Phụ trách công tác tài chính

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 53 - 72)

7. Bố cục của đề tài

3.3.3. Phụ trách công tác tài chính

Thượng tuần tháng 12 năm 1904. Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Đỗ Đăng Tuyển, Châu Thượng Văn, Tôn Thất Toại đến nông trang Nam Thịnh họp cùng Tiểu La để bàn thảo các chi tiết, rà xét công tác tiến hành Đông Du và phân công các công việc trong, ngoài nước để thực hiện như sau: Việc xuất dương tính toán điều hành ở ngoài cùng công tác liên lạc trong ra, ngoài vào. Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính chịu trách nhiệm.

Kinh phí lúc khởi hành Tiểu La giao cho Phan Bội Châu 3000,00$, Châu Thượng Văn tặng riêng 200,00$. Lúc lên đường ra đi Phan Bội Châu ghé qua thăm một số bạn bè và đồng chí ngoài Bắc. Trần Đông Phong tặng 15 nén bạc trắng, Lê Võ và Đội Quyên tặng kín một ít nữa. Tổng cộng trên 3000,00$. Đặc biệt khi Phan Bội Châu đi ngang đường tiện ghé nhà cụ Cử Trần Văn Lượng, nhà vẫn nghèo, vì không chịu ra làm quan mặc dù có khoa bảng cử nhân. Trần Văn Lượng biết việc ra đi của Phan Bội Châu liền móc hết hầu bao vốn liếng trong nhà được 10,00$ đem ra

nói với Phan Bội Châu: “Bạn thân thiết hơn 10 năm nay một lần đi này chắc là muôn dặm, bay giờ xin lấy một đồng bạc trả nợ bạn một năm, ngoài ra không biết gì hơn”. Sau khi bàn thảo phân công và giao tiền kinh phí, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính cùng ăn với Tiểu La một bữa cơm tối đạm bạc và cùng tâm sự thâu đêm. Sáng hôm sau, một buổi sáng tiết trời cuối đông sương trắng vương vương hơi lạnh. Tiểu La tiễn chân 3 người đồng chí lên đường muôn dặm Phù Tang. Phan Bội Châu kể lại: “Bước đường muôn dặm bắt đầu từ ngày ấy, mãi về sau. Chỉ có ông Đặng Tử Kính thường qua lại nhà Tiểu La, còn tôi với ông Tăng thì ngày hôm ấy cũng là ngày vĩnh quyết với Tiểu La tiên sinh. Than ôi! Bạn sống thác chẳng bao lăm người, bể trời quạnh cỏi đêm mưa gió, thoảng năm ba tiếng, hồn mộng véo von. Đau đớn biết là dường nào”.21

Tiểu kết chương 3:

Có thể nói rằng, Quảng Nam là trung tâm của phong trào vận động giải phóng dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX mà Tiểu La Nguyễn Thành là một “sinh số”, Phan Bội Châu là một “thành số” - cả hai cộng lại thành Duy Tân hội. Duy Tân hội là sản phẩm của lịch sử dân tộc, của lịch sử phong trào vận động cứu nước, trong đó Tiểu La và Phan Bội Châu là hai nhân vật chính yếu của phong trào. Duy Tân hội đã phát động phong trào Đông Du. Phong trào Đông Du do Tiểu La đề xướng và sắp đặt tổ chức, Phan Bội Châu là người thực hiện, điều khiển, lãnh đạo ở hải ngoại, là linh hồn của phong trào Đông Du “chính Tiểu La tiên sinh là ông tổ mở mối, vạch đường khai sinh ra tất cả” (22), có lúc Phan Bội Châu gọi Tiểu La là “Hội phó”. Huỳnh Thúc Kháng tôn vinh Tiểu La “vị trí nghiễm nhiên giành một chiếu” (23).

Các hoạt động của Duy Tân hội và phong trào Đông Du khởi phát từ “căn cứ địa” là Nam Thịnh nông trang, là trung tâm thu hút nhân tài, vật lực cho phong trào Đông Du và tích cực chuẩn bị cho hoạt động giải phóng dân tộc. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với lịch sử Việt Nam thời cận đại “Với việc thành lập hội Duy Tân, những người sáng lập ra nó, trong đó có Nguyễn Thành, đánh dấu “đường lối cứu

21 Phan Bội Châu toàn tập, đã dẫn, t.6, tr.60. 22. Phan Bội Châu toàn tập, t. 4, tr. 281.

23. Nguyên văn câu đối của Huỳnh Thúc Kháng nói về Tiểu La: “Mấy mươi năm giống trái vẫn còn, nào kinh tế gia, nào quân lữ gia, nào quân lữ gia, nào bí mật vận động gia/ Trăm lần uống chẳng cong, đời cựu, buổi tân vị trí nghiễm nhiên giành một chiếu”.

nước” đã có một bước tiến mới. Nó đã chuyển về phía tư sản hóa, chứ không còn giẫm chân tại chỗ theo hệ tư tưởng phong kiến như thời Cần Vương. Xét về hình thức tổ chức và tôn chỉ mục đích của hội Duy Tân, nó đã khác những tổ chức hội đảng xưa, chỉ là sự tập hợp những người vũ dũng có tính chất rất địa phương và gắn liền trực tiếp với cá tính của một người cầm đầu” (24).

Khi được tin Tiểu La bị bắt (3/1908), Phan Bội Châu rất lấy làm lo ngại. Điều lo ngại ở đây không chỉ vì mất một đồng chí tin cậy, một người bạn thân, mà còn vì đã mất một người đang nắm giữ vận mệnh của ngót mấy trăm du học sinh trên đất Nhật. Ai sẽ là người thay thế Tiểu La lo việc kinh tài cho phong trào Đông Du một cách đắc lực như trước? (25). Phan Bội Châu đau đớn thốt lên “Than ôi! Núi Hải Vân còn đó, biển Đà Nẵng còn đó, ai là người Tiểu La tiên sinh thứ hai?” (26)

.

24. Chương Thâu, 2004, sđd. 25

. Lâm Quang Thự, Huỳnh Lý, Chương Thâu, Danh nhân đất Quảng, Nxb Đà Nẵng, 1987, tr. 139. 26. Phan Bội Châu toàn tập, t. 4, tr. 282.

KẾT LUẬN

Tiểu La Nguyễn Thành được biết đến là dũng tướng xuất sắc của phong trào Nghĩa Hội và là linh hồn của Duy Tân Hội. Ông đã tham tham dưới ngọn cờ Nghĩa hội lập căn cứ tại sơn phòng Quảng Nam chống Pháp mà Hội chủ là Trần Văn Dư. Ông cũng là một trong các nhân vật quân sự kiệt hiệt nhất, ông từng lập nhiều chiến công mà quân Nguyễn Thân – một người nhiều mưu mô, xảo quyệt đã phải rất kiêng dè.

Theo các sử liệu cận đại Việt Pháp thì sách lược của Duy Tân hội phần lớn đều do Nguyễn Thành vạch ra, đề nghị với Phan Bội Châu từ khi Sào Nam gặp Tiểu La. Trong Ngục Trung Thư, Phan Bội Châu nhấn mạnh: “Chúng tôi bí mật bàn tính các việc, cùng tôn Kỳ ngoại hầu lên làm Hội chủ và giao công việc của đảng từ hai tỉnh Nam Nghĩa trở vào cho Nguyễn Thành gánh vác, còn từ Bình Trị trở ra thì tôi đảm nhiệm”. Vì vậy, mọi công việc phục vụ cho công cuộc cứu nước ở Quảng Nam từ năm 1903 – 1908 đều do Nguyễn Thành tổ chức và quyết định. Cho thấy được vai trò của ông đã trở thành quyết định cho sự hình hành và các diễn biến tiếp của Duy Tân hội. Sự tồn vong của Duy Tân hội gắn liền với tâm huyết và công lao của Tiểu La Nguyễn Thành. Phan Bội Châu đã thừa nhận: “Từ Duy Tân hội đến phong trào Đông Du, chính Tiểu La tiên sinh là ông tổ mở mối, vạch đường khai sinh ra tất cả”. Với những đóng góp to lớn của Tiểu La Nguyễn Thành chứng tỏ ông là người khai sáng và lãnh đạo Duy Tân Hội, đảng cách mạng cứu nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Phan Bội Châu chỉ là người thực hiện và được giao trách nhiệm lãnh đạo ở hải ngoại, do đó trở thành linh hồn của phong trào Đông Du. Đến khi Tiểu La Nguyễn Thành hy sinh tại Côn Đảo thì Duy Tân hội và phong trào Đông Du cũng bị khai tử theo ông. Cũng không thể phủ nhận Duy Tân hội là sản phẩm của lịch sử gắn liền với tên tuổi không thể tách rời giữa Phan Bội Châu và Tiểu La Nguyễn Thành – là hai nhân vật lớn của lịch sử dân tộc nước ta và của khuynh hướng Duy Tân ở Việt Nam.

Qua những điều Tiểu La Nguyễn Thành đã làm, ta đã thấy rõ được vai trò, vị trí quan trọng của ông trong hai phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Với tư tưởng cơ bản là muốn giành được độc lập phải bạo động vũ trang, cho dù phải hiến dâng cả trí tuệ, tính mạng, tài sản của mình và cho dù phải nếm mùi

thất bại cũng không hề nản lòng lùi bước. Thông qua những nhận xét của người đương thời cùng hoạt động với ông trong phong trào Duy Tân Hội và Đông Du cũng đã cho thấy được tầm vóc của ông đối với phong trào yêu nước.

Trong bức thư Phan Bội Châu gửi cho Phan Châu Trinh cũng có đề cập đến vai trò của Nguyễn Thành: “ Trước đây tôi đã đi qua quý tỉnh, những người tôi đã được cùng nói chuyện đều là người tốt cả. Nhưng nói đến tài tùy cơ ứng biến, phân tích, phán đoán việc đời thì theo tôi, không ai bằng Tiểu La hết”. Nhờ sự hoạt động tích cực của Nguyễn Thành mà cả hai phong trào đều phát triển thuận lợi.

Từ thuở Tiểu La còn là đầu xanh, tuổi trẻ thời khởi nghĩa Cần Vương với hai bàn tay trắng đã mạnh dạn chống trời, chỉ mới độ hai chin đã nức tiếng tri binh cho nên qua tram trận vẫn bền gan sát tặc. Cần Vương thất bại vẫn không sờn lòng, nản chí lại tiếp tục, hoạt động cứu nước bằng con đường cách mạng Duy Tân. Dù chẳng thuộc hàng khoa bảng vẫn đứng ra rập anh em đủ mọi tầng lớp, âm thâm kinh dinh, sắp đặt trong ngoài thành lập đảng cách mạng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Suốt thời gian 26 năm từ 1885 đến 1911, Tiểu La đã đem tất cả tâm huyết, ý chí, sự nghiệp, tài sản, tính mạng của mình cống hiến cho sự nghiệp cứu nước, cứu nòi dù phải da ngựa bọc thây cũng không sờn lòng nản chí. Vì vậy khi nghe tin Tiểu La mất, Phan Bội Châu đã tuyên bố với đồng chí và quốc dân: “ TIỂU LA TIÊN SINH MẤT, VIỆT NAM MẤT MỘT TRANG ĐẠI QUỐC SĨ”.

Sau cái chết của Tiểu La ngoài đảo, Huỳnh Thúc Kháng cũng có câu đối khóc ông nói lên đươc sự nghiệp cứu nước của Tiểu La đối với vận mệnh dân tộc: “ Hai mươi năm giống trái vẫn còn, nào kinh tế, nào quân lữ, nào bí mật vận động gia, trăm lần uốn chã cong, đời cựu buổi tân vị trí nghiễm nhiên giành một chiếu;

Đôi ba bạn ruột rà thân thiết, kẻ sang Đông, người sang Tây, kẻ lại cùng hoang đầy đọa, một ngày kia về nước, đỡ sau vùa trước, tiền trình buồn nỗi thiếu hai tay”. Trong Thi tù tùng thoại, Huỳnh Thúc Kháng đã dành hơn 10 trang để nói về Tiểu La, điều đó cho thấy được tình bạn giữa ông và Tiểu La là một tình cảm đặc biệt. Ông cũng cho rằng “Tiểu La là một tay kiều sở, trong đám tiên thời nhân vật, lại có cái lịch sử Cần Vương; Tiểu La mất, đồng nhân tỏ lòng thương tiếc, điếu liễn rất nhiều…”

Qua các nhân chứng và các tài liệu lịch sử đã cho ta thêm khẳng định rằng: chính cụ Tiểu La Nguyễn Thành đích thực là lãnh tụ, là chí sĩ yêu nước, là nhà tổ chức Duy Tân hội và phong trào Đông Du đầu thế kỉ XX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (2007), Lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến thế kỉ XIX, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

2. Nguyễn Thế Anh (2008), Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu bản triều Duy Tân, Nxb Văn học, Sài Gòn

3. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn, Nxb Văn học, Sài Gòn

4. Đặng Đoàn Bằng (Tôn Quang Phiệt dịch và chú thích) (1972), Việt Nam nghĩa liệt sử, Nxb Văn học, Sài Gòn

5. Phan Bội Châu (1913), Tự phán và Ngục Trung Thư (in nghiêng), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

6. Nguyễn Thanh Dân (2002), Tiểu La Nguyễn Thành nhà ái quốc và cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, Hoa Kỳ.

7. Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại, Khảo cổ tùng thư xuất bản, Sài Gòn.

8. Cao Xuân Dục (2001), Quốc triều hương khoa lục, Nxb Hà Nội: Lao Động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.

9. Nguyễn Sinh Duy (2013), Quảng Nam và những vấn đề lịch sử, Nxb Văn học Hà Nội.

10. Nguyễn Sinh Duy, Võ Văn Đặng, Phương Vân, Nguyễn Ngọc (1997), Nguyễn Duy Hiệu (1847 – 1887), NXb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

11. Nguyễn Sinh Duy, 1998. Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

12. Hoàng Xuân Hãn (1962), “Liệt sĩ Nguyễn Duy Hiệu”, Tạp chí Bách Khoa, số 121, tr. 66-73.

13. Huỳnh Thúc Kháng (1937), “Ba năm Hội Cần Vương ở Quảng Nam (1885- 1887)”. Báo Tiến Dân, các số 1026-1031

14. Huỳnh Thúc Kháng (1947), Thư của Ủy ban kháng chiến quân dân Chính phủ Việt Nam gửi đồng bào quốc dân, ngày 1/1/1947.

15. Trần Trọng Khắc (1971), Năm mươi bốn năm hải ngoại, Cơ sở ấn loát Xây dựng, Sài Gòn.

16. Phan Khoang (1968). Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Khai Trí

17. Trương Công Huỳnh Kỳ (2017), “Phong trào Cần Vương Nam Trung Kỳ”, In trong Biến cố kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896), Nxb Tri thức 18. Tùng Lâm (1957), Cuộc đời cách mạng Cường Để, Tráng Liệt xuất bản, Sài Gòn

19. Châu Yến Loan (2012) “Tiểu La Nguyễn Thành – Những năm tháng lưu đày tại Côn Đảo”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng, số 1/6/2012,tr 48

20. Ngô Văn Minh (2017), Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885-1887), In trong Biến cố kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896), Nxb Tri thức 21. Trần Viết Ngạc, 1985. Nguyễn Duy Hiệu và Nghĩa hội Quảng Nam, Nxb Đà Nẵng,

22. Hồ Ngận (2004), Quảng Nam xưa và nay (Di cảo) Nxb Thanh niên, Hà Nội. 23. Nguyễn Minh Phương (2020), “Nam Thịnh Sơn Trang - Căn cứ địa của Duy Tân hội và Phong trào Đông Du cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10 (534), tr. 50-60.

24. Nguyễn Minh Phương (2021), “Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 87 (1/2021), tr. 87- 97.

25. Nguyễn Minh Phương (2021), “Mối quan hệ giữa Tiểu La Nguyễn Thành và Ô Gia Đỗ Đăng Tuyển”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cuộc đời và sự nghiệp của Chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển”, Huyện ủy Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam tổ chức tháng 4/2021, tr. 25-35.

26. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, quyển 2. Nxb Thuận Hóa, Huế.

27. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chính biên toát yếu, Nxb Thuận Hóa, Huế.

28. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 9. Nxb Giáo dục 29. Dương Kinh Quốc (2006), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Nxb Giáo dục.

30. Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam (2004), “Thân thế và sự nghiệp Tiểu La Nguyễn Thành”, Kỷ yếu hội thảo khoa học 100 năm thành lập Duy Tân hội.

31. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), 100 năm phong trào chống thuế Quảng Nam.

32. Nguyễn Q. Thắng (2001), Trần Văn Dư với phong trào Nghĩa hội, Nxb Văn hóa Thông tin.

33. Chương Thâu, Thơ văn Phan Bội Châu, Văn hóa Hà Nội xuất bản, 1985, tr.130 34. Chương Thâu (Sưu tầm và biên soạn) (1990), Phan Bội Châu toàn tập (10 tập),

Nxb Thuận Hóa, Huế.

35. Chương Thâu – Phạm Ngô Minh (Sưu tầm và biên soạn) (2010) Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

36. Chương Thâu (hiệu đính và giới thiệu) (2017), Vụ án Phan Bội Châu năm 1925 hồ sơ thẩm vấn, Nxb Thanh niên.

37. An Thiện (1984), “Vài nét về Trần Văn Dư với phong trào Nghĩa hội ở Quảng Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử địa phương và chuyên ngành ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam – Đà Nẵng, số 3/1984, tr. 16-19.

38. Ủy ban Khoa học Xã Hội Việt Nam (1985), Lịch sử Việt Nam tập 2 Nxb Khoa học xã hội.

39. Nguyễn Văn Xuân (1970), Phong trào Duy Tân, Nxb Lá Bối Sài Gòn.

II. Nhân chứng/Người cung cấp thông tin

1.Ông Nguyễn Thành Nam, cháu cố Cụ Tiểu La Nguyễn Thành – Thăng Bình – Quảng Nam

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ:

1. Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Phúc Mỹ Liên (2021), “Các địa danh tại Quảng Nam – Đà Nẵng mang tên chí sĩ Tiểu La Nguyễn Thành”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Xứ Quảng, số 16, trang 105 - 115.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số văn tự viết về Cụ Tiểu La

Tiểu La là một nhà quân sự, một nhà tổ chức hội đoàn nên cụ ít có thơ văn trong hành trình sống của mình. Song đâu đó cũng có một ít thơ văn xướng họa cùng “bằng hữu”.

Cụ Sào Nam Phan Bội Châu cho biết:

“Tiểu La tiên sinh hay chăm việc nước, ít làm thi văn, song thỉnh thoảng có làm

Một phần của tài liệu Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)