Kết nối các chí sĩ yêu nước

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 45 - 46)

7. Bố cục của đề tài

3.2.1. Kết nối các chí sĩ yêu nước

Chúng ta có một bối cảnh lịch sử của Việt Nam đen tối, nhưng không muốn tự đắm mình trong bóng đêm. Trái lại, các sĩ phu kiệt liệt tự nhiệm vai trò lãnh đạo của thời ấy luôn luôn mưu toan những cuộc vận động lớn để cứu quốc. Phan Châu Trinh là một trong hai sĩ phu vĩ đại, đang nuôi chí Duy Tân để tự cường, vượt những phương pháp khởi nghĩa theo cổ truyền. Phan Châu Trinh đã truyền cái hơi nóng ngùn ngụt trong huyết quản ông có lẽ ngay từ năm 1903, sau khi lãnh hội Thiên Hạ, Đại Thế Luận, cho Lê Cơ người bà con cô cậu với ông. Kể từ năm này thì Lê Cơ khẳng khái ra nhậm chức lý trưởng làng Phú Lâm để gây “những cải cách từ việc xâu thuế cho đến việc tế tự, canh phòng trăm điều chấn chỉnh, bọn cường hào kia không thể thi thủ đoạn ích kỷ như trước mà dân trong làng đều tâm phục cả”. Ông đã dọn sẵn con đường để phát động phong trào Duy Tân. Hai đồng chí có tên tuổi lưu truyền hậu thế, đã chung đèn , chung sách, chung chí hướng để đẩy Duy Tân đi tới thành một đại phong trào là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp. Cả hai

đều là những tay học giỏi cùng với Phạm Liệu thời ấy là bộ ba khét tiếng. Đối với thời còn quá coi trọng bằng cấp ấy thật là một vận may của phong trào Duy Tân, một hoạt động mới mà các sĩ phu thời ấy đang nhìn bằng cặp mắt ngỡ ngàng, lo ngại, nếu không khinh thị, chống đối. Có thể nói thời kì này là thời kì xôn cao nhất của tỉnh Quảng Nam. Cùng lúc đó, cả tỉnh chỉ bàn về chính trị và cùng một lúc hai tổ chức lớn nhất của quốc gia phát ra. Việt Nam Quang Phục Hội được thành lập ngay tại nhà Tiểu La Nguyễn Thành rồi đây sẽ tung những đợt sóng thanh niên ra hải ngoại để làm mới chí hướng võ trang khởi nghĩa của những người cựu Cần Vương. Phan Châu Trinh – Trần Quý Cáp – Huỳnh Thúc Kháng công khai hoạt động, dựng cờ Dân quyền, hô hào Duy Tân, cổ đông Tân Văn Hóa.

Tháng 10 năm 1903, Tiểu La Nguyễn Thành với hành trang của một lái buôn bí mật đến kinh thành Huế gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để tại tư gia quan Bố Chánh Phạm Quý Thích, ông trình bày với Cường Để những kế sách chống Pháp và ngỏ ý mời Cường Để tham gia với vai trò đứng đầu để có danh nghĩa hiệu triệu người trong nước, huy động kim tiền, và để liên kết với nước ngoài. Cường Để rất phấn khởi và hứa với ông sẽ vào Quảng Nam dự họp bất cứ lúc nào nhận được tin của ông và Phan Bội Châu.

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)