7. Cấu trúc đề tài
2.5. Một số nhận định, đánh giá
Văn hóa là vốn quý của một dân tộc, là sản phẩm được sáng tạo ra thông qua quá trình hoạt động của con người (cảvật chất lẫn tinh thần) kết tinh được trong tiến trình lịch sử. Nhân loại ngày nay đang kế thừa những giá trị văn hóa quý báu từ những nền văn minh cổ đại, có thểkể đến một sốnền văn minh tiêu biểuở phương Đông (Lưỡng Hà,Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư), Bắc Phi (văn minh cổ Ai Cập) và phương Tây (văn minh Hy - La cổ đại).
Văn hóa còn thể hiện nét riêng biệt đặc trưng mang bản sắc dân tộc, đồng thời nhắc đến văn hóa trong tiến trình phát triển đi lên của lịch sửcũng mang tính kếthừa, tiếp thu những giá trịmới, những thành tựu văn minh từbên ngoài thông qua quá trình va chạm, trao đổi vềnhiều mặt (cả quân sự, thương mại, tôn giáo) mới có thểbắt kịp với sựphát triển không ngừng và tạo nên một nền văn hóa muôn màu muôn vẻ được. Và trong tiến trình hấp thụ nét đặc trưng văn hóa đó không thể thiếu đóng góp của nhân tố trung gian, đóng vai trò quan trọng trong sự liên kết văn hóa giữa phương
Đông và phương Tây trong suốt hơn 7 thếkỷ, đó chính là ẢRập cùng nền văn minh Ả Rập rực rỡ. Quá trình thống nhất bán đảo Ả Rập, con đường chinh phục những
“miền đất mới”hình thành nênđếquốcẢRập suốt bảy thếkỉ cho thấy vai trò của các lực lượng đãđóng góp vào sự thành công rực rỡ của nền văn minh Ả Rập trung đại cũng như thúc đẩy Ả Rập trong vai trò “cầu nối” trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Trên cơ sở những điều đã nghiên cứu được ở chương trước, trong mục này chúng tôi xin rút ra một sốnhận định, đánh giá như sau:
Thứnhất, có rất nhiều nhân tố thúc đẩyẢRập trên con đường tiếp nhận và sáng tạo nên nền văn minh Ả Rập rực rỡ của mình cũng như thúc đẩyẢ Rập đóng vai trò “trung gian” kết nối, gìn giữ các thành tựu văn minh từ phương Đông sang phương Tây. Trong đó, mỗi nhân tố đều giữ một vị trí quan trọng nhất định: các cuộc chinh phục bằng quân sựthông qua chiến tranh góp phần kiến lập đếquốcẢ Rập, tạo dựng nền tảng, không gian cho quá trình giao lưu văn hóa đông- tây củaẢ Rập, hoạt động thương mại sôi nổi của các thương nhân Ả Rập đã thúc đẩy sự truyền bá, giao lưu, tiếp nhận văn hóa ở các vùng đất mới, quá trình truyền bá tôn giáo - Hồi giáo của các nhà truyền giáo song hành cùng các lực lượng quân đội, thương nhân tạo nên sự lan truyền rộng rãi tôn giáo cũng như những yếu tố văn hóa đặc trưng của người Ả Rập tiến tới xác lậpảnh hưởng của đạo Hồi rộng khắpởcảba châu lục Á - Phi -Âu,…
Trong các nhân tố trên, theo chúng tôi thương mại là nhân tố quan trọng nhất, góp phần quan trọng vào sự vươn lên nắm quyền lực và gây dựng vị thế và tầm ảnh hưởng mạnh mẽcủa đế quốcẢ Rập. Có nhiều ý kiến cho rằng chính trị và tôn giáo là quan trọng, bởi sự bành trướng, chinh phục ra các vùng lãnh thổbên ngoài củaẢRập đều thông qua con đường quân sự. Chúng ta không thểphủnhận hoàn toàn yếu tố đó: nó là nhân tố đặt nền tảng, tiền đề và thúc đẩy quá trình người Ả Rập phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên, quân sựhùng mạnh và tôn giáo chỉ đóng vai trò là nền tảng ban đầu, trong khi đóviệc tạo dựng sựgắn kết, giao lưu giữa các vùng lãnh thổchinh phục được hay cảnhững vùng đất nằm ở ngoài biên giới sự ảnh hưởng củađế quốcẢ Rập phụthuộc rất lớn vào thương mại. Nhất là, bên cạnh lực lượng hoạt độngtrao đổi, xúc tiến thương mại, thương nhân ẢRập cũng vừa đóng vai trò là những nhà truyền giáo đặc biệt.
Điều này có thể được chứng minh thông qua sựthống nhất của đế quốc Ả Rập vào thếkỉ VII trên cơ sở sự huy động ý thức hệ(tức tôn giáo) của Muhammad - một
người thuở đầu cũng là một thương nhân trên các truyến hành trình thương mại xuyên qua các lục địa Phi Châu đến Âu Châu. Giai đoạn sau đó, khi đã hoàn tất quá trình xác lậpđế quốc, ở các vùng thuộc sựkiểm soát của người ẢRập hình thành các khu chợ thương mại cùng thành phố thương mại lộng lẫy ở Baghdad - trung tâm thương mại của đế quốc Ả Rập ở Tây Á vào thế kỉ IX, sự tiếp nhận và hoạt động mạnh mẽ của thương nhân Ả Rập thông qua các tuyến đường thương mại quan trọng, đáng chú ý nhất là hoạt động kết nối phương Đông và phương Tây trên con đường tơ lụa - con đường thương mại lớn có từthời cổ đại từTrung Quốc.
Hoạt động thương mại trên các tuyến đường thương mại này diễn ra với vai trò không nhỏcủa thương nhâncũng là các nhà truyền giáo ẢRập không chỉ thểhiện vai trò trung gian của ĐếquốcẢRập trong vận chuyển và trao đổi các loại hàng hóa quý giá giữa các châu lục Á - Phi - Âu trên cả đường bộ và đường thủy, mà quan trọng nhất là sự va chạm, tiếp xúc với các nềnvăn hóa đa dạng khác nhau đi đôi với đó là hoạt động truyền bá Hồi giáo mang những nét đặc trưng của người ẢRập tiến tới thiết lập ảnh hưởng về thương mại, tôn giáo. Điều này đã mở ra cơ hội cho Ả Rập trong việc tiếp thu, sáng tạo nên nền văn minh Ả Rập rực rỡ và tiếp nối sau đó là quá trình Ả Rập hóa mở rộng, truyền bá các thành tựu văn hóa từ phương Đông sang phương Tây và từ phương Tây sang phương Đông tạo nên tính giao thoa văn hóa Đông - Tây diễn ra mạnh mẽnhất từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI mà nổi bật hơn cả là những giá trị văn hóa lớn mà họtiếp thu, ảnh hưởng, góp nhặt từ các nền văn minh cổ đại đểtừ đó sáng tạo nên nền văn minh mang đặc trưng của riêng mình đó là nền văn minh ẢRập.
Đồng thời, cũng vào thế kỷIX, sựphát triển thịnh vượng, đỉnh cao của thương mại Ả Rập, những thương nhân Ả Rập cũng mởrộng vùng thương mại ra ngoài biên giới của Đế quốc, kiến lập “con đường lông thú” kết nối với các bộ lạc du mục phía Bắc thung lũng Volga với các vùngở Tây Âu và cả ởchâu Á. Eid Al-Yahya, một nhà nghiên cứu, trong bài viết “How Saudi Arabia revived the ancient silk road” [71] đã chỉ ra rằng lịch sử chứng minh Ả Rập là quốc gia của công việc và thương mại, chứ không phải quốc gia của chiến tranh và xung đột.“Người Ả Rập đi lang thang trên biển và sa mạc để buôn bán và làm việc. Những con đường hương sắc băng qua sa mạc bán đảo Ả Rập trong khi Con đường Tơ lụa xuyên biển” (vào khoảng thế kỉ VIII). Nhận định đó đã chứng minh thông qua việc gia tăng các hoạt động thương mại xuyên qua các châu lục Á - Âu - Phi trong thời gian đó trên con đường tơ lụa, việc
tiếp thu, sáng tạo và lan truyền văn hóa đã diễn ra mạnh mẽ, đó là sự bùng nổ của cuộc cách mạng tri thức.
Như vậy, thực tếtrong tiến trình lịch sử đã chứng minh thương mại có vai trò rất quan trọng khi hầu hết những kết nối, va chạm giữa các nền văn minh, giữa các vùng đất thuộc các châu lục trải dài từ phương Đông sang phương Tây đều nằm trong sự kiểm soát của ngườiẢ Rập, mạnh nhất là vào thếkỉ X và XI. Những người ẢRập đã kiến lập và xác định rõ cách thức, con đường phát triển và thống trị chiến lược của mình và họ đã thành công khi tạo lập được một Đếquốc hùng mạnh tận hàng 7 thếkỷ (từthếkỷVIIđến thếkỉXIII) chủyếu với đường hướng duy trì, phát triển thương mại - tạo cơ sởcho sựphát triển kinh tếhùng mạnh của đế quốc, đồng thời tạo đà cho quá trình kết nối các vùng văn hóa giữa các vùng đất thuộc sựkiểm soát của Đế quốc Ả Rập cũng như mởrộng cánh cửa cho sự giao lưu, tiếp nhận và sáng tạo nên các giá trị mới từcác thành tựu văn minh ở khắp các châu lục, từ phương đông đến tận phương tây.
Thứ hai, vai trò của người Ả Rập trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây được thể hiện qua đóng góp của từng lực lượng và ở mỗi giai đoạn cụ thể, trên phương diện văn minh và văn hóa, thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII được xem là thời kì hoàng kim của đếquốcẢRập. Thành công trong việc xác lập được một vùng lãnh thổ rộng lớn của đế quốc Ả Rập ra cả ba châu lục Á - Phi - Âu là chìa khóa mở ra sự phong phú, đa dạng của văn hóa, văn minh ởnhững vùng đất mà đội quânẢ Rập vừa chinh phục được. Giữa thếkỉ VIII là thời kìđẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế của các Caliphate cai trị đếquốc thông qua việc hình thành thành thị, trung tâm kinh tế Baghdad, cùng hàng loạt các khu chợ, hoạt động mạnh mẽ của các thương nhân Ả Rập trên các tuyến đường thương mại rộng mở từ châu Á sang châuPhi đến tận châu Âu và cả những vùng đất phía Bắc ở các vùng thảo nguyên nằm ngoài biên giới của đếquốcẢRập sau khi đã hoàn tất công cuộc mởrộng sựkiểm soát ra bên ngoài. Hoạt động quân sự mở ra “cánh cửa” rộng lớn ở các “vùng đất mới”, sau đó là quá trình phát triển mạnh các hoạt động thương mại ra bên ngoài thúc đẩy sựtiếp xúc, giao lưu, học hỏi, và tiếp thu văn hóa từ các thành tựu văn minh cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây. Đó là cơ sở làm bùng nổ cuộc cách mạng tri thức vào thế kỉ IX với sự hình thành “những ngôi nhà thông thái”, trong đó là các hoạt động dịch thuật các tác phẩm ra tiếng ẢRập trên hầu hết các lĩnh vực khoa học tựnhiên, triết học, nghệthuật,
thiên văn, y học, v.v, cùng chính sách khuyến khích, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu từ khắp các nơi ở La Mã, Ấn Độ tham gia vào quá trình nghiên cứu, dịch thuật cùng các nhà nghiên cứuẢRập.
Như vậy, đóng góp to lớn của Ả Rập được thể hiện rõ thông qua sự kết nối “trung gian” mở ra con đường liên kết thương mại giữa các châu lục qua quá trình vận chuyển, trao đổi các mặt hàng quý giá mang đặc trưng của từng vùng miền đồng thời sự đóng góp lớn nhất thểhiệnở sựgóp nhặt, tổng hợp các giá trị văn minh từcác nền văn minh cổ ở Tây Á, Trung Nam Á, Đông Á, Bắc Phi và nền văn minh Hy Lạp - La Mã rồi sáng tạo nên giá trịmới hội tụtrong nền văn minh ẢRập rực rỡ.Sau đó, cũng từ hoạt động thương mại, các giá trị văn minh lại được người Ả Rập khéo léo truyền lại cho cả phương Đông và phương Tây. Đặc biệt, ngoài quá trình sáng tạo và truyền tải các giá trị văn minh, sự bảo tồn giá trị văn minh làm nổi bật lên tinh thần trân trọng tri thức nhân loại của người Ả Rập. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua sự bảo tồn cẩn thận các loại sách quý của nền văn minh Hy Lạp cổ đại vàođầu thếkỉXIII khi đếquốc Đông La Mãđứng trước sựsụp đổbởi sự cướp phá tàn bạo nhằm phá hủy các giá trị của nền văn minh Hy Lạp cổ đại trong cuộc thập tựchinh của giáo hoàng Thiên chúa giáo (1202-1204). Chính nhờ sự lưu giữ, sưu tầm và duy trì những cuốn sách quý giá của nền văn minh Hy Lạp đã thúcđẩy sựhồi sinh mạnh mẽcác giá trị văn hóa phương Tây vào thếkỉXV (thời kỳPhục hưng).
Và thời đại hoàng kim qua đi, đế quốc Ả Rập bắt đầu lâm vào tình trạng suy thoái mọi mặt vào thế kỉ XI, khi những đoàn Thập tựquân của Công giáo La Mã tràn sang tàn phá Trung Đông. Đến năm 1258, cuộc xâm lược đẫm máu của quân Mông Cổvào Baghdad - trung tâmvăn hóa của đế chế ẢRập đãđánh dấu sựkết thúc thời kì cai trị củaẢ Rập gần 7 thế kỷ, kéo theo đó các thành tựu văn minh tiếp nhận và sáng tạo được của người Ả Rập cùng vai trò kết nối văn minh bị thay thế bởi những người Hồi giáo Mông Cổ đến từ phương Bắc. Tuy vậy, nền văn minh Ả Rập cùng vai trò “cầu nối” các giá trị văn minh từ phương Đông đến phương Tây và từ phương Tây sang phương Đông của ngườiẢ Rập vẫn còn lưu giữ mãi trong kho tàng tri thức nhân loại và đượcứng dụng rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống hiện đại.
Thứba, Hồi giáo là tác nhân thúc đẩy sựchuyển biến lớn trong nhận thức và hệ tư tưởng của các bộ lạc du mục sinh sống ở bán đảo Ả Rập đồng thời Hồi giáo cũng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố thúc đẩy sựtích cực ở người Ả Rập trong tiếp xúc,
học hỏi và sáng tạo nên các giá trị mới từcác nền văn minh cổ đại ở phương Đông và phương Tây.Hồi giáo là một tôn giáo rađời ở ẢRập có tác động rất lớn đến tình hình xã hội phức tạp giữa các bộlạc du mục trong bán đảoẢ Rập lúc bấy giờ. Nó là cơ sở đưa đến sự thống nhất và hình thành nên đế quốc Ả Rập hùng mạnh thông qua các cuộc “Thánh chiến” của đội quân Ả Rập Hồi giáo, lãnh thổ đã được mở rộng chưa từng có trải dài ở cảba châu lục Á - Phi - Âu. Với hệ thống giáo luật mang tính hòa hợp, đoàn kết, tổng hợp giữa Do Thái giáo và Thiên chúa giáo, Hồi giáo vừa mang bản chất là một tôn giáo chính trị, quân sự, vừa mang sắc thái nhân sinh gần gũi và nó mang bản chất là một tôn giáo của thương nhân trong quá trình mở rộng hoạt động thương mại kết hợp với việc truyền bá giáo luật Hồi giáo. Trong quá trình phát triển và mở rộng của mình, Hồi giáo không chỉ chú ý về phương diện tôn giáo, quân sựvà xây dựng đếquốc Hồi giáo mà rất chú ý đến việc phát triển kinh tế, khoa học và giáo dục. Điều đó đã tạo nên sự kết nối con người, sự giao thoa văn hóa từnhiều vùng đất mà Ả Rập chinh phục được cũng như các vùng đất phương Bắc nằm ngoài biên giới của ĐếquốcẢRập, nơi các bộlạc thảo nguyên“man rợ” sinh sống.
Tuy nhiên sự không đồng nhất trong giáo luật Hồi giáo, trong xác định người kế nhiệm đã dẫn đến sựphân hóa nhiều nhánh phức tạp,ẩn chứa nhiều mâu thuẫn trong nội bộ đế quốc Ả Rập. Cùng với đó, sự mở rộng và xác lập “nhanh chóng” trên một vùng lãnh thổ rộng lớn của đế quốc Ả Rập đã dẫn đến khó kiểm soát các vùng đất. Điều này đã tạo nên sự suy thoái của đế quốc Ả Rập một cách rõ nét từ thế kỉ XII- XIII, do sựtàn phá của cuộc thập tự chinh và đội quân Mông CổkhiếnđếquốcẢRập bị suy yếu và tan rã dần. Tuy vậy, Hồi giáo với tư cách của một tôn giáo vẫn có sức sống mãnh liệt, không những không bị thay thế mà còn tiếp tục được củng cố, phát triển rộng ra khắp khu vực Đông Nam Á vào thế kỉ XIV-XV cũng như cho đến ngày nay, Hồi giáo vẫn là một trong sốcác tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất. Điều đó càng là minh chứng xác thực cho sự đóng góp của người Ả Rập cho quá trình bảo