7. Bố cục của đề tài
2.3.3. Chiến tướng xông pha trận mạc
2.3.3.1. Chiến trường Quảng Nam
Sau khi các căn cứ của Nghĩa Hội được thiết lập, lực lượng nghĩa binh phát triển. Cụ Tiểu La liền tung lực lượng vào chiến trường, mở các cuộc tấn công đồng loạt vào các đồn binh của Pháp và triều đình Đồng Khánh. Nơi thì tấn công tiêu diệt, nơi thì tấn công phá rối làm cho địch bối rối lo phòng thủ, không chi viện cho nhau được. Khắp nơi trong tỉnh Quảng Nam từ đèo Hải Vân, vùng Đà Nẵng, Hòa Vang, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thu Bồn, Trung Phước, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước. Nơi nào có đồn binh của Pháp và triều đình Đồng Khánh cũng đều lần lượt bị tấn công, hoặc quấy rối vào ban đêm, ban ngày các toán quân Pháp và triều đình tuần tiểu quanh vùng đóng quân cũng thường xuyên bị nghĩa quân phục kích, gây nhiều thương vong, làm hao tổn lực lượng và nao núng tinh thần. Khiến chúng phải bỏ nhiều đồn bót lui về củng cố bảo vệ Đà Nẵng để giữa thành phố hải cảng quan trọng này. Tại nội thành Đà Nẵng, Tiểu La cũng cài các dũng sĩ vào để thực hiện hoạt động quấy rối ban đêm, phục kích ban ngày. Buộc quân Pháp phải lui vào thế cố thủ các đồn bót không dám hiên ngang như trước. Đà Nẵng lúc bấy giờ chỉ với mấy dãy phố nhỏ hẹp từ vùng chợ Hàn đến bến sông, bến Tàu, ngoài ra còn hoang vắng, lau lách, dứa dại, cây cối bờ bụi và vùng nước mặn ven biển, đường sá phần lớn là đường nhỏ quanh co vắng vẻ là một lợi thế cho nghĩa quân trong chiến thuật phục kích nhỏ, lẻ tẻ, và dễ dàng rút lui ẩn trốn khi gặp lực lượng đông đảo của quân địch. Quân Pháp phần lạ địa hình, lạ đường, thường xuyên bị phục kích đánh bất ngờ chớp nhoáng, chưa giao thiệp, bắt tay được với dân bản xứ. Nên mỗi đoạn đường, mỗi bước đi của chúng là một phập phồng lo sợ. Trong thời gian đầu khi quân pháp đem tàu chiến, đại bác bắn vào cửa Hàn, rồi tiến quân chiếm thành phố không mấy khó khăn, giới chỉ huy quân sự Pháp cho rằng họ goi là bọn rợ da vàng chỉ như trở bàn tay. Nhưng suốt máy năm hùng hổ, họ phải trả bằng một cái giá thật đắt với hàng mấy trăm quân lính kể cả sĩ quan được xem là ưu tú của họ bị loại ra khỏi vùng chiến. Buộc họ phải co dần vào thế cố thủ để tồn tại nhờ vào vũ khí tối tân hơn người bản xứ.
Trước các khó khăn đó, chính quyền thực dân ra lệnh cho triều đình Đồng Khánh đưa quân lính Nam triều vào để tiểu trừ nghĩa quân Cần Vương. Nhưng quân Nam triều vừa đặt chân đến địa bàn Đà Nẵng đã bị nghĩa quân đánh tơi tả, đám tàn
binh rách nát của triều đình Huế lại phải chạy về Đà Nẵng để nhờ sự che chở của quân Pháp. Mở các cuộc tấn công vũ bão đồng loạt vào nghĩa quân Quảng Nam. Vì Quảng Nam là điểm yết hầu bao bọc 3 mặt của Đà Nẵng. Nghĩa binh Quảng Nam lại được xây dựng tương đối rộng lớn. Là mối nguy cho Đà Nẵng nếu không bị đánh dẹp. Vì thế Pháp đã ra lệnh phải tốc chiến, tốc thắng và đã tung vào chiến trường Quảng Nam một lực lượng quân đội hùng hậu, đông đảo với vũ khí tối tân, mở các cuộc tấn công vào các chốt của nghĩa quân. Tháng 11 năm Bính Tuất 1886, áp dụng chiến thuật điệu hổ ly sơn. Tiểu La cho loan tin rằng nghĩa quân Cần Vương đương tập họp tại vùng Ái Nghĩa, Đại Lộc để vui chơi, ăn tết Nguyên Đán. Quân Pháp liền cùng đám tàn quân Nam triều tập họp sắp đặt lực lượng, chỉnh trang đội ngũ. Với môt lực lượng khoảng 2 tiểu đoàn vừa lính Pháp vừa lính Nam triều. Do Đại tá Pháp Braxcini chỉ huy mở cuộc hành quân tiến đến Ái Nghĩa, Đại Lộc để tiêu diệt nghĩa quân. Tin do thám đã báo cho Tiểu La đầy đủ chi tiết từ việc chuẩn bị lực lượng của địch về quân số, vũ khí, đường tiến quân từ nhiều ngày trước, nên đã huy động lực lượng nghĩa binh đủ sức để tiêu diệt địch. Với địa hình rừng cây, bờ bụi, đường bờ ruộng quanh co, hai bên đường phần lớn là đồng ruộng sâu, nước ngập,.. quân Pháp rất dễ bị lún lầy, lại xa lạ địa hình, quân Nam triều toàn dân miền ngoài lạ địa thế, lại không có tinh thần. Đó chính là yếu tố thiên thời địa lợi rất tốt. Tiểu La cho quân mai phục đầy đủ ở các đại thế hiểm trở, sẵn sàng chờ địch, sử dụng súng đạn, cung tên tẩm thuốc độc, vật dẫn lửa, hầm bẫy, gươm giáo đều được phối hợp. Quân Pháp đến Ái Nghĩa trời vừa tối, thời tiết cuối đông, lạnh lẽo, xóm làng vẫn yên lặng, mọi vật đều như chìm dần vào giấc ngủ, xa xa một vài ánh đèn leo lét, vài tiếng cho sủa rời rạc. Không có dấu hiệu gì náo nhiệt. Bộ chỉ huy quân Pháp cho đoàn quân đóng lại trên một gò đất rộng để chờ sáng mai mở cuộc hành quân lục soát. Sau một ngày mệt nhọc, lại không có dấu hiệu gì nguy hiểm, quân lính nằm ngủ, chủ quan, khinh địch. Nửa đêm, quân Pháp và quân Nam triều co rút nhau trong đêm lạnh, đứa ngủ say, đứa ngái ngủ. Bỗng một tia pháo lệnh xẹt lên trời, tức thì nghĩa quân tứ phía tấn công như vũ bão vào quân Pháp. Bị đánh bất ngờ, hàng ngũa chúng rối loạn. Chúng đã cố gắng hết sức để tập hợp lại trên đồi cố thủ. Sáng hôm sau chúng tập trung mũi dùi mở đường máu chạy về Thu Bồn để phối hợp với lực lượng Pháp đồn trú tại đây. Thừa thắng, Tiểu La lại tiếp tục tấn công Thu Bồn. Không cho Quân địch có thì giờ nghỉ ngơi. Tai đây một trận ác
chiến đẫm máu đã diễn ra. Quân Pháp bại trận đành phải bỏ luôn Thu Bồn, thu góp tàn quân chạy về Đà Nẵng. Từ đó thanh thế của Cần Vương Nghĩa Hội vang dậy khắp vùng. Nghĩa quân Cần Vương đã làm chủ hầu hết vùng nông thôn của Quảng Nam. Sau chiến thắng này, Nguyễn Duy Hiệu trấn giữ Tân tỉnh ở Trung Lộc cùng Phan Bá Phiến, Tiểu La trấn giữ Eo Gió Cẩm Y. Giải tán lực lượng xong, Nguyễn Duy Hiệu cùng với Phan Bá Phiến chạy về vùng Non nước. Thỏa thuận nhau lấy cái chết để đền nợ nước. Nguyễn Duy Hiệu chứng kiến Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử. Mai táng cụ Phiến xong, Nguyễn Duy Hiệu tự trói mình nạp mạng cho quân thù để nhận lãnh hết trách nhiệm rồi chịu chết sau. Từ Quảng Ngãi Tiểu La nhận được tin vội vàng cử tướng Hồ Học đem theo mấy dũng sĩ tức tốc lên đường về Quảng Nam, để nắm rõ tình hình. Khi tướng Hồ Học về đến Quảng Nam thì cũng là lúc Nguyễn Duy Hiệu bị bỏ vào tù xa giải về triều đình Huế. Phan Bá Phiến đã thành nhân ung dung tựu nghĩa. Cần Vương Quảng Nam đã thực sự tan rã, tướng Hồ Học trở lai Quảng Ngãi, Tiểu La như chết lặng.
2.3.3.2. Chiến trường Quảng Ngãi
Trong lúc Tiểu La đang nỗ lực tổ chức xây dựng lực lượng Nghĩa Hội Quảng Nam thì tại Quảng Ngãi tên đại Việt gian phản quốc Nguyễn Thân đem quân bao vây tấn công Nghĩa Hội Cần Vương Quảng Ngãi. Nguyễn Thân vốn là người địa phương Quảng Ngãi, lúc trước là một tiểu tướng của triều đình được giao nhiệm vụ đánh dẹp các cuộc nổi loạn của dân tộc thiểu số ở miền thượng vùng Sơn Hà, Trà Bồng nên rất thông thuộc địa hình, đường sá từng vùng sơn cước hẻo lánh, là một người vũ dũng, thân hình to lớn, có sức khỏe hơn người, có trình độ dụng binh. Nguyễn Thân đem quân mai phục tất cả các con đường núi về Quảng Nam, đặc biệt là các con đường độc đạo hiểm yếu. Thân ra lệnh cho thuộc tướng phải lập kế bắt sống cho đươc cụ Tiểu La, cấm không được giết chết hoặc làm trọng thương dù cs bị khích khí, ai trái lệnh sẽ chém đầu. Khi kinh thành Huế thất thủ, Nguyễn Thân cũng thành lập đội nghĩa quân riêng chống Pháp một thời gian ngắn, sau đem toàn bộ lực lượng đầu hàng Pháp. Triều đình Đồng Khánh theo lệnh Pháp ban cho Thân chức chiêu thảo sứ, chỉ huy một lực lượng quân số gấp đôi quân số Nghĩa Hội Quảng Ngãi với vũ khí súng đạn đầy đủ, nên đã chiếm phần ưu thế chiến trường. Sau các tận giao chiến, mặc dù nghĩa quân Quảng Ngãi đã chiến đấu với một tinh thần quyết tử, cũng đã lâm vào thế suy yếu, chịu nhiều thương vong, sức chiến đấu
suy giảm. Trước tình thế ấy, Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu nhận được tin cấp báo liền phái mộ lực lượng của nghĩa binh Quảng Nam do bộ tướng Trần Hoàng làm tiên phong và tướng Tôn Tường, Hồ Học làm tả hữu tiếp cứu cho Quảng Ngãi. Nhưng lực lượng Quảng Nam vừa đến Quảng Ngãi đã lọt vào ổ phục binh của Nguyễn Thân. Nghĩa quân Quảng Nam, vừa trải qua mệt nhọc hành quân, vừa xa lạ địa hình, lâm vào bị động, núng thế ngay lúc đầu. Tướng Trần Hoàng và Tôn Tường tử trận, tướng Hồ Học dốc toàn lực mở đường máu đem số quân còn lại chạy thoát. Được tin cấp báo Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu tức tốc yêu cầu Tiểu La đem quân tiếp cứu. Tiểu La liền chọn ngay các bộ tướng cùng nghĩa sĩ đã từng tham gia các trận đánh do mình chỉ huy lên đường. Tiểu La cho quân sĩ mình đi bằng con đường tắt độc đạo theo các dãy núi khuất vắng, di chuyển lộ trình vòng quanh xa hơn lộ trình vạch lúc đầu, nên mất thêm nhiều thời gian, chịu nhiều vất vả hơn do vượt các ngọn núi cao, tiến vào phía Nam mở ngay cuộc tấn công vào sau lưng quân Nguyễn Thân. Đoàn quân của Cụ đi đến một đoạn đường hiểm trở hai bên vách núi cheo leo có địa danh là Cầu Cháy thuộc địa phận huyện Bình Sơn. Nếu không có trở ngại thì hai ngày nữa Tiểu La sẽ về đến Quảng Nam. Lúc bấy giờ đã xế chiều, núi rừng đã mờ mờ, nghĩa sĩ cũng đã quá mệt vì nhiều ngày gian truân. Tiểu La bàn với tướng Hồ Học vượt khỏi đoạn cheo leo này, tìm nơi ẩn khuất nghỉ ngơi chờ sáng mai tiếp tục. Nhưng khi đoàn quân của Cụ vừa đến đoạn ây thì pháo nổ. Địch quân bị đánh bất ngờ với cường độ như vũ bão, bốn bề quân địch bủa vây, hàng quân rối loạn bị nhiều thương vong phải tháo chạy. Không còn đường né tránh buộc phải chiến đấu. Tiểu La cùng tướng Hồ Học cố vận dụng hết ý chí, tâm huyết và tài năng đã biến đường gươm của hai Cụ tung hoàng như sức thần. Quân của Nguyễn Thân phải lui ra một vùng có thế rộng hơn, nghĩa quân vừa súng vừa gươm lăng vào tử chiến với quân thù. Lực lượng chênh lệch, nghĩa quân số chết, số tháo chạy. Vòng vây được phá vỡ, nghĩa quân Quảng Ngãi cùng với toán quân của tướng Hồ Học cùng tập họp lai được với nghĩa quân của Quảng Nam. Tiểu La và Hồ Hoc mở các cuộc truy kích, quân Nguyễn Thân đại bại lui về tận vùng Thu Xà. Tuy quân Nguyễn Thân đại bại, nhưng nghĩa quân Quảng Ngãi cũng đã bị tổn thất khá nặng nề, mất khá nhiều chiến sĩ có khả năng chiến đấu.
Vì vậy thủ lãnh Nguyễn Bá Loan phải yêu cầu Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu để Tiểu La ở lại Quảng Ngãi cùng với tướng Hồ Học, củng cố xây dựng lại lực lượng.
Tình hình nghĩa quân Quảng Ngãi, sau trận chiến gặp nhiều khó khăn về nhân sự và tinh thần cũng sút giảm. Tiểu La cùng Hồ Học phải hết sức vất vả mà lực lượng nghĩa quân cũng chưa có khí thế phục hồi như cũ, nên Tiểu La phải quyết định đem căn cứ về miền triền sơn để tránh việc đụng độ thêm nữa với quân địch. Quân Nguyễn Thân sau thảm bại đó cũng đã án binh bất động chờ bổ sung lực lượng, nên chiến trường Quảng Ngãi tạm thời lắng xuống.
2.3.3.3. Chiến trường Bình Định
Chiến trường Quảng Ngãi lắng xuống, cùng lúc đó chiến trường Bình Định sau khi Đào Doãn Địch lâm bệnh mất, lực lượng Bình Định chỉ có 600 tay gươm giáo. Mai Xuân Thưởng tiếp nhận nhiệm vụ lãnh đạo đã phát triển khí thế rất sôi động, Lập các căn cứ ở Lộc đổng, Linh đổng và Hương Sơn. Các đội dân binh nổi lên như ong dậy, không những nam giới mà cả nữ giới cũng thành lập các đội nữ binh. Với truyền thống võ thuật dân binh các vùng An Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát ùn ùn khí thế. Tên Việt gian khát máu là Đốc phủ sứ Trần Bá Lộc được Pháp đưa từ Nam Kỳ rat hay Nguyễn Thân lãnh chức Tổng đốc Bình Định Phú Yên. Với một đạo quân lính tập người Nam Kỳ mà đa số là thành phần đâm thuê chém mướn, đang đánh nhau với nghĩa quân Phú Yên. Tinh thần Bình Định sôi động được quan nha cấp báo. Triều đình và Pháp tay sai Nguyễn Thân đem quân đánh dẹp. Với tinh thần bất khuất và truyền thống võ thuật tuy không được luyện tập và tổ chức thành cơ đội hẳn hoi. Nhưng nghĩa quân Bình Định đã chống trả dũng mảnh. Thân phải cầu cứu Trần Bá Lộc. Một đạo quân tăng viện của Lộc đã được điều đến Bình Định phối hợp với Thân, Nguyễn Thân mở cuộc tấn công bao vây, trước hỏa lực đại bác, súng trường, các vùng dân binh phải lui về tập họp với căn cứ của Mai Xuân Thưởng. Trước đà rút lui của dân binh ở các vùng An Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Nguyễn Thân đem đại binh bao vây lực lượng của Mai Xuân Thưởng ở Lộc đổng, Linh đổng và Hương Sơn. Chúng áp dụng chiến thuật sử dụng hỏa lực đại bác uy hiếp, đàn áp nghĩa quân. Trước tình thế ấy lực lượng nghĩa quân ở Lộc đổng, Linh đổng phải lui dần về Hương Sơn nơi Mai Xuân Thưởng đóng đại bản doanh. Nguyễn Thân lại áp dụng chiến thuật vừa tấn công quân sự vừa tàn sát dân lành, Thân cho quân sĩ đốt sạch nhà cửa, chém giết tàn bạo, để đàn áp ý chí quật cường của nhân dân Bình Định. Nhưng càng đàn áp, ý chí căm thù, quật khởi càng tăng. Nghĩa quân Bình Định vẫn chiến đấu dũng mãnh, các đợt tấn công quân sĩ của Thân
nhiều lần bi đánh bật ra khỏi phòng tuyến. Nhưng nghĩa quân đã lần hồi phải chịu nhiều tổn thất mà nguyên nhân chính là thiếu vũ khí súng đạn. Với tinh thần quyết tử nhưng vũ khí chỉ có gươm, giáo là chủ yếu. Với khả năng võ thuật truyền thống lâm trận trong ban đầu là rất hăng say, nhưng qua vài trận giao tranh đã núng thế trước khả năng sát hại của đại bác, súng trường, nhà cửa bốc cháy, người chết, bị thương. Gươm đao, giáo mác, võ thuật không hiệu lực vì không trực hiện giáp chiến, hàng ngũ nghĩa quân bị rối loạn, bị địch bao vây. Tuy rằng sức mạnh tinh thần đã làm tăng sức mạnh các đường gươm, trong ban đầu sức chiến đấu dũng mãnh đã làm nao núng quân địch. Nhưng càng lúc nghĩa quân càng co dần.
Từ Quảng Ngãi Tiểu La được tin liền vội thống lĩnh nghĩa quân Quảng Nam đem theo cùng với nghĩa quân Quảng Ngãi, hành quân tức tốc vào chiến trường Bình Định. Mặc dù quân lính vất vả mệt nhọc vừa đến từ chiến trường, Tiểu La đã động viên tinh thần nghĩa sĩ vì đại nghĩa, quyết tử chiến với quân giặc. Lửa căm thù quân cướp nước bốc lên trong lòng từng chiến sĩ. Tiểu La ra lệnh tấn công ngay vào mạng sườn kiên cố nhất của đối phương. Trận đánh thật bất ngờ, địch quân núng thế, nghĩa quân Bình Định được tin viện binh Tiểu La từ Quảng Ngãi vào giao chiến với địch, khí thế như được hồi sinh, đã mở cuộc tấn công dũng mãnh vào quân địch. Từ trong đánh ra, ngoài đánh vào, quân của Thân và Lộc rối loạn hàng ngũ, lớp chết, lớp bị thương, ùa nhau tháo chạy. Tiểu La hợp lực cùng nghĩa quân Bình Định truy kích, buộc Thân và Lộc phải rút lui. Nguyễn Thân hết sức bàng hoàng vì đinh