Truyền bá các thành tựu văn minh phương Đông sang phương Tây

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc đề tài

2.4. Vai trò trung gian truyền bá văn hóa Đông Tây

2.4.2. Truyền bá các thành tựu văn minh phương Đông sang phương Tây

Đóng góp củaẢ Rập trong vai trò “cầu nối” mang những giá trịhấp thụ được từ những nền văn minh cổ đại phương Đông: văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc được thể hiện rõ thông qua một loạt các dẫn chứng vềsựtiếp nhận trước hết vào Ả Rập bởi những nhà nghiên cứu Ả Rập với những công việc phiên dịch sau đó theo chân các thương nhân và nhà nghiên cứu đó là trunggian truyền tải các giá trị đó xuyên qua Bắc Phi, Địa Trung Hải đến phương Tây. Rất nhiều những tri thức của phương Đông được chuyển đến phương Tây từlối sống, phong tục, văn hóa, tư tưởng, v.v Nhưng lĩnh vực nổi bật nhất được thể hiện rõ thông qua công việc truyền tải các giá trị tri thức từ phương đông đến phương tây trên lĩnh vực toán học và tứ đại phát minh đến từTrung Quốc mà trọng tâm là chất liệu giấy.

Trong lĩnh vực toán học, người ẢRập đã đóng vai trò “nhịp cầu toán học”, tiếp thu cách viết các chữ số từ người Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu và toàn thế giới. Phát minh có tác động lớn đến sự phát triển khoa học và kỹ thuật của toàn nhân loại mà người Ấn Độ đã tạo ra đó là hệ số thập phân bao gồm các số: 1,2,3,4,5,6,7,8,9, trong đó có số 0. Tuy nhiên sự truyền bá của hệ số thập phân này diễn ra chậm và phức tạp. Khoảng năm 773 thông qua cao trào tri thức bùng nổ ở Ả Rập với các công việc dịch thuật các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vựcởLa Mã, Bắc Phi, Trung và Nam Á đã mở ra luồng sáng mới, tiếp nhận, đưa phát minh vềhệsốthập phân củaẤn Độvào Ả Rập. Sự tiếp nhận đó đến từ sự kiện, một học giả Ấn Độ khi qua Baghdad vào khoảng năm 774 đã giới thiệu một cuốn sách về thiên văn viết bằng tiếng Phạn và dùng các nguyên tắc của sốhọcẤn Độ. Bản dịch cuốn sách này sang tiếng ẢRập của Al-Fazzari đánh dấu giai đoạn đầu tiên trong lịch sử “Số học Ấn Độ” ở Ả Rập [3, tr.628]. Tuy nhiên, công việc viết sách chủ yếu bằng tay đã làm thay đổi ít nhiều các chữsố Ấn Độ theo cách viết của ngườiẢ Rập.Sau đó người ẢRập đã truyền tri thức này đến Châu Âu, đánh dấu bằng năm 1202, trong sách Toán đồ, nhà toán học Ý Jibonacci đã giới thiệu cách ghi số Ấn Độ- ẢRập với người châu Âu. Cuốn sách phổ biến khá rộng rãi và người châu Âu chỉ biết rằng các chữ số đó là từ các quốc gia Ả Rập truyền tới nên gọi là các“chữsố ẢRập” [3, tr.1028]. Như vậy, Người ẢRập đã đóng vai trò trung gian quan trọng đưa hệ sốthập phân do người Ấn Độthời cổphát minh ra, đóng góp lớn và quan trọng đối với sựphát triển khoa học và kĩ thuật sang các nước phương Tây nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Nhờ hệchữsốthập phân

đó, người châu Âu đã khắc phục được những hạn chếtrong cách dùng bàn tính bằng chữsốcồng kềnh trước đó, nếu không cóđóng góp gián tiếp của người Ả Rập thì có lẽsẽ không thể hoặc vô cùng khó khăn đối với việc cho ra đời nhiều phát minh khoa học và kĩ thuật quan trọng ở phương Tây vào các thếkỷsau.

Trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng, nhà Hồi giáo học người Anh U.M.Oat đã thu thập nhiều bằng chứng về ảnh hưởng trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng củaẢRập đến nền văn minh châu Âu [22, tr.237-238].Trên cơ sở đó ta có thể chứng minh được vai trò củaẢRập trong sựgiao tiếp văn hóa với châu Âu.

Khó có thể đánh giá hết đóng góp của người Ả Rập trong việc làm cho người châu Âu làm quen với việc buôn bán trên biển. Chính buôn bán trên biển đã quyết định thời đại những khám phá địa lí vĩ đại (giữa Thế kỉ XV - giữa Thế kỉ XVII) làm thay đổi số phận của loài người. Người Âu Châu đã họcở người Ả Rập cách chế tạo tàu biển, định hướng theo sao, các quy tắc buôn bán và các phép tính phức tạp khi quyết toán. Vào thếkỉXI-XII, họ làm người châu Âu biết đến giấy. Giấy đãđược phát hiện ra ở Trung Quốc từ xa xưa. Nhưng thành tựu văn minh lớn này không được biết đến rộng rãi chođến khi một sốthợ thủcông Trung Quốc bịbắt làm tù binh của người ẢRập vào thếkỉ VIII trong cuộc chiến tranh giữa nhà Đường và Ả Rập. Họsẽ được trảtựdo với điều kiện phải tiết lộbí mật chếbiến giấy. Vào năm 800, người ẢRập đã xây dựng một xưởng chế tạo giấy tại Baghdad, sau đó công nghiệp này được chuyển sang châu Âu [22, tr.320]. Cùng thời kì đó, kĩ thuật in cũng được truyền sang Ả Rập rồi chuyển dần sang châu Âu. Cuối thế kỉ XIV, ở Đức đã biết dùng phương pháp in bằng ván khắc đểin tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh và sách ngữpháp. Khoảng nửa sau thế kỉ XII, la bàn theo đường biển truyền sang Ả Rập rồi được người Ả Rập truyền sang châu Âu. Người châu Âu đã cải biến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thếkỉ XVI, la bàn khô lại được truyền trởlại Trung Quốc. Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người Mông Cổ đã học tập được cách làm thuốc súng của Trung Quốc. Sau đó, người Mông Cổchinh phục Tây Á, do đó đã truyền thuốc súng sang Ả Rập. Người Ả Rập lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu qua con đường Tây Ban Nha [15, tr.114-117] Sựkiện này là một minh chứng cụ thể góp phần khẳng định vai trò “cầu nối” giữa hai nền văn hóa đông và tây của người ẢRập. Rằng chính ngườiẢ Rập đãứng dụng và truyền sang châu Âu bốn phát

minh lớn của Trung Quốc, đó là: nghề làm giấy, nghề in, la bàn và thuốc súng [3, tr.1030-1031].

Đó là những dẫn chứng cụthểnhất đểchứng minh cho vai trò “trung gian” quan trọng truyền tải các giá trị từ phương Đông sang phương Tây của Ả Rập trong suốt thời gian phát triển thịnh vượng của mình kểtừsau sựthống nhất bán đảoẢ Rập vào giữa thếkỉ VII đến thếkỉXIII.

Một phần của tài liệu Vai trò của ả rập trong quá trình giao lưu văn hóa đông tây (thế kỉ vii đến thế kỉ xiii) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)