NỘI DUNG CHI TIẾT Thời kỳ lịch sử

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam - Sơ kỳ thời đại đồ đồng doc (Trang 55 - 59)

: NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

NỘI DUNG CHI TIẾT Thời kỳ lịch sử

Thời kỳ lịch sử Sự kiện lịch sử Nhân vật lịch sử Di Tích lịch sử Bài viết về lịch sử Phóng sự - Ký sự CHUYÊN ĐỀ TRANG TỔNG HỢP TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ Đếm lượt truy cập Hôm nay 1761

Ngày hôm qua 1955

Cả tuần 5700

Cả tháng 53434

Tất cả 713506

Hôm nay, Ngày 31 Tháng 03 năm 2010 - 23:20

Bài kết luận: Việt Nam trong Thời kỳ Bắc Thuộc.

Trong lịch sử thế giới thật hiếm có một đất nước đã mất chủ quyền hơn 1000 năm mà vẫn có thể giành lại nước. Trong lịch sử khu vực, Việt Nam là đại diện cuối cùng và duy nhất còn sót lại của đại gia đình Bách Việt vừa giành lại được độc lập, giữ được truyền thống văn hóa của người Việt, vừa hiên ngang trong tư thế của một quốc gia tự chủ, tự cường, tự lập. Vì sao tổ tiên ta lại có thể giành được những thắng lợi lẫy lừng như vậy?

Về mặt chủ quan, chúng ta bước vào thời Bắc thuộc không phải từ hai bàn tay trắng, không phải từ con số không, mà từ những thành tựu rực rỡ của lịch sử và văn hoá. Đó là hàng chục vạn năm văn hóa tiền sử và nền văn hóa Đông Sơn đã định hình lối sống, cá tính và truyền thống Việt Nam. Đó là một cơ cấu văn minh riêng, một thể chế chính trị xã hội riêng xác lập những cơ sở ban đầu nhưng rất vững chắc về ý thức quốc gia, dân tộc. Đây chính là ưu thế căn bản, là cội nguồn sức mạnh của người Lạc Việt và Âu Việt trong cuộc đọ sức nghìn năm này.

Về mặt khách quan, nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời Bắc thuộc tuy hết sức tàn bạo và nguy hiểm nhưng cũng bộc lọ nhiều hạn chế, nhiều chỗ yếu căn bản của nó. Đó là thời kỳ Bắc thuộc tuy kéo dài hơn 1000 năm, nhưng lại có nhiều gián đoạn bởi nhân dân ta liên tục vùng lên đấu tranh và nhiều lần đã giành được độc lập tạm thời. Đó là kẻ thù thống trị chúng ta trong thực tế không có thời kỳ ổn định lâu dài để cai trị và thực hiện âm mưu đồng hóa. Nhiều lần thay đổi triều đại và hỗn chiến phong kiến triền miên ở phương Bắc cũng tác động không nhỏ đến cơ sở thống trị của chúng ở nước ta. Nhân cơ hội này, một số quan lại đô hộ mưu đồ cát cứ và cũng có một số đã bản địa hóa. Bộ máy chính quyền đô hộ với tất cả khả năng và cố gắng đến mức cao nhất của nó cũng không làm sao trực tiếp kiểm soát và khống chế nổi toàn bộ lãnh thổ nước ta. Nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài phạm vi cai trị của chính quyền đô hộ. Đặc biệt, về mặt cấu trúc xã hội, sau khi cướp nước ta, kẻ thù đã thủ tiêu chủ quyền quốc gia, xóa bỏ thể chế Nhà nước của các vua Hùng, vua Thục, nhưng trong suốt thời Bắc thuộc chúng không thể nào với tay tới và can thiệp làm biến đổi được cơ cấu xóm làng cổ truyền của ta. Các xóm làng dựa trên cơ sở công xã nông thôn vẫn tồn tại như thế giới riêng của người Việt, là nơi nuôi dưỡng và phát huy những tinh hoa của văn hóa truyền thống làm cơ sở nền tảng cho cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa. Nhân dân ta đã giữ được làng, bảo tồn làng, dựa vào làng và xuất phát từ làng mà đấu tranh bền bỉ kiên cường để giành lại độc lập cho đất nước.

Nguồn:Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 63-64

Liên hệ Hỏi & Đáp ? Hình ảnh lịch sử Sử ca

NỘI DUNG CHI TIẾT

Thời kỳ lịch sử Sự kiện lịch sử Nhân vật lịch sử

Di Tích lịch sử Bài viết về lịch sử Phóng sự - Ký sự CHUYÊN ĐỀ TRANG TỔNG HỢP TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ Đếm lượt truy cập Hôm nay 1762

Ngày hôm qua 1955

Cả tuần 5701

Cả tháng 53435

Tất cả 713507

Hôm nay, Ngày 31 Tháng 03 năm 2010 - 23:22

Các vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê

Các Vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô

Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy

trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.

Năm năm sau, Ngô Quyền mất (944). Các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn

chết (965), triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Lãnh thổ Việt Nam giữa thế kỷ X bao gồm phần đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trên địa bàn đó, tồn tại 12 sứ quân cát cứ.

- Phú Thọ, Vĩnh Phúc có các sứ quân: Kiều Công Hãn, Nguyễn Khoan. - Hà Nội: Nguyễn Siêu

- Hà Tây: Ngô Nhật Khánh, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Thuận - Bắc Ninh: Lý Khuê, Nguyễn Thủ Tiệp

- Hưng Yên: Phạm Bạch Hổ, Lữ Đường

- Thái Bình: Trần Lãm (sau liên kết với Đinh Bộ Lĩnh) - Thanh Hóa: Ngô Xương Xí (con Ngô Xương Ngập)

Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư (Ninh Bình), từ nhỏ có chí khí, có tài tập hợp và lãnh đạo quần chúng. Sau khi Trần Lãm chết, Đinh Bộ Lĩnh trở thành lực lượng mạnh mẽ, nổi bật, lần lượt dẹp yên các thế lực cát cứ thu về một mối. Năm 968, ông lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế (thường gọi là Đinh Tiên Hoàng) lấy niên hiệu Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính, bước đầu thống nhất đất nước. Năm 979, nội bộ triều Đinh lục đục. Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại. Đinh Toàn (mới 6 tuổi) lên nối ngôi. Các tướng lĩnh trong triều chia thành phe phái, đánh lẫn nhau. Ở Trung Quốc, nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn sau khi tiêu diệt Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, đã nắm trọn quyền bính. Năm 980, trước sự đe dọa xâm lược của nhà Tống, được sự ủng hộ và suy tôn của Dương Thái hậu (mẹ Đinh Toàn), theo đề nghị của Phạm Cự Lạng, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế (thường gọi là Lê Đại Hành), chuẩn bị kháng chiến, lập ra nhà Tiền Lê.

Được sự phò tá của Phạm Cự Lạng và các cố vấn như các nhà sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Lê Hoàn đã tổ chức phòng ngự ở kinh đô Hoa Lư, thành Đại La và phòng tuyến cửa ngõ Bạch Đằng - Hoa Lư. Ở đây, theo kế Ngô Quyền. Lê Hoàn đã cho bố trí trận địa cọc ở lòng sông. Mặt khác, nhà vua sai gửi thư sang nhà Tống, tìm kế hoãn binh.

Cuối năm 980, theo kế hoạch tốc chiến, bất ngờ, quân Tống đã đem quân ồ ạt xâm lược Đại Cồ Việt do Hầu Nhân Bảo làm Tổng chỉ huy cả 2 đạo quân bộ (Tôn Toàn Hưng, sau là Trần Khâm Tộ) và thủy (Lưu Trừng). Sau một vài trận giao chiến, Lê Hoàn đã dùng kế trá hàng, dụ quân Tống vào trận địa phục kích Bạch Đằng, đánh tan giặc, giết Hầu Nhân Bảo tại trận tháng 4-981. Cánh quân bộ của Trần Khâm Tộ cũng bị truy kích ở Tây Kết.

Đại bại, quân Tống phải tháo chạy về nước. Nền độc lập và thống nhất của Đại Cồ Việt qua thử thách càng được củng cố.

Năm sau (982), Lê Hoàn đã đem quân tấn công Champa, giữ yên và củng cố vùng biên giới phía nam.

Năm 1005, Lê Hoàn mất. Các con tranh chấp ngôi vua. Lê Long Đĩnh nối ngôi, là người tàn ác, trụy lạc, mắc bệnh phải nằm họp triều đình (nên thường gọi là Lê Ngọa triều) không đủ năng lực và uy tín trị nước. Sau khi Lê Long Đĩnh chết (1009), triều thần do Đào Cam Mộc khởi xướng, đã suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt nhà Tiền Lê.

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam - Sơ kỳ thời đại đồ đồng doc (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w