Một số nhận định về hoạt động quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883)

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 73 - 99)

7. Cấu trúc của đề tài

3.4. Một số nhận định về hoạt động quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883)

1883)

Thế kỉ XIX chứng kiến những biến chuyển to lớn của kinh tế - xã hội, nền kinh tế lúc này không còn thuần nông như trước, mà đã xuất hiện những ngành nghề mới, và phát triển đến đỉnh cao so với thời kì trước. Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, nền kinh tế thương mại hàng hóa cũng thâm nhập sâu hơn vào trong các làng xã, địa phương và dần dần thay thế cho nền kinh tế truyền thống.

70

Thứ nhất, bước ra khỏi thế kỉ XVII-XVIII, đất nước với nhiều những khó khăn

chồng chất, là triều đại trị vì, triều Nguyễn phải đối mặt với những thách thức - một lãnh thổ rộng lớn nhưng lại có một tình hình xã hội không ổn định, đời sống nhân dân bấp bênh, gặp nhiều khó khăn, quốc khố gần như trống rỗng sau những năm chiến tranh liên miên. Chính những vấn đề trên buộc các vua triều Nguyễn phải có những chính sách, những Đạo dụ để điều chỉnh lại đất nước thoát khỏi vũng lầy khó khăn. Một trong những việc làm đầu tiền của vua Gia Long sau khi lên ngôi đó là cho ban hành đồng tiền “Gia

Long Thông bảo”, mở ra một thời kì phát triển mới cho dân tộc Việt Nam đặc biệt là

cho sự phát triển của hệ thống tiền tệ Việt Nam. Việc triều đình thành lập các cơ quan giám sát quản lí quá trình lưu hành tiền tệ trong xã hội cũng như đảm bảo ngân sách hoạt động của địa phương đã cho thấy tầm quan trọng của việc có một hệ thống tiền tệ thống nhất ở thế kỉ XIX. Bên cạnh đó, hoạt động quản lí lưu thông tiền tệ của triều Nguyễn nhằm chống lại những âm mưu xâm lược phá hoại từ bên ngoài.

Hoạt động quản lí và lưu thông tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883) được tiến hành linh hoạt từ trung ương đến địa phương tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ, đem lại hiệu quả nhất định trong việc quản lí và lưu thông tiền tệ của triều Nguyễn ở thế kỉ XIX. Bên cạnh đó, việc triều Nguyễn thành lập các cơ quan quản lí tiền tệ nhà nước như Vũ khố, Thương trường… ở trung ương và địa phương tạo điều kiện cho việc thi hành các chính sách lưu thông tiền tệ của nhà nước.

Thứ hai, một bước tiến lớn trong việc quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn, là việc

Nhà nước đã thống nhất hệ thống đo lường tiền tệ trên phạm vi cả nước trước việc cần ổn tình hình chính trị trong nước. Mặc dù vàng, bạc là những kim loại quý, bền ở nước ta nhưng ở những thế kỉ trước, vàng, bạc chủ yếu được dùng trong việc đúc các tiền thưởng cho những quan lại có công. Tuy vậy, sang thế kỉ XIX, ngoài chức năng là phần thưởng, là huân chương, tiền thưởng bằng vàng bạc dưới triều Nguyễn còn mang chức năng tiền tệ được tiến hành chính quy và mạnh mẽ ngay từ dưới thời vua Gia Long. Việc làm này của triều Nguyễn đã tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông thuận lợi, dễ dàng hơn ở cả ba miền đất nước. Làm cho việc giao thương buôn bán giữa các tỉnh trên cả nước trở nên thuận lợi, nền kinh tế có điều kiện để phát triển hơn. Nhờ vậy, tầng lớp thương nhân ngày một phát triển (đa phần là người Hoa kiều) có những đóng góp đối

71

với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt càng về sau, giới thương nhân đã khẳng định ưu thế của mình trong xã hội, trở thành một thế lực bất khả xâm phạm.

Thứ ba, việc hoạt động quản lí và lưu thông tiền tệ dưới triều Nguyễn một cách

thuận lợi giữa trung ương và địa phương còn nhờ đến hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy được triều Nguyễn chú trọng đầu tư xây dựng. Năm 1814, vua Gia Long cho vét sông An Cựu từ phía Nam sông Hương đến Thần Phù [47, tr. 220]. Một cồng trình đào sông kỳ vĩ của nhân dân ra được thực hiện dưới triều Nguyễn là việc đào sông Vĩnh Tế dài hơn 200 dặm, được khởi công vào cuối triều Gia Long và hoàn thành dưới triều Minh Mệnh. Sông Vĩnh Điện (Quảng Nam), sông Vĩnh Định (Quảng Trị), sông Lợi Nông (Thừa Thiên)… và nhiều con sông khác cũng được khơi đào dưới triều Minh Mệnh. Bên cạnh việc quan tâm mở rộng đường thủy, nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến đường bộ. Hằng năm, nhà Nguyễn thường thường xuyên cử Bộ Công tu sửa đường xá giao thương giữa các tỉnh, thành với các cơ quan nhà nước. Năm 1809, vua Gia Long sai Nguyễn Hoàng Đức và Lê Chất trông coi việc sửa sang đường quan ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa chỗ nào mở vào nhà dân và phần mộ thì chi cấp tiền cho, ven đường thì trồng cây thích hợp [47, tr. 103 - 104]. Năm 1810, Nhà nước sai sửa đường các dinh Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, điều dân làm, cấp lương thực để ăn [47, tr. 173]. Năm 1812, lấy dân Quảng Đức sửa đắp đường quan kinh thành đến cửa Eo (tức cửa Thuận An) [48, tr. 160]. Điều này ngoài việc là cầu nối liên kết công - thương, bên cạnh đó, còn giúp cho việc lưu hành tiền tệ trong xã hội trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Từ đó, giúp cho triều Nguyễn hoàn thành việc thống nhất tiền tệ trên cả nước, mở ra một bước phát triển mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ ở thế kỉ XIX.

Ngoài những mặt tích cực trong hoạt động quản lí tiền tệ của triều Nguyễn thì ở thế kỉ XIX, cũng xuất hiện những hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của tiền tệ trong đời sống kinh tế - xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp xử lí vấn đề hiệu quả. Ở thế kỉ XIX, tầng lớp dân cư trong xã hội có nhiều biến đổi, đặc biệt là ở các làng xã. Nếu như ở các thế kỉ trước, Nho giáo vẫn giữ vị trí độc tôn của mình trong mọi mặt đời sống và tiền tệ lúc này cũng chịu sự chi phối của nó thì đến thế kỉ XIX, bên cạnh Nho giáo còn có sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác đối chọi với nó. Chính vì vậy mà việc quản lí tiền tệ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự khác

72

nhau về hệ tư tưởng đối với đồng tiền. Triều Nguyễn còn phải đối mặt với việc một lượng lớn tiền của các triều đại trước vẫn còn được sử dụng trong dân gian khiến cho việc lưu hành những đồng tiền của triều Nguyễn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là trong vấn đề thống nhất tiền tệ trong cả nước mà các hoàng đế triều Nguyễn luôn đặt ra.

73

KẾT LUẬN

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Nguyễn. Bắt đầu từ triều vua Gia Long đến Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, tiền tệ Việt Nam đã có những bước thay đổi so với các triều đại trước. Trên thực tế, trong thế kỉ XIX, mặc dù nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng lúc này thương nghiệp cũng có những bước tiến mới gắng liền với sự phát triển của tiền tệ.

Kế thừa những tinh hoa của những triều đại trước, các hoàng đế triều Nguyễn đã ban hành những quy định cụ thể trong hoạt động đúc tiền và quản lý tiền tệ trong giai đoạn 1802-1883. Dưới triều Nguyễn, hoạt động đúc tiền được chú trọng và diễn ra một cách liên tục xuyên suốt từ triều đại vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Hoạt động đúc tiền của triều Nguyễn đã giúp cho thương nghiệp của đất nước có điều kiện phát triển sau hàng thế kỉ đất nước chia cắt, chiến tranh liên miên, quốc khố cạn kiệt. Đúc tiền còn mang một ý nghĩa to lớn, nó thể hiện cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam chống lại những âm mưu xâm lược từ các nước xung quanh - một nước độc lập với một hệ thống tiền tệ riêng. Hoạt động đúc tiền của triều Nguyễn đã để lại những di sản quý giá, làm phong phú thêm lịch sử nước nhà, góp phần khẳng định quan điểm lịch sử Việt Nam không chỉ là lịch sử của chiến tranh, của các trận đánh lẫy lừng mà còn là lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa. Hoạt động quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883) đã khắc họa một khung cảnh tài chính mới của Việt Nam thế kỉ XIX. Với hoạt động đúc tiền được diễn ra liên tục giúp cho đất nước có cơ hội để phát triển, đời sống người dân phần nào được cải thiện hơn trước, thúc đẩy xã hội phát triển, kỹ thuật được cải tiến và nâng cao, đem lại năng suất cao. Cùng với đó, những chuyển biến về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa - tư tưởng, nhu cầu trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất của con người, tất cả những điều đó đã tạo nên một diện mạo mới trong hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883).

Từ triều vua Gia Long cho đến các vị vua triều Nguyễn tiếp theo đều liên tiếp ban bố những Đạo dụ liên quan đến những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ. Bởi lẽ để đất nước phát triển người dân được ấm no thì đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách và luật lệ quy định đến cách ứng xử của người dân. Với vấn đề đúc tiền và quản lí tiền tệ cũng không ngoại lệ. Bằng những biện pháp xứ lí đúng đắn

74

đối với những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ, triều Nguyễn đã phần nào củng cố sự ổn định của xã hội, sự phát triển kinh tế nhất là ở bốn triều đại vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Những biện pháp xử lí của các vua triều Nguyễn bao quát hầu như các hiện tượng tiêu cực của vấn đề có thể gặp phải.

Việc triều Nguyễn cố gắng thống nhất tiền tệ trên cả nước mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Thế kỉ XIX với triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, thế kỉ với những chuyển biến trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, tư tưởng đều có những đổi thay đòi hỏi dù muốn hay không, dù ít hay nhiều triều Nguyễn cũng phải thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền tệ khi mà trên thị trường tiền tệ Việt Nam thế kỉ XIX không chỉ có sự tồn tại của hệ thống tiền tệ triều Nguyễn, mà còn có sự hiện diện của nhiều loại đồng tiền khác, trong đó có sự hiện diện của các đồng tiền nước ngoài cũng như là các đồng tiền của những triều đại trước. Chính những điều này đã đặt ra những thách thức cho hệ thống tiền tệ của triều Nguyễn, đòi hỏi triều Nguyễn phải có một hệ thống các cơ sở đúc tiền (cục đúc tiền) hoạt động hiệu quả, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất cũng như chất lượng của đồng tiền. Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn phải có một hệ thống điều tiết việc lưu thông tiền tệ trên xã hội, hoạt động buôn bán được thông suất từ Bắc xuống Nam.

Đề tài “Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883)” nhằm góp phần làm phong phú thêm những đề tài nghiên cứu về tiền tệ Việt Nam nói chung và của triều Nguyễn nói riêng. Khắc họa những nét nổi bật của tiền tệ triều Nguyễn so với các triều đại trước, một hệ thống tiền tệ hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Việc đúc tiền và lưu thông tiền tệ được triều Nguyễn cho tiền hành song song đã mang lại những hiệu quả đáng kể, giúp cho các khâu tổ chức quản lí của triều Nguyễn phát huy được chức năng của mình bên cạnh những thách thức của thời đại đặt ra. Đề tài cũng một phần nhìn nhận tiền tệ dưới các triều đại quân chủ và cụ thể dưới triều Nguyễn, không chỉ đơn thuần là một vật được chọn làm vật ngang giá chung để thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa mà trong từng đồng tiền nó còn thể hiện những nét đẹp giá trị nghệ thuật của đất nước. Từ đó mở ra những hướng nghiên cứu mới của đề tài, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, NXB Lửa thiêng, Hà Nội.

2. Alexandre de Rhodes (2016), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Bang (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn, những vấn đề đặt ra hiện nay, NXB Thuận Hóa, Huế.

4. Đỗ Bang (2019), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Huỳnh Công Bá (2014), Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn, NXB

Thuận Hóa, Huế.

6. Bộ Chính Trị (2018), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê-nin, NXB Sự thật, Hà Nội.

7. David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch (1992), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

9. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

10. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 4, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), “Bước đầu khảo cứu về phòng chống tham nhũng trong Hoàng Việt luật lệ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11, tr 15- 25.

12. Võ Kim Cương, Hà Mạnh Khoa, Nguyễn Mạnh Dũng, Lê Thị Thu Hằng (2013),

Lịch sử Việt Nam, tập 6, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13. Cục văn thư và lưu trữ nhà nước (2010), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập 1: Gia Long (1802-1819); Minh Mệnh I (1820) - V (1824), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

76

14. Cục văn thư và lưu trữ nhà nước (1998), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập 2: Minh Mệnh 6 (1825) và 27 (1826), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

15. Cục văn thư và lưu trữ nhà nước (2002), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập 13, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

16. Cục Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (2003), Mục lục châu bản

triều Nguyễn, (Minh Mệnh XI (1833)), tài liệu chưa xuất bản lưu tại Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia I.

17. Hồ Biểu Chánh (1942), Gia Long khai quốc văn thần, NXB Đại Việt, Sài Gòn. 18. Nguyễn Duy Chính (2016), Đàng Trong thời chúa Nguyễn, Công ty sách Phương

Nam, thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Văn Đăng (2002), Quan xưởng ở kinh đô Huế từ 1802 đến 1884, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2017), Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc triều

Nguyễn (1802-1885), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

21. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong

lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, NXB Thế giới, Hà Nội.

22. Phạm Thị Thu Hiền (2018), Chế độ công vụ của triều Nguyễn dưới triều Gia Long

và Minh Mệnh (1802-1841), Luận án Tiến sĩ Sử học, Học viện Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

23. Nguyễn Anh Huy (2003), “Khảo về tiền thông dụng triều Nguyễn”, Nghiên cứu

Huế, tập 6, Huế.

24. Nguyễn Anh Huy (2003), “Tiền thời Tây Sơn”, Nghiên cứu Huế, tập 5, Huế.

25. Nguyễn Anh Huy (2005), “Tiền thời Cảnh Hưng, một bí ẩn lịch sử cần được khai

phá”, Khảo cổ học, số 4, Hà Nội.

26. Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX, Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội.

27. Nguyễn Thừa Hỷ (2000), Đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hoá, Huế.

28. Phan Huy Lê (1959), Lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Phan Huy Lê (1960), Lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

77

30. Ngô Sĩ Liên (2011), Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 31. Nguyễn Thế Long (2005), Bang giao Đại Việt triều Lê, Mạc Lê Trung Hưng, NXB

Văn hoá thông tin, Hà Nội.

32. Nguyễn Thế Long (2005), Bang giao Đại Việt triều Nguyễn, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

33. Trần Trọng Kim (2003), Việt Nam sử lược, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802 1883) (Trang 73 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)