Truyền bá các thành tựu văn min hẢ Rập ra thế giới

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc đề tài

2.4. Vai trò trung gian truyền bá văn hóa Đông Tây

2.4.1. Truyền bá các thành tựu văn min hẢ Rập ra thế giới

Những người ẢRập đã có tôn giáo riêng của họ, một tôn giáo tạo ra một bản sắc mới mang tính đặc trưng tạo nên văn hóa Hồi giáo hay văn hóa Ả Rập. Đây là một đức tin được thiết kếcho dân chúng bản địa, dù là du mục hayởthành thị, dù là thành viên của bộ lạc nào, và bất chấp nền tảng chủng tộc hay ngôn ngữ. Rất nhiều từ vay mượn từtiếng Hy Lạp, Aramaic, Syriac, Hebrew và Ba Tư trongKinh Quran,văn bản ghi lại những lời khải thị được trao cho Muhammad, chỉ ra một môi trường đa ngữ mà việc nhấn mạnh vào sự giống nhau, chứ không phải khác biệt mới là quan trọng [49, tr.181]. Sự đoàn kết, dung hòa với các tôn giáo khác (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo) là một tín lý cốt lõi và là lý do chính cho thành công ngay lập tức của Hồi giáo trong quá trình mở rộng kiểm soát ra các vùng đất bên ngoài. Ngay cả trong giáo lý Hồi giáo cũng thể hiện sựgần gũi và tính thực tế, đáp ứng và phù hợp với nhu cầu không chỉ với bộlạc du mục Ả Rập theo Hồi giáo mà còn với cảnhững cư dân tiếp xúc với

đạo Hồi ở những vùng đất chinh phục được cũng như nằm ngoài biên giới của đế quốcẢRậptrên cơ sở sựmở rộng việc truyền bá Hồi giáo qua hoạt động thương mại của thương nhân Ả Rập được xúc tiến mạnh mẽ vào cuối thế kỉ VII đến thế kỉ XIII. Đạo Hồi còn là chất xúc tác kết nối văn hóa với một vùng đất rộng lớn từ phương Đông sang phương Tây, điều đó được thểhiện trong kinh Quran - kinh điển chính của Hồi giáo chứa đựng tri thức sâu rộng trên các lĩnhvực khoa học, triết học, thiên văn, y học,… là niềm tựhào của người Ả Rập. Sự ra đời của Hồi giáo thểhiện đóng góp to lớn của Ả Rập cho nhân loại mà cho đến ngày nay, Hồi giáo đã trở thành một trong những tôn giáo đứng đầu trong các tôn giáo trên toàn thếgiới vềsố lượng tín đồsùng đạo.

Trên cơ sở việc mở rộng các hoạt động thương mại xuyên các châu lục, từchâu Á đến Bắc Phi sang châu Âu nổi bật là hoạt động kết nối phương Đông với phương Tây sôi nổi của các con đường tơ lụa. Những người Ả Rập đã có cơ hội tiếp xúc, va chạm giữa các nền văn hóa rồi “nhào nặn”, sáng tạo nó thành nền văn minh độc đáo của mình, tiếp tục mang theo nền văn hóa Ả Rập truyền ra thế giới thông qua con đường hoạt động của các nhà truyền giáo, thương nhân và cả quân đội người Ả Rập. Và quá trìnhđó lặp đi lăp lại cho đến cuối thế kỉ XII, tạo nên một kho tàng tinh hoa nhân loại.

Các thành tựu của văn minh ẢRập truyền ra thếgiới trải rộng trên các lĩnh vực: khoa học tựnhiên, thiên văn học, y học, văn học. Trong đó, trên mỗi lĩnhvực đều hiện nét riêng mang tínhứng dụng gắn liền với văn hóa- truyền thốngẢRập, cụthể đó là:

Khoa học tự nhiên Ả Rập, trên lĩnh vực toán học đó là đóng góp của nhà toán học kiệt xuất Al - Khorezmi (787-850). Chính ông đãđược xem là cha đẻ của Đại số học. Bản dịch ra tiếng La tinh tác phẩm Phương pháp tính tích phân và giải phương trình của ông được dùng làm sách giáo khoa toán học chính tại các trườngđại học Âu Châu suốt từthếkỉ XII đến thếkỉ XV. Sựphát triển của bộ môn đại sốhọc mà chúng ta biết đến tên gọi cũng như được học tập và ứng dụng ngày nay còn được nhà bác họcẢRập Omar Khaiam nghiên cứu tỉ mỉ trong tác phẩm Đại số. Nội dung chính mà ông tập trung nghiên cứu là cách giải phương trình bậc nhất và bậc hai, đồng thời mô tả phương trình bậc ba về mặt hình học cũng như xây dựng lý thuyết ban đầu về các đường song song. Cống hiến của Omar Khaiam đã đặt cơ sởáp dụng đại số vào hình học, một bộ môn mà trước đây người ta chưa từng biết đến trong toán học. Những giai

đoạn sau đó, ởthời kỳPhụchưng, người châu Âu đãđón nhận và tiếp tục nghiên cứu, lan tỏa ra các khu vực khác ở Châu Á, góp phần tạo nên môn toán với kết cấu bao gồm hai phần đại sốvà hình học (hay gọi là hình học không gian) như ngày hôm nay.

Đóng góp thứ hai của người Ả Rập cho nền văn hóa nhân loại là trong lĩnh vực thiên văn học. Người ẢRập sớm tiếp thu truyền thống tri thức cổ đại Hy Lạp,Ấn Độ cùng điều kiện sống du mục và lữhành xuyên sa mạc đểhình thành những tri thức về các hành chòm sao và chuyển động của các hành tinh. Một cống hiến đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực này là việcứng dụng toán học và thiên văn học của các nhà thiên văn Ả Rập để tính sự chuyển động của các hành tinh đã cho ra đời định lý côsin. Thông qua đó, các nhà thiên văn ẢRập cũng chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thiên văn họcở châu Âu đầu thếkỉ XVI.

Trên lĩnh vực nghệ thuật, nét đặc sắc của mỹ thuật Ả Rập thể hiện ở nghề dệt, gốm sứ, thủy tinh, thuộc da, hội họa, thảm nhung, khănquàng,… Những nét đặc trưng này xuất phát từ sự mở mang thương mại vào thếkỉ VIII trên con đường tơ lụa từ Ả Rập qua Trung Á và vươn đến Đông Á (Trung Quốc). Quá trình trao đổi các hàng hóa, sản vật quý giá cùng sự hình thành các khu chợ sầm uất ở bán đảoẢ Rập đã thu hút một lượng lớn hàng hóa từ Trung Quốc và các khu vực trong mạng lưới thương mại đổ vào. Các thương nhân, thợ thủcông Ả Rập đã sử dụng các sản phẩm của nền văn hóa, sau đó bắt chước, rồi kết hợp với đầu óc sáng tạo của mình, tạo thành nghệ thuật phục chếmới, giàu tính sáng tạo. Những sản phẩm gốm sứ đường nét tinh xảo, màu sắc tươi sáng, hài hòa của gốm sứcùng với các vải vóc, thảm nhung, kiếm, gươm của người Ả rập được chuyển theo con đường thương mại của các thương nhân được vận chuyển từ Ba Tư sang tận Tây Ban Nha và rất được ưa chuộng.

Trên lĩnh vực kiến trúc, các công trình kiến trúc Hồi giáo mang đậm tính sáng tạo nghệ thuật, mang nét riêng độc đáo trong tổng thể cái đã có trên cơ sở tinh thần tiếp thu sáng tạo nghệthuật kiến trúc Đông- Tây xuyên suốt quá trình lan tỏa nền văn hóaẢ Rập Hồi giáo ra bên ngoài. Nét độc đáo mang dấu ấn riêng của con người, đất nước ẢRập cho đến ngày nay vẫn còn hiện hữu rõ nét trong các công trình kiến trúc nổi tiếng ởcác quốc gia trên thếgiới, đóng góp vào sự phong phú trong kho tàng văn hóa, văn minh nhân loại. Tiêu biểu có thể kể đến đó là Thánh đường Cordoba Tây

Ban Nha, Thánh đường Saint Istanbul, tòa tháp đôi Petronas (Malaysia), lăng Taj MahalởAgra (Ấn Độ), v.v…

Ngoài ra, trong kho tàng văn họcẢ Rập, ta không thểkhông nhắc đến tập truyện

Nghìn lẻ một đêm - tập truyện dân gian bất hủ của nhân dân Ả Rập. Với nội dung phản ánh đời sống lao động, tình yêu, tập tục, lý tưởng, khác vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân thuộc tất cả các tầng lớp trong xã hội áp bức, bất công của đế quốc Ả Rập dưới thời Trung đại. Một tập truyện được xây dựng dựa trên óc tưởng tượng cực kỳphong phú, chủ đề vô cùng thay đổi của hàng ngàn mẫu truyện nối tiếp nhau đã tạo nên sự hoàn chỉnh về mặt kết cấu và điêu luyện về các yếu tố bất ngờ cũng như rất điêu luyện vềmặt ngôn ngữ, nói như M. Gorky, đó là: “…Những sợi tơ muôn màu lan khắp bốn phương, một tấm thảm từngữ đẹp lạlùng phủtrên mặt đất”.

[3, tr.1036-1037]. Những yếu tố kết cấu truyện mang nét tinh tế, độc đáo tạo nên sự kết nối tâm hồn con người một cách kì lạ không chỉ với nhân dân Ả Rập thời Trung đại mà còn với những người tiếp nhận nó rồi lan sang châu Âu vào những năm 1704- 1709 qua những bản dịch tiếng Pháp 12 tập của nhà học giả Antoine Galland, sau đó bộtruyện lần lượt được dịch tiếp ra nhiều thứtiếng và nhanh chóng phổbiến trên toàn thế giới. Cho đến ngày nay, Nghìn l một đêm đã trở thành tài sản chung của nhân loại, có ảnh hưởng từ Đông sang Tây. Một vài câu chuyện trong tác phẩm còn trở thành đềtài sáng tác cho nhiều hình thức nghệthuật khác như phim, kịch, vũ ba lê, ca vũ kịch, v.v. Sự đóng góp lớn lao của người Ả Rập cho thế giới, nhất là với phương Tây đã tạo nền tảng cho sựsáng tạo các giá trị mới, định hình nền văn học mang dấu ấn của sự cởi mở, thấm được ý niệm nhân sinh. Trích trong bình luận của P. K Hitti viết:“Cống hiến lớn lao và có giá trị nhất của ngườiẢRập cho nền văn học châu Âu đã tác động mạnh mẽ đến hình thức của nền vănhọc này, làm cho trí tưởng tượng của người phương Tây bay bổng, thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của những luật lệ truyền thống đè nặng trên mình”[3, tr.1038].

Như vậy, xuyên suốt trong quá trình thống nhất và mở rộng lãnh thổ, người Ả Rập đã tạo dựng cho mình một nền văn minh ẢRập rực rỡvới những đóng góp giá trị trong kho tàng tri thức nhân loại. Đóng góp đó còn mang ý nghĩa truyền tải, lan tỏa rộng khắp trên toàn thếgiới và đượcứng dụng rộng rãi trongđời sống của con người.

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)