Khởi xướng phong trào

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 49 - 52)

7. Bố cục của đề tài

3.3.1. Khởi xướng phong trào

Ngay sau phiên họp khoáng đại Tiểu La Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín với nhau về công tác của điều 3 mà hội nghị đã ủy thác riêng cho hai cụ, Tiểu La nói với cụ Phan: Trong tình thế hiện nay nước mạnh văn minh cơ xảo lấn

hiếp chiếm đoạt nước yếu hèn hủ lậu, kẻ khôn quỷ đè đầu đứa ngu si. Liệt cường giống da trắng đang dư kết với nhau lấn hiếp giống da vàng. Tôi nghĩ người da trắng chẳng ai thương nghĩ đến ta, hoặc có chút nào đi nữa thì cũng mắc sự hứa hẹn dư kết với nhau của nước người da trắng. Âu lục của người da trắng ngày nay văn minh cơ xảo khôn quỷ hơn ta nhiều lắm. Nhưng không cách gì đến đó giải bày nhờ vả họ được, hơn nữa họ lại ở quá xa ta, hiện giờ ta chưa có phương cách vượt trùng dương mà đến đó được, lại dị chủng, dị văn, dị ngôn, dụ tục. Trong bọn chúng ta không ai có khả năng đàm đạo với họ trong tình cảnh hiện nay, đường đi lối về cách trở quan san làm vậy, chúng ta chưa thế nào trông cậy vào họ mà đứng lên được. Gần sát nách ta là nước Tàu nhưng họ với ta đã cùng bệnh, cùng nạn, quốc thế họ đang suy đồi đến nỗi phải nhường Việt Nam cho Pháp. Thân họ tự họ còn không cứu nỗi, lấy gì cứu giúp thân ta. Vậy cách ta một quãng đường nhưng đường đi lối về còn tiện dụng được lại là đồng văn, đồng chủng với ta dù có bất đồng ngôn, ta dùng văn tự mà nói chuyện với ho còn có thể được. Đó là Nhật Bản, nước Nhật nhờ biết canh tân, Duy Tân mà nay đã trở nên hùng cường, lại đương có ý đồ chống lại người da trắng để làm chủ giống vàng. Nhật vừa đánh thắng Nga một trận khí thế đương hăng hái, dù có dã tâm gì thì trong lúc này độc lực họ cũng còn e dè chưa dám khinh suất đương trường đối địch với người Âu tây đương dư kết với nhau. Nhưng trong bụng họ vẫn căm người da trắng lắm. Vậy chúng ta đến đó lấy lẽ thiệt hơn, lấy cái họa của giống da vàng ma giải bày với họ phỏng có thể có ích lợi, dù họ không dám xuất binh mã thì lương thảo hay ít nhất binh khí cũng có thể giúp ta hoặc giúp ta mua sắm được, và giúp quảng bá nước ta, dân ta với bốn bể năm châu. Trong bọn ta hiện nay ngoài ông ra, tôi thấy không ai đủ tài trí đảm trách cái gánh nặng ấy. Vậy ông hãy làm Thân Bao Tư đứng khóc sân Tần, sang Nhật Bản một chuyến xem thử sao. Cụ Phan giật mình nói với Tiểu La về hai nỗi lo: một là tiền đâu mà làm kinh phí, hai là không có người dẫn đường. Tiểu La trả lời: về khoản kinh phí lúc khởi hành, tôi dự tính khoảng ba, bốn ngàn đồng rồi sẽ tiếp tục về sau. Tôi và Sơn Tẩu đã lo liệu đủ, còn người dẫn đường thì tôi đã lo tính sẵn, có Tăng Bạc Hổ. Tăng quân nguyên là nhân tài Cần Vương đất Bắc, Cần Vương thất bại, Tăng Quân nhập với Lưu Vĩnh Phúc, khi Phúc bị triều đình nước Nam theo lệnh Pháp trục xuất về Tàu. Tăng Quân đã từng mang quốc thư sang Lữ Thuận hông kết với sứ thần nước Nga nhưng thất bại. Tăng Quân thường qua lại vùng Đài Loan, Lữ

Thuận, Tăng Quân sang Xiêm bắt liên lạc với sứ thần nước Đức tính chuyện quang phục nhưng bất thành, Tăng Quân mượn đường về nước lẩn lút hoạt động ở Hà Nội thường lui tới nhà tôi. Nếu ông quyết tôi sẽ cho gọi Tăng Quân đến. Tôi nghĩ rằng người ấy làm hướng lộ, ông không phải lo không có xe chỉ đường nữa. Phan Bội Châu vui mừng, liền chấp nhận gánh nặng sang Nhật. Họp bàn giữa hai Cụ xong thì người tiểu đồng của Cụ Phan tên là Xuân từ Huế vào nông trang Nam Thịnh, vừa bước vào cửa xáp mặt Cụ Phan liền ghé tai nói nhỏ lộ vẻ mặt lo lắng, xong liền ra về. Thấy vậy, Tiểu La dắt Phan Bội Châu sang căn nhà bên hỏi cớ sự. Cụ Phan đáp

“Trước ba ngày đây quan Khâm sứ ở Kinh là Ô-ve (Auvergne) thình lình báo cho quan nhà giám là Khiếu Tế Tửu và Cao Tổng Tài sức tôi tới gấp tòa Khâm để chất vấn điều gì: quan nhà giám được lệnh, lấy làm lo sợ. Vì từ xưa đến nay, chưa bao giờ học trò giám bi Khâm sứ hỏi. Tôi cũng lấy làm lo ngại chẳng lẽ việc mình bị bại lộ rồi chăng?”. Tiểu La cười nói “Không việc gì đâu, chẳng qua nó phỏng văn điều gì đó, chưa biết hư thật, muốn thăm dò mà thôi. Nếu như việc bại lộ tức thì chúng nó bắt ngay việc gì phải tư nhà giám. Nay ông cứ thẳng về Kinh đến gay tòa Khâm, rồi tùy vấn, tùy đáp, giữ sắc diện tự nhiên, sau đó hãy về nhà thì nó không còn nghi gì nữa”. Phan Bội Châu y lời về thẳng tòa Khâm, Auvergne đem ra một tờ giấy hỏi toàn chuyện vu vơ chẳng có gì là thực cả. Tên Khâm sứ chẳng bắt bí vặn hỏi điều gì. Cụ Phan ra về, nói với mọi người là quan Khâm sử hỏi tôi sao có tiếng hay chữ mà lại hỏng thi, ai cũng tin. Qua việc ấy, lại càng nể phục Tiểu La hơn nữa, cụ Phan cũng hết mực cẩn trọng về các công việc sau này. Tháng 11 năm 1904, Tăng Bạc Hổ từ Hà Nội đến nông trang Nam Thịnh, Tiểu La báo tin cho Phan Bội Châu. Phan Bội Châu vội vàng đến nông trang gặp Tăng Bạt Hổ. Cụ Phan cho biết: “Ông ta tuổi ngoài 40, mày râu cốt cách, trời hạ, sương thu, nhìn qua đủ biết là người lich duyệt, mưu lược đã dạn dày. Gặp ông ta tôi mừng là trời cho”. Tăng Bạt Hổ tường thuật cho Tiểu La và Phan Bội Châu nghe rất tỉ mỉ, rành rọt về tình hình bên ngoài, phân tích cặn kẽ các chuyển biến ở Tàu cùng các chính khách của Tàu đầy đủ như đếm tiền trong túi, đồng thời cũng đề cập đến các nhân vật uy tín và thế lực ở Nhật. Tiểu La và Phan Bội Châu hết sức vui mừng và tin tưởng ở người đồng chí mà Tiểu La đã sắp đặt từ trước để làm xe dẫn đường cho công việc Đông Độ của Phan Bội Châu. Tiểu La trình bày đầy đủ chi tiết nội dung cuộc họp của các đồng chí hồi tháng 4 vừa qua cho Tăng Bạt Hổ nghe, và yêu cầu Tăng Bạt Hổ, đảm trách vai trò

làm người hướng lộ đưa Phan Bội Châu sang Nhật cùng phụ tá sắp đặt những công việc cần thiết ở nước ngoài. Tăng Bạt Hổ hoan hỉ nhận nhiệm vụ, và đề nghị phải có thêm một đồng chí nữa để phụ trách công tác liên lạc thông tin từ ngoài về. Phan Bội Châu đề cử Đặng Tử Kính giữ vai trò ấy. Đặng Nguyên là một nhân vật Cần Vương xuất sắc của đất Bắc. Nay đối với tư tưởng Duy Tân, nhân quyền, dân quyền cũng dốc lực nghiên cứu. Tuổi ngoài 40, tính tình lanh lợi, quyền biến và ứng phó giỏi trong mọi tình huống, được rất nhiều người cảm mến. Tiểu La và Tăng Bạt Hổ vui vẻ chấp nhận ngay. Sau đó 3 Cụ hẹn tháng 12 sẽ cùng nhau họp lại để rà xét bàn thảo tỉ mỉ chi tiết và quyết định ngày giờ khởi hành Đông Độ. Tiểu La bàn với Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ về việc đưa Cường Để xuất dương để tránh tình trạng bại lộ sẽ sụp vào tay thực dân Pháp như trường hợp vua Hàm Nghi. Vì ảnh hưởng của người đứng đầu rất quan trọng về mặt tâm lý đối với sĩ phu và dân chúng. Nhưng các cụ đề nghị phải sang bên ấy dò xét tình ý và sắp đặt nơi chống mới có thể đưa sang được.

Thượng tuần tháng 12 năm 1904. Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Đỗ Đăng Tuyển, Châu Thượng Văn, Tôn Thất Toại đến nông trang Nam Thịnh họp cùng Tiểu La để bàn thảo các chi tiết, rà xét công tác tiến hành Đông Du và phân công các công việc trong, ngoài nước.

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)