Tham gia sáng lập và là nhân vật trọng yếu

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 48 - 49)

7. Bố cục của đề tài

3.2.3. Tham gia sáng lập và là nhân vật trọng yếu

Ngày 8 tháng 4 năm 1904, Tiểu La Nguyễn Thành tổ chức cuộc hội nghị bí mật tại Nam Thịnh sơn trang. Cuộc họp quy tụ hơn 20 nhân vật trọng yếu để quyết định thành lập Duy Tân hội và bầu Cường Để làm Hội trưởng. Sự kiện lịch sử quan trọng này đã được Phan Bội Châu ghi lại trong Tự Phán: "Đến ngày kỳ ước chính là thượng tuần tháng tư, tôi vào nhà Tiểu La, có cả ông Kỳ Ngoại Hầu tới. Giữa hội chỉ là người trọng yếu hơn hai chục người... Bắt đầu khai hội từ buổi sáng qua chính trưa tan hội. Tên hội chỉ người trong hội biết, không lập sổ sách, không biên chép họ tên, chương trình kế hoạch chỉ miệng trao lòng nhớ mà thôi. Đặt Kỳ Ngoại Hầu làm Hội chủ, hễ lúc xưng hô chỉ gọi bằng ông chủ, cấm không được hở chữ "Hội" ra. Những tiếng xưng hô nhau, chỉ gọi bằng anh em, tuyệt không đặt ra danh mục gì. Cuộc họp đã quyết định tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động,chủ yếu có ba điểm:

- Mở rộng lực lượng của Hội. Muốn vậy phải nhanh chóng kết nạp đảng viên, thu được nhiều đảng phí, trù tính cho đủ các món tài liệu

- Sau khi khởi phát bạo động, phải lo gấp các tài liệu để tiếp tục tiến hành hoạt động.

- Xác định phương châm ra nước ngoài cầu viện và phương thức làm việc đó.

Hai khoản trên giao cho toàn thể đảng viên đảm đương, còn khoản thứ ba thì uỷ thác cho Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín và thực hiện, các đảng viên khác không được biết để bảo đảm bí mật tuyệt đối. Ngoài 3 điều trên, hội nghị chưa đề ra thể chế chính trị.

Con đường tìm kiếm vũ khí đã bị bế tắc, bàn tính mãi, cuối cùng chỉ còn cách xuất dương cầu viện. Vấn đề khó khăn này cũng đã được Tiểu La Nguyễn Thành tiên liệu. Tiểu La Nguyễn Thành tổ chức cho Phan Bội Châu xuất dương cầu viện, Tiểu La đã tính trước và trù bị mọi việc một các chu đáo, từ lo kinh phí, cử người xuất dương và người dẫn đường đến phân tích thời cuộc rạch ròi để tìm nước nào có thể giúp đỡ mình một cách hiệu quả.

Những đóng góp to lớn của Tiểu La Nguyễn Thành chứng tỏ ông là người khai sáng và lãnh đạo Duy Tân Hội, đảng cách mạng cứu nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Phan Bội Châu chỉ là người thực hiện và được giao trách nhiệm lãnh đạo ở hải ngoại, do đó trở thành linh hồn của phong trào Đông Du. Cho đến khi Tiểu La Nguyễn Thành hy sinh tại Côn đảo thì Duy Tân hội và phong trào Đông Du cũng bị khai tử theo ông. Năm 1912 Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội thay đổi đường lối từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để “khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Cộng hoà Dân quốc”, đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế. Từ khi thành lập Duy Tân hội 1904 cho đến khi bị đày ra Côn đảo 1908, Tiểu La Nguyễn Thành là một nhà lãnh đạo xuất sắc đã tiên liệu và trù bị mọi việc của đảng một cách tài tình, chu đáo nhờ thế Phan Bội Châu mới có điều kiện vận dụng tài năng xuất chúng và nhiệt tình cứu nước của mình để hoàn thành những nhiệm vụ được giao, cho nên trong những năm đó bất cứ làm việc gì Phan Bội Châu cũng báo cáo và thỉnh ý Tiểu La Nguyễn Thành.

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)