: NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ
Đếm lượt truy cập
Hôm nay 1798
Ngày hôm qua 1955
Cả tuần 5737
Cả tháng 53471
Tất cả 713543
Hôm nay, Ngày 31 Tháng 03 năm 2010 - 23:55
Tình hình kinh tế thời nhà Nguyễn
Tình hình kinh tế thời nhà Nguyễn 1. Tình hình ruộng đất và nông nghiệp
Triều Nguyễn quản ]ý đất nước từ năm 1802, đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn về kinh tế, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề ruộng đất và đời sống của nhân dân. Theo tờ trình của các quan lại Bắc thành vào năm 1803 thì "Ruộng đất vào cuối thời Lê (cuối thế kỷ XVIII) bọn cường hào kiêm tính mỗi ngày một quá, sổ sách mất mát, ghi chép lại không được thực, dân xiêu tán nhiều"... Trước tình hình đó, vào năm 1805, Gia Long bắt buộc các làng xã phải làm sổ ruộng (sổ địa bạ), đến thời vua
Minh Mệnh lại bắt lập lại sổ địa bạ và đo đạc ruộng đất ở Nam Kỳ.
Vào năm 1840, tổng số diện tích ruộng đất trong cả nước là 4.063.892 mẫu (khoảng 2 triệu ha), trong đó ruộng đất thực canh có 3.396.584 mẫu. Ruộng công có 580.363 mẫu, chiếm 17%. Ruộng tư chiếm 2.816.221 mẫu, chiếm 83%. Đặc điểm nổi bật là ở Nam Kỳ hầu hết là ruộng đất tư (tập trung chủ yếu vào tay giai cấp địa chủ), còn ở miền Trung và miền Bắc thì đại bộ phận cũng là ruộng tư, tập trung vào tay giai cấp địa chủ loại vừa và nhỏ, số đại địa chủ như ở Nam Kỳ không có mấy, một số làng xã không còn ruộng đất công.
Các vua triều Nguyễn đã thực hiện một số biện pháp, chính sách về ruộng đất như chính sách quân điền (năm 1804). Theo chính sách này, ruộng đất công ở các làng xã được đem chia cho mọi người theo tỷ lệ các quý tộc vương hầu được cấp 18 phần, quan nhất phẩm được cấp 15 phần, dân nghèo mỗi suất được ba phần. Đến năm 1840, do ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, vua Minh Mệnh đã cho phép các làng xã được tuỳ theo tục lệ chia đều cho dân, nhưng vẫn ưu tiên cho bọn quan lại, quân lính, nên người nông dân chẳng còn được bao nhiêu.
Năm 1839, Minh Mệnh cho thực hiện thí điểm một cuộc cải cách ruộng đất ở tỉnh Bình Định: sung công một nửa số ruộng tư của các nhà giàu để chia lại cho dân đinh theo phép quân điền, nhưng kết quả "ruộng công màu mỡ thì cường hào cưỡng chiếm, dân chỉ được phần xương xẩu mà thôi", trong khi đó thì chính sách thuế khoá vẫn không có gì thay đổi, đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc cải cách ruộng đất ở Bình Định bị thất bại, nhà Nguyễn không dám triển khai ở các địa phương khác.
Các vua dưới triều Nguyễn còn đẩy mạnh chính sách khai khẩn ruộng đất hoang dưới nhiều hình thức như khuyến khích nhân dân các làng xã tự tổ chức khai hoang, sau 3 năm, đo đạc ruộng đất khai hoang được để ghi vào sổđịa bạ, tiếp theo 3 năm sau đó, người khai hoang mới phải nộp thuế cho nhà nước. Để mở rộng diện tích sản xuất, nhà Nguyễn đã huy động binh lính, dân nghèo, người Hoa, người dân tộc thiểu số, những người bị tù tội nặng đi khai hoang do nhà nước tổ chức để thành lập đồn điền ở nhiều nơi, đặc biệt ở Nam Kỳ. Hệ thống đồn điền vừa có tác dụng về kinh tế vừa có tác dụng về quốc phòng. Những đồn điền được lập ra, vua Minh Mệnh cho khoanh lại lập thành làng, ấp mới, còn ruộng đất thì cho làm ruộng công của làng, chia cho dân cày, nộp thuế cho nhà nước theo lệ thuế ruộng đất công.
Từ năm 1828 về sau, theo đề nghị của Nguyễn Công Trứ, tham tán quân vụ Bắc thành, Minh Mệnh còn ban hành chế độ doanh điền. Theo quy định của chế độ này thì nhà nước đứng ra tổ chức, quy hoạch tổng thể và đầu tư một phần kinh phí, còn các nhà giàu góp thêm kinh phí và đứng ra chiêu mộ dân nghèo để tổ chức khẩn hoang ở những vùng đất cụ thể (làng, ấp, trại), còn lực lượng khai hoang chủ yếu là dân nghèo không có đất để sản xuất. Dưới sự tổ chức chỉ đạo của Nguyễn Công Trứ, hai huyện Tiền Hải (Thái Bình vào năm 1828) và Kim Sơn (Ninh Bình vào năm 1829) đợc thành lập với số ruộng khai hoang được ở Tiền Hải là 18.970 mẫu, ở Kim Sơn là 14.970 mẫu. Hình thức này tiếp tục được thực hiện ở nhiều tỉnh khác nhau ở Bắc và Nam Kỳ và đạt được những thành tựu
đáng kể.
Nhờ có những chính sách khai hoang nên đến năm 1847, tổng diện tích ruộng đất thực canh lên đến 4.270.013 mẫu.
Công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi cũng được các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mệnh, Thiệu Trị quan tâm. Hàng năm, nhà nước xuất tiền của thuê nhân công sửa đắp đê và kêu gọi các quan lại đóng góp ý kiến về các biện pháp chống lụt, hạn. Nha đê chính được thành lập, và để tăngthêm trách nhiệm cho các viên quan phụ trách công việc bảo quản đê điều, nhà nước cũng đặt ra chế độ thưởng phạt. Nhưng do thiếu quản lý và quy hoạch một cách thống nhất và đồng bộ cũng như do tác động của môi trường sinh thái, nạn vỡ đê vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên mất mùa, đói kém liên miên, làng xóm nhiều nơi điêu tàn. Từ năm 1802 đến năm 1806, riêng ở Bắc thành (vùng đất thuộc chính quyền vua Lê chúa Trịnh quản lý trước đó, từ sông Gianh trở ra Bắc) có 370 làng xã phiêu tán. Năm 1807, số dân ở Bắc thành so với thời Lê giảm xuống 28%.
Cho đến giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền với các nông cụ thô sơ, sức kéo đơn giản lại thiếu thốn. Cuộc sống của nông dân và các tầng lớp lao động khác vẫn nghèo đói khốn khó.