Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 35 - 41)

7. Cấu trúc đề tài

1.2. Các nhân tố tác động đến vai trò của Ả Rập đối với quá trình giao lưu văn

1.2.2. Nhân tố chủ quan

Đặc điểm lối sống, tính cách và hoạt động thương mại sơ khai của cư dân bản địa

Với vị trí địa lý tự nhiên ở khu vực Tây Á, Ả Rập là một vùng đất khô cằn với địa hình phần lớn là núi và sa mạc, cùng dải bờ biển khô hoặc đầm lầy trải dài, thỉnh thoảng có thểbắt gặp những đồng cỏ thưa thớt nơi có cácốc đảo. Để có thể thuận lợi sinh sống lâu dài trên mảnh đất khắc nghiệt này, cư dân nơi đây sống bằng nghề du mục trên sa mạc cùng một vài hoạt động giao lưu thương mại với các mặt hàng nông thổsản với những khu vực xung quanh (Syrieở phía Bắc và đặc biệt là Yemen ởphía Nam). Để thích nghi với lối sống du mục, các cư dân Ả Rập đã tập hợp nhau lại và hình thành nên những thị tộc, bộlạc khác nhauở các vùng trên khắpẢRập.Cư dânẢ Rập nhờ được sa mạc che chở, yên ổn sống, tuy cực khổ, nhưng tự do và tránhđược sựdòm ngó của các thếlực bên ngoài. Dù sống cuộc đời du mụcởsa mạc hay chuyên nghề thương mại sinh sống tại thành thị, mọi cư dân ở Ả Rập đều thích tự xưng là

“những người con của sa mạc”(sons of desert). Từnhiều ngàn năm qua cho đến nay, nguời Ả Rập vẫn luôn luôn gắn bó với những con lạc đà. Chúng là những cỗ xe lý tưởng đưa họ qua sa mạc và đồng thời cũng là nguồn cung cấp sữa và thịt. Người Ả Rập ít trồng trọt nên họ thường bị thiếu ngũ cốc và bị suy dinh dưỡng. Cuộc sống sa mạc đã tạo ra hoàn cảnh khiến cho các bộ lạc du mục phải luôn luôn gây chiến với nhau để tranh chiếm các giếng nước hiếm hoi hoặc tranh chiếm các thảo nguyên để chăn nuôi gia súc. Một sốít quây quần chung quanh mộtcái giếng ở giữa một ốc đảo hayởbờ biển,cấtchòi, trồngchà là hoặckê, lúa.

Đến đầu thếkỷthứVII, họ chưa trở thành một lực lượng đáng kể. Trên các con đường chánh các thương đội thường qua lại, họ dựng những thị trấn vào cỡ trung bình, lớn nhất là Medina (15.000 người) và La Mecque (25.000 người), cả hai đều ở trênđường từHồng Hải qua châu Á. Họvốn theo đa thần giáo, mỗi bộ lạc thờ mộtvị thần khác nhau.Đời sống cực khổ, phóng khoáng trong sa mạc, khí hậu có những lúc tương phản nhau quá mạnh đã tạo cho họ một tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, hung hăngvà một quan niệm rất đơn sơ vềsựvật. Chỉ có phải và trái, tin và không tin, sùng bái hoặc không sùng bái. Chỉ có trắng với đen, không có cái gì mờ mờxam xám. Tuy

nhiên, khi phân tích tường tận vào lối sống sinh hoạt của cư dân Ả Rập, không thểphủ nhận tính cạnh tranh, đấu tranh giữa các bộlạc khác đã thúc đẩy nhu cầu tự vệvà tự trang bị những kĩ năng cần thiết (cưỡi ngựa, lạc đà, luyện tập sửdụng các loại vũ khí như gươm, giáo, cung tên, kểcảvõ thuật và chiến thuật quân sự). Khi hoạt động giao thương bắt đầu nhen nhóm và ngày càng đóng vai trò kinh tếquan trọng, người dânẢ Rập đã có thể học nói nhiều ngoại ngữ, học cả địa lý và phong tục tập quán của các nước lân cận để phát triển khả năng giao dịch thương mại. Như vậy, những yếu tố đó đã tạo nên con người Ả Rập thành những người đa tài, đa năng, đa hiệu, say mê học hỏi, tìm tòi những tri thức mới từ đó sáng tạo nên những giá trị phục vụ cho đời sống của mình. Họchẳng những là những thương gia rành nghề, linh hoạt mà còn là những quân nhân thiện chiến, kỷluật và những người lãnhđạo quần chúng tài tình.

Quá trình hình thành nhà nước và mởrộng lãnh thổcủa đếquốcẢRập

Sự xuất hiện và bành trướng của người Ả Rập mà đạo Hồi là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ trong thế kỉ VII với sự hung bạo, dữ dội đã làm lay chuyển mạnh mẽ cục diện thế giới lúc bấy giờ. Từmột nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro -Arabia đã nhanh chóng biến thành những con người quyền lực tung hành từ Cận Đông đến châu Âu và từ Bắc Phi đến tận các nước châu Á trong suốt hàng thếkỉqua. Vậy xuất phát từnguyên nhân nào khiến cho Hồi giáo ngày càng bành trướng mạnh mẽ như vậy? Và điều đó làm thúc đẩy sự giao lưu văn hóa từ Đông sang Tây và từ Tây sang Đông củaẢRập như thếnào?

Trong quá trình lý giải tiền đề thúc đẩy sự bành trướng lãnh thổ mãnh mẽ của người Ả Rập, trên cơ sở những lập luận cụ thểchúng tôi sẽphân thành tiền đề khách quan và tiền đềchủquan:

Về tiền đề khách quan, từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII, toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi bị hai đế quốc cường thịnh là đế quốc Byzantine, hậu thân của đế quốc La Mã, do Constantine đại đế thành lập năm 330 đặt thủ phủ ở hải cảng Byzantine của Hy Lạp, theo Kitô Chính Thống giáo vàđế quốc BaTư Sasanian (224-651) theo Bái Hỏa Giáo (Zoroastrianism) thay phiên nhau thống trị toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi. Cả hai đế quốc tranh chấp nhau trong chiến tranh triền miên suốt 4 thế kỷ(780- 1180) khiến cả hai đều kiệt quệ, tạo một khoảng trống quyền lực, mở rộng cửa cho những đoànkỵbinh HồigiáoẢRập tiến nhưvũbão vào chiếm đóngvà thành lậpmột sốquốcgia Hồi.

Về tiền đề chủ quan, xuất phát từ lối sống du mụctrên sa mạc khá khắc nghiệt, sự cạnh tranh giữa các bộ lạc khác nhau cùng những sáng kiến trong việc phát triển các hoạt động thươngmạivớicác vùng xung quanhđã thúcđẩy cư dânẢRập bản địa trau dồi các kĩ năng chiến đấu, sử dụng vũkhí, học tập ngoại ngữ, nghiên cứu thông thạo địa lý và phong tụctập quán của cácnướclân cận để phát triển khả năng thương mại. Và cũng góp phần hình thành nên con người Ả Rập rắn rỏi, thiện chí pha chút nóng nảyngông cuồngcủa miền đất cát sa mạckhô nóng đặc trưng. Hơnnữa,sau khi đạoHồira đờivà trở thành tôn giáo chính thống ở ẢRập, kinh Quranđã trở thành bộ kinh tối thượngcó uy quyềntuyệt đối, chi phối mọimặt đờisống chính trị, xã hộicủa các quốc gia Hồi giáo. Giáo lýđạoHồi là sản phẩmcủa người ẢRập nênđược người Ả Rập đón nhận một cách dễ dàng và tự nhiên ý niệm thánh chiến và ý niệm tử đạo hoàn toàn phù hợpvớitâm lý vốn hung bạo của người Ả Rậpvì họrấtquen vớicuộc sống đầybất trắc trên sa mạc. Trong giáo lý của đạoHồi, ởphần tín điều5 trong số5 trụcột của giáo lý với nội dung mọi ngườichết sẽ sống lạitrong ngày tận thế - tất cả kẻ sống và kẻ chết đều được chúa xét xử trong ngày phán xét cuối đã mở ra một lạc thú độc đáo nhất mà chỉ có đạo Hồi mới có dành riêng cho những người tử vì đạo, niềm tin đặc biệt đó được miêu tả thật sự sinh động và lý tưởng “Thiên đàng có những con sông nước mát và trong vắt, có những con sông đầy sữa hoặc đầy rượu nho, có những con sông đầy mật, những khu vườn đầy trái cây và đặc biệt có những cô trinh nữ đẹp tuyệt trần chưa bao giờ có ai đụng tới (bashful virgins whom neither man nor a spirit have touched before - Quran 55: 41). Những trinh nữmắt đen cư ngụ trong những căn lều, dựa lên những chiếc gối màu xanh và những chiếc thảm đẹp”

(Dark-eyed Virgins sheltered in their tents, they recline on green cushions and fine carpets. Which of your Lord’s blessing would you deny? - Quran 55: 68). Điều đó là một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho những người lính Hồi giáo - những người chiếm số lượng đông đảo trong đội quânẢRập trởthành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các cuộc thánh chiến và lập nên những chiến công oanh liệt như những kỳtích vượt xa dự tưởng của mọi người.

Như vậy, yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thống nhất trên bán đảo Ả Rập và mở rộng tầm kiểm soát một cách vững chắc ra các vùng đất bên ngoài đểtrởthành mộtđế quốcẢ Rập hùng mạnh đó chính làquá trình thiết lập nên hệ tư tưởng (hay tôn giáo) thờ một thượng đế duy nhất - Hồi giáo. Sự xuất hiện của đạo Hồi trong tình cảnh hỗn

độn của một xã hội ẢRập lúc bấy giờ đã mang đến hi vọng và niềm tin cho những bộ lạc du mục vềsự đảm bảocó được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ hơn khi chinh phục những vùng đất bên ngoài. Chính vì thế, trong giáo lý sơ khai của đạo Hồi thể hiện xuhướng hướng tín đồ đi theo con đường bạo lực quân sựvới sựdẫn dắt của một nhà tiên tri (nhà lãnh đạo quân sự) duy nhất đã được mặc khải phụng sự cho thánh Allah và sau ngài chỉ có những Caliphate (người kế vị) mới được tiếp nối lãnh đạo, dẫn dắt những người Ả Rập Rập đi tìm những nguồn lợi (về kinh tế, thương mại) ở những vùng đất mới.

Vì thế, lịch sửchính trị củaẢRập có sựkết nối chặt chẽvới tôn giáo - Hồi giáo. Sau sự thống nhất và cai trị của nhà sáng lập Hồi giáo đồng thời là nhà tiên tri Muhammad, trên cơ sởyêu cầu đặt ra là tìm kiếm người kếtúc nhà tiên tri tiếp tục cai quản đếquốc và xác lập trật tựchính trị, tôn giáo trên toàn đế quốcẢ Rập, các vương quốc được chia ra thành ba giai đoạn kéo dài khác nhau. Dòng họRashidun Caliphate tiến hành cai quản nhà nước từ năm 632 sau khi Muhammad qua đời đến năm 661: Abu Bakr (632-634), Umar (634-644), Uthman (644-656) và Ali (656-661). Dưới thời ba quốc vương đầu tiên, thủ đô nằm tại Medina, nhưng Ali đã chuyển nó vềCuphu Từ năm 661 đến năm 750, các nhà cai quản vương quốc là đại diện của triều đại Umayyad, thủ đô được chuyển tới Damas. Trải qua những biến động trong nội bộ đế quốc Ả Rập, vào những năm 750-1258, quốc vương là những người thuộc triều đại Abbaside, thủ đô từ năm 762 là Baghdad, còn dưới thời quốc vương Mustasim thì thủ đô được chuyển tới Samara.

Xuất phát từ mục đích chính muốn mở rộng chinh phục những vùng đất mới cũng như thực hiện việc truyền bá đạo Hồi ra bên ngoài, các triều đại cai trị đã lập nên và củng cốmột đội quânẢ Rập đông đảo, trong đó chủyếu là những người Hồi giáo bởi họ là những chiến binh mạnh mẽ, có niềm tin tôn giáo mãnh liệt, có tổ chức, kỉ luật và đoàn kết cao. Hồi giáo đã định hình tư tưởng của những người Ả Rập lúc bấy giờvới những viễn cảnh tươi đẹp được vẽra hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của những cư dân Ả Rập bấy giờ và một điều tối quan trọng nữa đó là Hồi giáo cũng có nguồn gốc từniềm tin tôn giáo nhất thần của các cư dân ẢRập cổ đại vì thếnó mang tính gần gũi, dễtiếp nhận. Xuất phát từnhững yếu tố đó, kểtừgiữa thếkỉ VII đến thế kỉ IX, đội quân ẢRập mà phần đông trong đó là những chiến binh Hồi giáo ngoan đạo trên những con ngựa và lạc đà đã chinh phục một cách dễ dàng

các“vùng đất mới”, đã mở rộng ra một vùng lãnh thổra cảba châu lục Á - Phi - Âu, chính thức xác lập sựthống trịcủa đếquốcẢRập trong hàng trăm thếkỷ.

Những rối loạn, suy yếu trong nội bộ của đế chế Byzantine với Ba Tư cùng sự hỗn loạn trong đức tin tôn giáo đã tạo điều kiện cho cuộc chinh phục và xâm nhập của Hồi giáo. Chiến thắng vang dội của người Hồi giáoởQadisiyyah - thuộc sựcai trị của Ba Tư vào năm 636 là một cú hích lớn cho cho các đội quân Ả Rập và cho sự tựtin vào Hồi giáo. Cùng năm đó, quân đoàn La Mã dưới quyền chỉ huy của Theodore, em trai Hoàng đế La Mã, bị đánh cho tan tác vào năm 636 trên sông Yarmuk, phía nam biển Galilee, sau khi ông đánh giá quá thấp quy mô, khả năng và quyết tâm của lực lượng Ả Rập [45, tr.373-375]. Từ đây, cánh cửa đi vào trung tâm thế giới mở toang, Ba Tư bị những người theo Muhammed thôn tính hoàn toàn. Động lực ngày càng mạnh mẽ hơn bởi những người có đức tin trước đó với Do thái giáo, Thiên Chúa giáo và cảHỏa giáo đã chấp nhận những lời giảng của nhà tiên tri, có một số đã cải đạo, trở thành tín đồcủa Hồi giáo tạo nên một cộng đồng những tín đồ Hồi giáo đông đảo.Để tạo nên thành công có thể nói là một cách “dễ dàng” của những người Ả Rập trong quá trình chinh phục và tạo lập đế chế Ả Rập, sức mạnh quân sự luôn đồng hành với đức tin tôn giáo. Cần nhấn mạnh, Hồi giáo là hệ tư tưởng không chỉ được tạo dựng trong những người Ả Rập, là tôn giáo chính thống của họ mà còn được những nhà truyền giáo củng cố một cách khéo léo trong tư tưởng của những cư dân ở những vùng đất bịchinh phục nữa. Khởi đầu cho quá trình này tới từsự ủng hộcủa người Do Thái ở Trung Đông - điều tối quan trọng để truyền bá và phổ biến rộng rãi lời của Tiên tri Muhammad. Khi Muhammad phải lui về Yathrib ở miền Nam Ả Rập vào những năm 620, ngài xin sự giúp đỡ của người Do Thái là một trong những chiến thuật của ông.Ở đây, ông dần chiếm được niềm tin, sự ủng hộ từ người Do Thái với lời hứa bảo vệ lẫn nhau. Điều này cũng vạch ra sựhiểu biết chung giữa Do Thái giáo và Hồi giáo không những thếHồi giáo còn có những yếu tố ăn khớp với Do Thái giáo tạo nên sựliên minh chặt chẽtrong cộng đồng những người Do Thái với Muhammad và những người theo Hồi giáo. Một tài liệu được viết ở Bắc Phi vào cuối những năm 630 ghi nhận tin tức vềnhững bước tiến của người Ả Rập được người Do Thái chào đón ở Palestine, vì điều đó đồng nghĩa với việc giảm bớt sựkiểm soát của quyền lực La Mã - Thiên chúa giáo ở vùng này, tiến tới giải phóng họ khỏi sựcai trị của người La Mã [5, tr.157-159]. Đạo Hồi cũng giành được tình hữu nghị của dân Thiên Chúa

giáo địa phương trong bối cảnh sựtruy bức trong các nhóm Thiên Chúa giáo được cho là dị giáo từ Công Đồng Chalcedon.

Sau khi Muhammad mất vào năm 632, quá trình truyền bá đạo Hồi được tiến hành song song với sự thành lập ban đầu và sự mở rộng sau đó của một đế chế Hồi giáo thông qua chinh phục, chẳng hạn nhưBắc Phi và sau đó làTây Ban Nha ( Al- Andalus ), và cuộc chinh phục Ba Tư củangười Hồi giáo đãđặt dấu chấm hết chođế chế Sassanid và lan rộng phạm vi của Hồi giáo đến vùng xa phía đông nhưKhorasan(Đông nam Iran ngày nay). Đến thế kỉ VIII, sau khi quá trình chinh phục ra các vùng đất bên ngoài kết thúc với một vùng lãnh thổ rộng lớn kéo dài từ Trung Nam Á sang Bắc Phi và Tây Âu thay vào đó là sự vương lên mạnh mẽ hoạt động thương mại của các thương nhân Ả Rập. Những phong trào truyền giáo cũng ngày càng trở nên phổ biến trên khắp vùng Trung Á (Ba Tư, Afghanistan, Kazakhstan,Ấn Độ) và cả ở bên ngoài biên giới của đế chếHồi giáo, tận dụng lợi thế của việc mở rộng các tuyến đường ngoại thương, chủ yếu vàoẤn Độ Dương - Thái Bình Dươngvà xa về phía nam như đảo Zanzibar (quần đảo phía namẤn Độ Dương), các bờ biển đông nam của châu Phi, vùng Đông Á và các bộ lạc Turk ở vùng cao

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)