Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 27 - 35)

7. Cấu trúc đề tài

1.2. Các nhân tố tác động đến vai trò của Ả Rập đối với quá trình giao lưu văn

1.2.1. Nhân tố khách quan

Vị trí địa lý nằmởngã bađường Á - Phi - Âu

Ả Rập là một quốc gia chiếm phần lớn diện tích trong bản đảo Ả Rập (khoảng 2,15 triệu km2) và là quốc gia duy nhất có biên giới tiếp giáp với cảbờ biển ven biển đỏphía Tây Bắc cùng vịnh Ba Tư phía đông ẢRập. Cùng với đó phần đất liền củaẢ

Rập tiếp giáp với Iraq, Jordan ở phía bắc, giáp Yemen ở phía nam và tây nam giáp Oman. Trong đó, Yemen nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi nên vùng đất này thực sựcó vai trò quan trọng trong sựphát triển thương mại của bán đảo này. Ngoài Yemen, dọc theo bờHồng Hảiởphía tây bán đảo là vùng Hegiadơ (Hejaz) nằm trên con đường buôn bán Đông - Tây (cầu nối giữa khu vực Địa Trung Hải với Ấn Độvà Trung Quốc). Với vị trí địa lí có thểnói là chiến lược quan trọng thuộc bán đảo phía Tây Nam Châu Á này, Ả Rập trở thành “bản lề” giữa ba châu lục Á - Phi - Âu trên các tuyến đường thương mại cũng như quân sự bằng đường bộ(theo phía Bắc đến Trung Á và mởrộng sang Đông Á (Trung Quốc) và đường biểnở phía Tây (từtây ẢRập qua Hồng Hải đến Châu Phi rồi xuyên qua Địa Trung Hải đến Tây Âu).

Lịch sử ẢRập nổi bật nhất từgiữa thếkỉ VII, đánh dấu sựthống nhất của cảbán đảoẢRập và chính sách mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài đã tạo nên bước tiến lớn về phạm vi lãnh thổvà giới hạn địa lý củaẢ Rập ra thành đếquốcẢ Rập. Trong khoảng thời gian 5 thếkỷ(thếkỉ VII đến thếkỷXI)ẢRập đã chinh phục được một vùng lãnh thổ tương đối rộng lớn và có ảnh hưởng chiến lược quan trọng từ phương Đông đến Phương Tây. Từ đây xác định phạm viảnh hưởng củaẢRập sẽbao gồm: Ai Cập gác lên hai châu Á và Phi, từ Đại TâyDương tới sông Indus ở Ấn Độ, dọc theo bờ biển của Địa Trung Hải, Hồng Hải và vịnh Ba Tư, nơi có đường giao thông tấp nập nhất thời cổ, vì vậy mà Ả Rập kiểm soát được các tuyến đường bộ từ Á qua Phi, qua Âu,đặc biệt là con đường tơ lụa thời cổ. Trêncơ sởsựmởrộng các vùng đất rộng lớn với những đặc trưng riêng về khí hậu, địa hình đó,các nhà nghiên cứu đã chia nó làm ba phần: Vùng lòng bán đảo nắng cháy hầu hết là sa mạc, trừ một mõm trồng trọt được ởphía Tây nam: Yemen, Miền lưỡiliềmphì nhiêuở phía Bắc,nằmdọctheo bờ Địa Trung Hải từ Palestine tới Liban, Syrie rồi vòng xuống lưu vực hai con sông Tigre và EuphrateởIraq và Miềnsông NileởAi Cập,Soudan [33].

Như vậy với vị trí “cầu nối” của Ả Rập đã tạo điều kiện mở ra các các tuyến đườnggiao thông quan trọngxuyên qua các châu lục Á - Phi - Âu thúcđẩy hoạt động giaolưu thương mạikếtnối ởcảtrên bộvà trên biển. Vì thế,ẢRập đóng vai trò quan trọng “trung gian” vận chuyển, trao đổi hàng hóa từ phương Đông sang Phương tây của con đường tơ lụa. Đồng thờicũng là tiền đề cho việc xúc tiến quá trình mở rộng phạmvi ảnh hưởng của Ả Rập ra mộtvùng rộnglớntrải khắp các châu lục, trở thành Đếquốc hùng mạnhbậcnhấtthờitrungđại.Tất cảcác yếutố đócòn mangđếncho Ả

Rập cơ hội tiếp thu thành tựu của các nền văn minh đa dạng ở Phương Đông và phươngTây, trêncơsởpha trộnvà sáng tạocác giá trị vănhóađặc trưng của người Ả Rậptạonên nền văn minhẢRập rựcrỡ.

Thành tựu phát triển rực rỡ của các nền văn minh ở phương Đông, phương Tây cổ đại

Thời cổ đại (từ cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN),ở phương Đông tức là ở châu Á và Đông Bắc châu Phi có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà,Ấn Độ và Trung Quốc. Muộn hơn một ít so với phương Đông, ở phương Tây (từ thếkỉ VIII TCN), nền văn minh Hy- La cũng được hình thành. Các nền văn minh ởcả phương Đông và phương Tây đều sáng tạo nên những giá trịrực rỡ trên nhiều lĩnh vực (khoa học tựnhiên, nghệthuật, thiên văn học, y học, v.v), đặc biệt trong mỗi lĩnh vực đều thểhiện nét đặc trưng nổi bật của từng nền văn minh trong suốt thời cổ đại.

Ở phương Đông, chữviết ra đời rất sớm với hệchữ tượng hình, sớm nhất là ở Ấn Độ. Vào thiên kỉ II TCN, người Hyksos đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết ấy truyền sang Phoenicia, trên cơ sở ấy, người Phoenicia đã sáng tạo ra hệthống chữcái gồm 22 chữcái (alphabet - bảng chữ cái) đầu tiên trên thế giới, đặt cơ sở của việc đặt ra chữ Hy Lạp và sự ra đời của chữ Latinh [1]. Cùng với đó là sự ra đời của hệchữ tượng hìnhở Lưỡng Hà (cuối thiên kỉ IV TCN), hệ chữ thời văn minh Harappa - Mohenjo Daro ở Ấn Độ (giữa TNK III TCN) và hệ chữ mới, chữ giáp cốt ở Trung Quốc thời nhà Thương (thế kỉ XVI - XII TCN).

Xuất phát từ đặc trưng nông nghiệp, từ lâu người phương Đông đã rất chú trọng nghiên cứu toán học và thiên văn học. Trên lĩnh vực toán học, người Ai cập đã biết sử dụng phép đếm cộng và trừ, sau đó người Lưỡng Hà cổ đại đã phát triển lên thành 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia và sửdụng rất thành thạo. Ngoài ra họcòn biết phân số, lũy thừa, căn bậc hai và căn sốbậc ba. Đặc biệt, nổi bật nhất trên lĩnh vực toán học là Ấn Độ - xứ sở đã phát minh ra phép đếm thập phân, kể cả số 0, người Ấn Độ cổ đã tính được một cách chính xác số π là 3,1416 đồng thời còn phát minh rađại số học, là tiền đề sự ra đời môn đại số ở Ả Rập vào thế kỉ VIII cũng như sự truyền bá hệ thập

1Hai chữ cái đầu tiên của Phenicie là “aleph”(nghĩa là con bò) và “beth”(nghĩa là cái nhà) trởthành hai chữ “alpha” và “bêta” của vần chữ Hy Lạp. Cũng vì vậy, vần chữ cái trong ngôn ngữ phương Tây được gọi là

phân và số 0 sang phương Tây vào thời trung đại. Vềhình học, ngườiẤn Độcổ đại đã biết tính diện tích hình vuông, hình chữnhật, hình tam giác và hình đa giác, biết được quan hệgiữa các cạnh của tam giác vuông. Trên lĩnh vựcthiên văn học, người phương Đông ởcác nền văn minh cổ đại đã rất khéo léo trong việc quan sát bầu trời, biết được 12 cung hoàng đạo, các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ. Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn ở các nền văn minh cổ phương Đông là việc đặt ra lịch với cách tính lịch có sự thay đổi, hoàn thiện qua mỗi nền văn minh nhưng nhìn chung họ đã xácđịnh được một năm có 12 tháng, mỗi tháng từ28-30 ngày. Đến đời Thương, Trung Quốc đã biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất với vòng quay của Trái đất xung quanh mặt trời để đặt ra lịch. Loại lịch này một năm chia làm 12 tháng, tháng đủcó 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày và 1 tháng nhuận vào mỗi 3 năm. Những sáng tạo và phát hiện mới trên lĩnh vực toán học và thiên văn của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu, vận dụng và hoàn thiện những tri thức toán học, thiên văn học vào sựphát triển của nhân loại ởnhững giai đoạn sau.

Ngoài ra, trong các lĩnh vực nghệthuật và kiến trúc, văn học và đặc biệt là y học, người phương Đông ởbốn nền văn minh cổ đại cũng chú trọng vào việc nghiên cứu bộ phận cơ thể người (tim, mạch máu, v.v) và tìm ra các loại bệnh, nguyên nhân và chếra các loại thuốc chữa trị từ các loại lá cây, đáng chú ý là phương pháp giải phẫu cơ thể người cũng đã xuất hiện và được áp dụng bởi những thầy thuốc ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn ĐộvàBa Tư cổ đại.

Cùng với sự xuất hiện của bốn nền văn minh cổ đại ở phương Đông còn có một nền văn minh lâu đời với những thành tựu nổi bật rực rỡ ở khu vực Tây Á -Đó là nền văn minh Ba Tư (Iran ngày nay) (xuất hiện vào năm 625 TCN). Ba Tư được cổ đại được biến đến với sự hiện diện của đế chế lớn nhất trong lịch sử thế giới cổ đại với đường biên giới lãnh thổ kéo dài qua ba châu lục Á - Âu - Phi (phía Đông tất cả các lãnh thổ đến tận thung lũng sông Indus, và phía tây, Thrace và Macedonia) [57].Văn minh Ba Tư thể hiện một cách tổng hợp các yếu tố: chiến thuật quân sự, hoạt động thương mại cũng như các thành tựu văn hóa trên cơ sởchính sách dung hòa sự thống nhất với sự đa dạng, tôn trọng các yếu tốkhu vực trong văn hóa và truyền thống nhằm duy trì sựcai trị của một đếquốc rộng lớn.

Ở phương Tây, nền văn minh Hy- La phát triển rất toàn diện và mỗi mặt đều có những thành tựu rực rỡ, trong đó quan trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệthuật, sửhọc, khoa học tựnhiên và triết học.

Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng vềcác mặt Toán học, Thiên văn học, Vật lý học, Y học,v.v…Những thành tựu đó gắn liền với tên tuổi nhà khoa học nổi tiếng như Thalet, Pythagoras, Euclid, Archimede, Claude Ptôlemee,v.v. Lĩnh vực toán học Hy Lạp nổi bật với định lý Pythagoras về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông, định lý Archimede, sách Toán học sơ đẳng do nhà

toán học Euclid soạn thành đãđặt cơ sở cho môn hình học, trong đó chứa đựng những định đề Euclidt nổi tiếng. Về vật lý học, phát minh quan trọng nhất của Acsimet về mặt lực học, đặc biệt là nguyên lýđòn bẩy. Về y học, Hyppocrates (460 - 377 TCN) là người thầy thuốc vĩ đại, người đã chống lại những quan niệm duy tâm vềnguyên nhân của bệnh tật đồng thời ông cũng đưa ra những phương cách trong việc điều trị các chứng bệnh và giải phẫu tửthi. Về thiên văn học, Thales là người nghiên cứu đầu tiên sau khi tiếp thu các thành tựu của Ai Cập và Babylone [3, tr.575]. Ông đã tính đúng thời gian diễn ra nhật thực vào ngày 28-5-585 TCN. Như vậy, nền khoa học của Hy Lạp, La Mã cổ đại đã có những thành tựu rất lớn, những thành tựuấy đãđặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận đại, đồng thời là một tiền đề quan trọng cho sựphát triển của nền triết học Hy - La

Trên lĩnh vực triết học có thểkhẳng định Hy Lạp và La Mã là quê hương của nền triết học phương Tây. Quan điểm của các nhà triết học Hy - La rất đa dạng nhưng chung quy bao gồm hai phái chính là triết học duy vật và triết học duy tâm. Các quan điểm triết học Hy -La đã có tác động không nhỏ đến hệ tư tưởng ẢRập vào thếkỉ VII trong việc định hình tôn giáo và thống nhất bán đảoẢRập.

Như vậy, sự hình thành và phát triển rực rỡ của của các nền văn minh ở phương Đông và phương Tây cổ đại đã phát họa một bức tranh đa màu sắc mà ẩn chứa trong đó là cả một kho tàng tri thức của nhân loại. Trên sơ sở của các thành tựu văn minh rực rỡ đó đóng vai trò là nhân tốkhách quan, tạo tiền đề cho sự vươn ra, kế thừa, hấp thụvà sáng tạo các giá trị mới củaẢRập vào thếkỷVII.

Quá trình giao lưu văn hóa Đông-Tây trước thếkỷVII

Vào thời cổ đại, ở phương Đông (bao gồm Tây Nam Á, Trung Á), Bắc Phi và phương Tây (Hy Lạp, La Mã), là nơi xuất hiện rất sớm nhiều quốc gia có nền văn

minh rực rỡ và nổi tiếng của nhân loại như nền văn minh Lưỡng Hà, Babylone, Assyrie, Phoénicie, Palestine, văn minh Ấn Độ, Ai Cập, văn minh Hy - La. Giữa các nền văn minh ở cả phương đông và phương tây là sự tổng hợp, hội tụ của nhiều nền văn minh tuy nhiên vẫn mang yếu tố đặc trưng riêng nổi bật của mình.

Trong đó, vùng Tây Á, cụ thể,Ả Rập cũng là nơi tiếp nhận và sáng tạo các giá trị từ nhiều nền văn minh cổ đại. Vào thời kì các thành phố ở Sumer phát triển (cuối thiên niên kỷIII TCN), người Ả Rập chưa biết đến đền thờ, đô thị, chính quyền của vua, chữviết, trường học. Lúc bấy giờ họlà những cư dân du mục sinh sống chủ yếu trên những vùng sa mạc khô cằn bằng nghề chăn nuôi gia súc, còn việc trao đổi buôn bán chỉ diễn ra thi thoảng và thường ởnhững trung tâm chính như Mecca,Medina mà thôi. Cho đến thế kỉ VII, sự xuất hiện của Muhammad thông qua sự tích lũy kinh nghiệm và tiếp thu được tri thức của nhiều nền văn minh khác nhau khi ông theo chú trên những hoạt động giao thương đến các quốc gia văn minh xung quanh đã tiến hành thống nhất bán đảoẢRập trong bối cảnh các cuộc chiến tranh gay gắt giữa các bộlạc nhằm tranh giành nguồn nước, thức ăn, nơi ở, v.v và tiến hành các hoạt động bành trướng mởrộng lãnh thổra bên ngoài hình thành nênđếquốc Hồi giáo lớn mạnh.

Tiếp nối là sựtồn tại và phát triển của nền văn minh cổ, văn minh Phoenicia và Palestine vào đầu thiên niên kỷIII Tr.CN với hoạt động thương mại nổi bật của người Phoenicia đã có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển các hoạt động hàng hải của người Ả Rập ở thế kỷ sau. Sở dĩ có nhận định chắc chắn như vậy bởi người Phoenicia cổ đại vốn là những người rất thành thạo, tài năng với nghề đánh bắt cá trên biển, vượt biển buôn bán và làm chủ hoạt động hàng hải trong nhiều thế kỷ. Trong suốt thời kỳ phát triển của nền văn minh Phoenicia, hoạt động buôn bán giữa người Phoenicia với phương Đông và phương Tây phát triển rực rỡ trên những hải cảng sầm uất. Người Phoenicia còn có tài đóng thuyền đề bán ra nước ngoài và hoạt động cướp biển, đây là cơ sởquan trọng cho việc tiếp nhận kĩ thuật đóngtàu, các kiến thức buôn bán cùng những con đường thương mại trên các hải cảng từ Tây Á sang Trung Á, Đông Nam Á và mởrộng thông thương sang cảchâu Âu của người Ả Rập thông qua các luồng di cư ồ ạt của người Do Thái vàoẢRập từthếkỷVIII.

Đặc biệt hùng mạnh và có sứcảnh hưởng lớnở phương Đông cổ đại phải kể đến là Ba Tư. Ba Tư là một đế quốc lớn mạnh không chỉ về cương vực lãnh thổ mà còn kiểm soát các tuyến đường thương mại rộng lớn, trải dài từ Trung Á đến Đông Nam Á

và sang cảchâu Âu. Điều này được thểhiện thông qua việc mởrộng nhanh chóng vào thếkỷVI TCN của đế quốc Ba Tư từ một vùng đất ban đầu mà ngày nay nằm ở phía nam Iran, người Ba Tư đã vươn ra đến bờ biển Aegea, chinh phục Ai Cập và mở rộng về phía Đông tới tận dãy Himalaya. Hoạt động thương mại của Ba Tư vô cùng phát đạt, đểthuận tiện cho hoạt động thương mại trên biển, người Ba Tư còn xây dựng một mạng lưới đường sá kết nối bờbiển Tiểu Á với Babylon, Susa (Nam Sudan ngày nay) với Persepolis (Thành cổ Ba Tư) giúp cho việc vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Ba Tư đến những khu vực khác được rút ngắn chỉ trong một tuần lễ. Hoạt động thương mại của Ba Tư được đẩy mạnh hơn vào khoảng thếkỉ III TCN, với xu hướng mởrộng liên kết thương mại xa hơn về phía Tây vực, Trung Quốc đã mở ra cánh cửa dẫn tới

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)