7. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Xây dựng và kiểm soát các lộ trình thương mại
Thương mại trên bán đảo ẢRập đã bắt đầu nởrộvà phát triển từ trước sựthống nhất bánđảo Ả Rập vào thế kỉ VII với các trung tâm thương mại sầm uất ở Medina, hàng hóa từ các nơi được các thương nhân ngoại quốc vận chuyển đến Syria. Thương mại đặc biệt phát triển ở Yemen từ hàng nghìn năm trước và từng là trung tâm buôn bán gia vị, trung tâm của mạng lưới thương mại quốc tếnối liền châu Âu, châu Á với châu Phi và Yemen đã được các thương nhân từ đông Phi, châu Âu, Trung Đông, Ấn Độvà thậm chí từnhững nơi xa xôi như Trung Quốc đến thăm. Người Yemen cũng là những thủy thủcừ khôi, đi ngược Biển Đỏ đến Ai Cập và băng qua Ấn Độ Dương đến Ấn Độ và xuống bờ biển phía đông châu Phi cung cấp các mặt hàng nhũ hương, gia vị, ngọc trai quý giá và cảnhững công cụ, vũ khí (gươm, kiếm, v.v) [38]. Vốn cũng là những người thành thạo trong lĩnh vực canh tác nông nghiệp, những thương nhân Yemen cũng mang đến cho châu Âu những loại giống cây trồng quý hiếm đặc trưng. Ngược lại, họ cũng mang về kĩ thuật luyện kim, những kiến thức thiên văn học, triết học và khoa học tựnhiên từnền văn minh cổHy lạp. Thếkỉ VII, đạo Hồi ra đời vàẢ Rập được thống nhất, trên cơ sở những chính sách trong việc điều hòa những mâu thuẫn tôn giáo cũng như nắm bắt “thời cơ” của sựbiến động khu vực hoàn toàn có lợi cho sự truyền bá đạo Hồi ra ngoài, dưới tài thao lược và các chiến thuật quân sự tài tình của Muhammad, các lực lượng viễn chinh Ả Rập được cử đi để tận dụng những cơ hội mở ra ở những nơi khác. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ IX, những cuộc chinh phục của người ẢRập đã giúp họkiểm soát một mạng lưới những tuyến đường thương mại và liên lạc mênh mông với những ốc đảo của Afghanistan và thung lũng Ferghana kết nối Bắc Phi và Đại Tây Dương nằm dưới quyền cai quản của họ. Qua đó, những tuyến đường thương mại, các ốc đảo, thành phố và những nguồn tài nguyên ở những vùng nằm dưới sự kiểm soát của người Ả Rập bị biến thành mục tiêu và được phân loại. Những bến cảng kết nối thương mại giữa vịnh Ba Tư và Trung Quốc bị sáp nhập, cũng như những tuyến đường xuyên sa mạc Sahara được xây dựng, giúp Fer (nay
thuộc Morocco) trở nên “cực kỳ thịnh vượng” và là nơi mà thương mại sản sinh ra “lợi nhuận cực lớn”.
Cuộc chinh phục những vùng đất mới và dân tộc mới, đã có tác dụng lớn trong việc tạo nên sự kết nối các tuyến đường thương mại rộng lớn trải dài từ Tây Âu đến Bắc Phi và Đông Á và mang vềnhững khoản tiền khổng lồchođếquốc Hồi giáo: Một sử gia người Ả Rập ước tính rằng cuộc chinh phục Sindh (nay thuộc Pakistan) giúp thu về60 triệu dirham,đó là chưa nói tới những của cải tương lai thu được từcác loại thuế, phí và những loại thuế thương mại khác [5, tr.176]. Tất cảnhững số tiền khổng lồ có được nhờ vào lượng tiền thu thuếlớn phi thường của một đế quốc mênh mông, năng suất sản xuất, thương mại cao và đãđược tiền tệ hóa đã tạo nên sự thịnh vượng và giàucó cho đế quốc Ả Rập. Các tuyến đường thương mại quan trọng chủ yếu của người ẢRập bao gồm các lộtrình thương mại đường dài trên những con đường tơ lụa tập trung vào việc buôn bán các mặt hàng gia vị, muối, vàng, các hàng xa xỉbao gồm ngà voi và lông vũ, đặc biệt là buôn bán nô lệ[39].
Yếu tố tác động đến sự mở rộng mạnh mẽ thương mại giữa Ả Rập với phương Đông và phương Tây phải nói đến là sự hình thành của con đường tơ lụa ở Trung Quốc vào thời cổ đại (thế kỉ III TCN) [1]. Trước thế kỉ VII, Ả Rập chưa trở thành điểm tiếp nhận hàng hóa trung tâm trong hoạt động thương mại vận chuyển tơ lụa từ Trung Quốc sang khu vực Trung Á mà chủyếu dừng lạiở Ba Tư, sau đó người Ba Tư (Iran ngày nay) đưa tơ lụa Trung Quốc qua bán đảo Ả Rập, vượt biên sang Hy Lạp, La Mã. Hoạt động thương mại trên con đường tơ lụa của người Ả Rập chính thức được xác lập vào đầu thời Trung Cổ(thếkỉ VII), Ba Tư suy yếu dần và cuối cùng bị người Ả Rập chinh phục. Từ đó, người Ba Tư mất đi vai trò buôn tơ lụa Trung Quốc từ Trung Á mà thay vào đó là ngườiẢRập [3, tr.701].
Con đường tơ lụa” chính thức được khai thông cho đến thế kỉ VII, VIII, thời Đường, sau đó“con đường tơ lụa” xuyên lục địa (tức là con đường tơ lụa trên bộ) bắt đầu bị suy thoái, thay vàođó là sự vươn lên mạnh mẽ con đường biển và trởthành con đường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc châu Á, châu Âu. Các tuyến hàng hải của Con đường Tơ lụa liên quan đến các vùngnướcnhư: biển vàng, biển Hoa Đông,biển 1“Con đường tơ lụa” bắt đầu từ Trường An chạy qua hành lang Hà Tây và lòng chảo Tarim của Tân Cương
Trung Quốc, qua ba nước công hòa Liên Xô và Tajikixtan, Tuốcmêni; sau đó qua Afghanistan, Iran, Irac; rồi chạy thằng đến cửa biển Địa Trung Hải có thể qua đường biển vềphía Tây tới Ai Cập và Bán đảo Italia. Con đường này chủyếu lưu thông hàng tơ lụa Trung Quốc. Đến thếkỷ VII, VIII, “con đường tơ lụa” xuyên lục địa bắt đầu suy thoái được thay thếbằng đường biển qua Nam Hải và biểnẤn Độ đến Ba Tư, ẢRập. Nhóm tác giả,
Đông, Eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, Vịnh Bengal, biển Ả Rập, Vịnh Ba Tư, biển Đỏ, Địa Trung Hải. Trong đó, lộ trình chủ yếu của con đường tơ lụa trên biển băng qua Ả Rập được chia thành hai nhánh chính, đó là: một nhánh ở phía bắc trong vùng nước vịnh ẢRập để đến Transoxiana và Ba Tư và nhánh kia đi về phía tây vềphía bờ biển Yemen và Hijaz và đi qua Biển Đỏ[70] [phụlục 3].
Cùng với đó, để thuận lợi hơn trong việc mở rộng quy mô các tuyến đường thương mại, các thủy thủ Ả Rập từ bán đảo Ả Rập cũng tạo ra các tuyến đường thương mại mới qua biển Ả Rập và đếnẤn Độ Dương. Hàng hóa được trao đổi giữa các châu lục bao gồm trầm hương, ngọc trai, đồ sơn mài, gốm sứtừTrung Quốc cũng như hàng pha lê của La Mã, Syrie, len dạcủa Tây Á nhưng nhìn chung mặt hàng chủ yếu là hàng tơ lụa Trung Quốc. Con đường này đã chính thức đánh dấu các thương mại hàng hải được thiết lập giữa Ả Rập và Trung Quốcở Đông Á bắt đầu vào thếkỉ VIII đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò trung gian về mặt địa lí vô cùng quan trọng củaẢRập trên tuyến đường thương mại xuyên các châu lục từchâu Âu sang châu Phi đến châu Á và ngược lại.
Vai trò kết nối của Ả Rập không chỉ thể hiện qua sựchuyên chở, trao đổi hàng hóa và các mặt hàng quý giá mà trên thực tế, sựdi chuyển liên tục và hòa trộn của các nhóm dân cư trong suốt quá trình hoạt động trên các tuyến đường thương mại đã mang lại sự tiếp thu rộng rãi kiến thức, ý tưởng, văn hóa và tín ngưỡng của các dân tộc Á - Âu có tác động lớn đến lịch sử và nền văn minh Ả Rập. Từ sự tiếp nhận đó, người Ả Rập đã pha trộn, kết tinh và sáng tạo nên các giá trị mới mang đậm dấu ấn của nền văn minh Ả Rập rồi tiếp tục lan tỏa các giá trị đó trên các con thuyền thương mại đến với các châu lụcở cả phương Đông và phương Tây. Sự ra đời của trung tâm khoa học và văn hóa ởBaghdad vào giữa thếkỉVIII với hàng loạt các trung tâm dịch thuật trên tất cảcác lĩnh vực sẽ được phân tích cụthể ở phần sau sẽ chứng minh cho lập luận trên. [3, tr.604-605]