Điều hành hoạt động trong nước

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 52 - 53)

7. Bố cục của đề tài

3.3.2. Điều hành hoạt động trong nước

Ngày 20 tháng 1 năm 1905, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính xuống tàu thuỷ tại Hải Phòng ra đi. Từ đó theo phân công, ba ông sẽ đảm đang những việc ở nước ngoài (Nhật Bản) còn Tiểu La Nguyễn Thành và Ngư Hải Đặng Thái Thân điều hành đảng và các hoạt động trong nước. Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính mang một số sách ấy bí mật về nước với mục đích: - Đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sang Nhật - Chọn một số du học sinh sang Nhật để mở đường cho công cuộc du học sau này - Gặp Tiểu La để báo cáo tình hình bên Nhật, nhưng Phan Bội Châu không gặp được vì bị thực dân Pháp niêm yết truy nã khắp nơi, ông phải gấp rút trở lại Nhật Bản đem theo 3 du học sinh đầu tiên, còn việc đưa Kỳ Ngoại Hầu xuất dương và tuyển chọn nhân tài đi du học, Tiểu La cùng Ngư Hải Đặng Thái Thân lo liệu sau. Vậy là sau khi bị Nhật Bản từ chối giúp đỡ binh lực cho ta, Phan Bội Châu đã chuyển hướng “cầu viện” sang “cầu học” tạo nên phong trào Đông Du, do đó Tiểu La cùng các đồng chí trong nước phải tập trung

vào việc tìm nhân tài đưa đi du học và đẩy mạnh công tác kinh tài. Để có số tiền lớn gởi sang Nhật, Tiểu La Nguyễn Thành đã khéo léo phối hợp với các sĩ phu yêu nước của phong trào Duy Tân tổ chức các hội học, hội nông, hội công, hội thương... ở các tỉnh, chăm lo sản xuất, kinh doanh, thu lợi tức, quyên góp tiền bạc.

Theo tài liệu của sở Mật thám Pháp, Tiểu La Nguyễn Thành có quan hệ chặt chẽ với 72 cơ sở “thương hội” trong toàn miền. Ông còn góp cả cổ phần kinh doanh lấy tiền gởi cho Phan Bội Châu chi phí cho du học sinh. Phong trào Đông Du được giới trẻ hưởng ứng rầm rộ, nhất là thanh niên Nam kỳ, trong vòng một năm đã có 200 học sinh xuất dương và số tiền gởi sang Nhật lên đến 12.000 đồng. Trong cuộc vận động này, Tiểu La Nguyễn Thành đã giữ một vai trò rất quan trọng.

Năm 1908, phong trào “cự sưu khất thuế” nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh miền Trung, thực dân Pháp đàn áp dã man, các chí sĩ cách mạng kẻ bị tử hình, người bị giam cầm, khổ sai, Tiểu La bị bắt đày đi Côn Đảo và mất tại đó năm 1911. Từ khi Tiểu La bị bắt, lưu học sinh bên Nhật cũng lao đao, phần thì thiếu tiền phần thì thực dân Pháp bắt tay với Nhật yêu cầu trục xuất lưu học sinh Việt Nam, Phan Bội Châu rồi Cường Để cũng lần lượt phải rời đất Nhật, Duy Tân hội tan rã, phong trào Đông Du kết thúc.

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)