúc tiền Tự Đức thông bảo các loại để thay thế cho các đồng tiền mòn xấu, sứt mẻ, không còn giá trị lưu hành của các thời kì trước. Tính từ năm 1802 đến năm 1883, 4 vị vua triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đã cho ban hành hơn 20 chỉ dụ tiến hành đúc tiền cho các cục đúc tiền ở trung ương cũng như ở địa phương. Điều này cho thấy triều Nguyễn không chỉ quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, giáo dục và tổ chức bộ máy hành chính mà

57

các vua Nguyễn cũng rất quan tâm đến các lĩnh vực tiền tệ - tài chính thông qua việc ban hành các đạo dụ đúc tiền ở Kinh và ở các địa phương.

Không phải chỉ đến thời kì triều Nguyễn, hoạt động đúc tiền mới được nhà nước quan tâm triển khai mà ngày từ những thời kì trước những vị vua của các triều đại trước cũng ban hành những chỉ dụ đúc tiền để lưu hành trong nhân dân. Nhưng để cho hoạt động đúc tiền trở thành một hệ thống liến kết từ trung ương đến địa phương thì phải đến thời triều Nguyễn với việc phát huy tối đa những chức năng của một cục đúc tiền, hoạt động này đã được tiến hành một cách xuyên suốt, liên tục qua 4 triều đại vua Nguyễn, Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức.

Thứ hai, nếu như so sánh kỹ thuật đúc tiền của thời kì này với các kỹ thuật đúc tiền

được sử dụng ở các thời kì trước thế kỉ XIX, chúng ta có thể thấy đó là một sự kế thừa và phát huy những mặt ưu điểm trong kỹ thuật cũng như việc người thợ ở thế kỉ XIX đã khắc phục được những khuyết điểm của kỹ thuật đúc tiền trước thế kỉ XIX. Nếu như ở thời kì trước, một số vị vua phải ban hành lệnh cấm kén chọn tiền đối với nhân dân do một số đồng tiền đúc ra chưa đạt chuẩn dẫn đến việc một số người dân chỉ chọn lưu hành những đồng tiền đẹp và tình trạng đồng tiền ứ đọng trong kho không được thực hiện chức năng lưu thông ngày một nhiều. Do vậy, năm 1653, vua Lê Thần Tông ban hành lệnh cấm kén chọn tiền. Năm Cảnh Hưng thứ 6 (1745), vua Lê Hiển Tông ra lệnh cấm kén chọn tiền cũ, phàm là những tiền Cảng Hưng thái bình nguyên thông mới đúc và tiền cũ lớn nhỏ các loại, đồng nào không sứt mẻ thì đều thông dụng [10, tr. 174],… Những hạn chế trong kỹ thuật đúc tiền thời kì trước đã được người thợ thủ công thế kỉ XIX tìm cách khắc phục và nâng cao trình độ kỹ thuật đúc nói chung cũng như kỹ thuật đúc tiền nói riêng. Số lượng đồng tiền chưa đạt chuẩn qua thời gian cải tiến kỹ thuật chỉ còn chiếm 1/10 số lượng đồng tiền đúc ra (dưới triều vua Minh Mệnh). Triều đại vua Minh Mệnh cũng là triều đại mà số lượng tiền đúc ra và được tiêu thụ nhiều nhất trong thế kỉ XIX.

Thứ ba, cũng giống như đặc điểm tiền tệ giai đoạn này - tiền tệ gắn liền với lịch sử

triều đại, gắn liền với niên đại của các vị vua Nguyễn, hoạt động đúc tiền giai đoạn này cũng mang những đặc điểm này. Các loại tiền đúc được dựa theo niên đại của các vị vua triều Nguyễn (Gia Long - Gia Long thông bảo, Minh Mệnh - Minh Mệnh thông bảo,…). Nếu như so với các thời kì trước, thời Nam - Bắc phân tranh, loại tiền tệ được đúc nhiều

58

nhất là tiền đồng (có khi là tiền kẽm), được buộc liền với nhau để cứ 500 đồng lập thành một quan. Giá trị của tiền thời kì này rất kém và việc sử dụng rất nặng nề, khó khăn. Những loại tiền này chỉ hợp với một xã hội mà trong đó các hoạt động kinh tế không vượt quá khung cảnh của thôn xã, và các sự mậu dịch không quan trọng mà cũng không đáng quan ngại. Nhưng dưới thời vua Nguyễn việc cho đúc những đĩnh vàng, đĩnh bạc không chỉ để ban thưởng các công thần mà còn để tiêu dùng trong nước đã cho thấy sự len lỏi của nền kinh tế thương mại ở Việt Nam đầu thế kỉ XIX.

Từ khi vua Gia Long lên ngôi, mở cục đúc tiền ở Bắc thành và cục Bảo hóa ở Kinh, ban bố tiền Gia Long Thông bảo mở đầu cho hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn, tiền tệ Việt Nam đã có những bước tiến mới. Về mặt lịch sử, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng có nhiều biến cố trọng đại nên việc đúc tiền cũng như tiền tệ giai đoạn này đặc biệt khác hẳn thời kì trước - gắn liền với lịch sử triều đại. Ở xã hội đương thời, về kinh tế nổi bật là kinh tế hàng hóa, giao lưu thương mại mở rộng nên các loại hình tiền tệ cũng phát triển phù hợp với nền kinh tế đang phát triển. Bên cạnh đó, văn hóa nghệ thuật đương triều đạt đến đỉnh cao nên cách trình bày, trang trí trên tiền tệ cũng thay đổi rất nhiều. Mối tương quan hỗ trợ giữa các yếu tố, khắc nét lên mặt tiền tệ, làm tiền tệ thời đại này cực kỳ phong phú và đa dạng nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam.

59

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ TIỀN TỆ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883)

Để có thể giúp cho hoạt động đúc tiền ở thế kỉ XIX (1802-1883) phát huy được hết năng lực của nó, các vua triều Nguyễn ngoài việc quan tâm đến hoạt động đúc tiền, bên cạnh đó, triều đình còn cho ban hành các chỉ dụ liên quan đến hoạt động quản lí tiền tệ của nhà nước. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lí tiền tệ đối với sự phát triển của kinh tế đất nước, triều Nguyễn đã cho thi hành song song hai hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ. Như vậy, bằng cách nào triều Nguyễn (1802-1883) đã thi hành chính sách nào đối với hoạt động quản lí tiền tệ để mặc dù là triều đại có phong phú và đa dạng các loại tiền tệ xuất hiện trên thị trường nhưng ở dưới thời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đã phần nào kiểm soát tốt sự lưu thông của các loại tiền tệ cùng tồn tại trong xã hội. Cùng với đó là việc quản lí tiền tệ ở các kho nhà nước từ trung ương đến địa phương phục vụ cho các nhu cầu hành chính của triều đình. Bên cạnh việc tìm hiểu những mặt tích cực trong công tác quản lí tiền tệ của triều Nguyễn, chúng ta cũng nghiên cứu đến những mặt chưa làm được ở thế kỉ XIX của triều đình triều Nguyễn từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho những vấn đề quản lí tài chính ở hiện tại.

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)