: NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH
3. Tổ chức quân dội, quốc phòng
Dưới triều Nguyễn, về mặt tổ chức quân đội, trên hết có 5 phủ đô đốc chỉ huy 5 quân (trung quân, tiền quân, hậu quân, tả quân, hữu quân). Đứng đầu mỗi phủ đô đốc có chức đô thống chưởng phủ sự, rồi đến các chức thống chê, chưởng vệ. Năm phủ đô đốc đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của nhà vua. Vua nắm quyền quyết định tối hậu về việc điều động và di chuyển quân đội.
Quân đội được chia làm 3 loại: thân binh, cấm binh, tinh binh. Thân binh có nhiệm vụ bảo vệ nhà vua. Cấm binh bảo vệ hoàng thành, tinh binh bao gồm cả bộ binh, thuỷ binh, tượng binh.
Theo Sênh (Chaigneau) và Baridi (Barisy), hai người đã từng ở Việt Nam thời bấy giờ thì bộ binh thời Nguyễn có 11.500 người, thuỷ binh có 17.600 người và 200 chiến hạm, 500 chiến thuyền, tượng binh có 8.000 người và 200 thớt voi. Theo binh chế thời Nguyễn thì vùng đất từ Quảng Bình đến Bình Thuận cứ ba tráng đinh tuyển một người làm lính. Từ
Biên Hoà trở vào cứ năm đinh tuyển một lính. Từ Hà Tĩnh trở ra Bắc thì cứ bảy đinh tuyển một lính. Quân đội tổ chức theo các đơn vị vệ, cơ. Thân binh mỗi vệ có 500 người và 50 quân nhạc. Ở trấn thì có lính cơ, lính mộ. Binh lính chia làm ba phiên thay nhau thường trực.
Sang thời Minh Mệnh, quân đội gồm có bốn binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh. Tuy nhiên, pháo binh và tượng binh còn là binh chủng phụ thuộc, chưa trở thành một binh chủng hoàn chỉnh và mạnh như bộ binh và thuỷ binh.
Bộ binh gồm có hai kinh binh, cơ binh chia làm các doanh, mỗi doanh có 2.500 người, vệ (500 người), đội (50 người), thập (10 người) và ngũ (năm người). Kinh binh do thống chế chỉ huy. Mỗi vệ có hai khẩu thần công, 200 súng điểm thương và 21 lá cờ. Cơ binh là lính đóng ở các tỉnh do các lãnh binh, chánh và phó quản cơ chỉ huy. Mỗi cơ có 10 đội được chia thành năm thập và 10 ngũ.
Tượng binh chia thành đội, mỗi đội có 40 thớt voi. Ở kinh đô có 150 thớt voi. Tổng số voi có 500 thớt.
Thuỷ binh chia làm ba doanh, có 15 vệ. Tổng chỉ huy là thuỷ sư đô đốc thống. Doanh thì do đô thống và vệ do chưởng vệ chỉ huy.
Trên các binh chủng này có bốn quan đô thống chỉ huy. Đứng đầu 4 đô thống là Đô thống trung quân.
Quân đội thời Nguyễn có tổ chức chặt chẽ, có quy củ, từng bước đi vào chính quy hoá từ tổ chức đến trang bị, là một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á bấy giờ. Thế nhưng, quân đội đó đã không bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp. Nguyên nhân thất bại không phải do tổ chức, trang bị, lực lượng yếu kém mà bởi những nguyên nhân khác, trong đó nguyên nhân cơ bản là do đường lối đánh giặ
Liên hệ Hỏi & Đáp ? Hình ảnh lịch sử Sử ca
NỘI DUNG CHI TIẾT
Thời kỳ lịch sử Sự kiện lịch sử Nhân vật lịch sử Di Tích lịch sử Bài viết về lịch sử Phóng sự - Ký sự CHUYÊN ĐỀ