Truyền bá các thành tựu văn minh phương Tây sang phương Đông

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 69 - 70)

7. Cấu trúc đề tài

2.4. Vai trò trung gian truyền bá văn hóa Đông Tây

2.4.3. Truyền bá các thành tựu văn minh phương Tây sang phương Đông

Công cuộc truyền bá các thành tựu văn minh phương tây sang phương đông xuất phát từ sự kết tinh các thành tựu trên hầu khắp các lĩnh vực của người Ả Rập trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động quân sựnhằm mởrộngảnh hưởng sang châu Âu, nhất là thông qua trao đổi thương mại. Hoạt động thương mại diễn ra ngay từthời cổ đại bởi các thương nhân Ả Rập cổ trên các tuyến đường xuyên Địa Trung Hải với

“con đường trầm hương”vào khoảng thếkỷIII TCN tạo nên sựliên kết chặt chẽgiữa Hy Lạp - La Mã. Đồng thời cũng vào thời gian đó, sựxuất hiện và mở rộng mạnh mẽ con đường tơ lụa xuyên lục địa càng thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại kết nối giữa người Ả Rập với Hy Lạp - La Mã. Thông qua các tuyến đường thương mại thời cổ đó, người Ả Rập có cơ hội tiếp thu các thành tựu từ phương tây với các kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học tựnhiên, địa lý, thiên văn và triết học nhằm phục vụ cho sự trao đổi hàng hóa giữaẢRập với các nước nằmởrìa phía Bắc Địa Trung Hải cũng như đóng góp vào sựhình thành nền văn minh ẢRập.

Vào thế kỉ XII, cuộc thập thập tự chinh lần thứ tư (1202) nhằm vào thành phố Constantinople (thủ đô của đếchếByzantine -Đông La Mã) khiến đế quốc bịgiải thể và các lãnh thổLa Tinh và Hy Lạp thuộc Đông La Mã bị chia cắt, cùng vào thời điểm đó, đội quân Ả Rập đang chiếm đóng các vùng thuộc đông La Mã đã triển khai các hoạt động dịch thuật, lưu trữ và bảo tồn các thành tựu văn minh quý giá của nền văn minh La Mã có thể thấy trong những thành tựu của nền văn minh Ả Rập. Cụ thể, trong lĩnh vực hóa học, ngưởi ẢRập đã dịch bản dịch của tác giảHy Lạp, Alexandria cùng với việc tiếp xúc với các tác phẩm gốc bằng tiếng Hy Lạp, chủyếu là các tác giả ở Viện Hàn Lâm khoa học Alexandria, sau đó dịch các tác phẩm này ra tiếng Ả Rập. Trải qua quá trình nghiên cứu từnhững kiến thức hóa học đầu tiên của Hy Lạp, người Ả Rập đã thêm vào từ “Chymeia” nghĩa là hóa học và họ còn sáng tạo nên ngành

Đó là cơ sở khám phá các chất hóa học và phản ứng của các nguyên tố ở các thế kỷ sau.

Toán họcẢRập cũng là sựtiếp nối và phát triển của toán học Hy Lạp trong cao trào dịch thuật đỉnh cao vào thếkỉ IX với sự tiếp cận các tri thức số học, hình học sơ khai từ người Hy Lạp cổtạo điều kiện cho sựhình thành môn đại số, hình học và mối liên hệ qua lại giữa đại số và hình học cùng những ứng dụng của người Ả Rập. Hay trong y học, những kiến thức liên quan đến các bộ môn dược học, dưỡng sinh học, phẫu thuật ngoại khoa,… cũng được người Ả Rập hấp thụ từ tinh hoa y học cổ Hy Lạp kết hợp với những kinh nghiệm và nghiên cứu phong phú của mình tạo thành một hệthống y học hoàn chỉnh.

Đó là những dẫn chứng cụthể thểhiện vai trò truyền bá các thành tựu văn minh phương Tây sang phương Đông của người Ả Rập đó chính là sự kết tinh các giá trị văn minh có thểnhìn thấy trong nền văn minh ẢRập. Bởi ẢRập đóng vai trò “trung gian” trong sự kết nối giữa phương Đông và phương Tây thông qua hoạt động mở rộng mạnh mẽ không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà quan trọng nhất là hoạt động thương mại của các thương nhân khắp các châu lục Á - Phi - Âu cùng tinh thần học hỏi, sáng tạo các giá trị mới nên có lẽbằng cách này người ẢRập đã lan tỏa các thành tựu rực rỡcủa nền văn minh phương Tây sang các vùng đất rộng lớnở phương Đông.

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)