Đập tan 30 vạn quân xâm lược Tống

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam - Sơ kỳ thời đại đồ đồng doc (Trang 93 - 116)

: NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH

4. Đập tan 30 vạn quân xâm lược Tống

Quân Tống bắt đầu cuộc xâm lược nước ta vào mùa thu năm 1076. Tháng 7 âm lịch (năm Bính Thìn) toàn bộ quân đội của Quách Quỳ đã có mặt ở Đàm Châu (Hồ Nam) chuẩn bị xuống Ung Châu. Quách Quỳ cho những đội quân tiên phong đánh chiếm một vài nơi ở địa đầu nước ta để thăm dò tình hình. Giữa tháng 8 năm 1076, tướng địch Nhâm Khởi đánh chiếm được trại Ngọc Sơn ở biên giới châu Vĩnh An (Móng Cái). Quách Quỳ liền ra lệnh cho Hòa Mâu và Dương Tùng Tiên đem thủy quân lên đường. Từ Khâm Châu, thủy quân địch sang hải phận châu Vĩnh An để định theo sông Đông Kênh vào Bạch Đằng. Lý Kế Nguyên lập tức cho quân ra chặn đứng thủy quân Tống. Lý Kế Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong bộ kế hoạch kháng chiến của Lý Thường Kiệt, chặn đứng thủy quân do Hòa Mâu và Dương Tùng Tiên chi huy.

Trên đường bộ, Quách Quỳ cho một số tướng giỏi như Yên Đạt, Tu Kỷ tiến đánh Quảng Nguyên vào tháng 12- 1076.

Lưu Kỉ và quân sĩ chiến đấu rất hăng hái, giết và bắt được khá nhiều giặc. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, nhân dân ở phía bắc châu Quảng Nguyên cũng tham gia đánh giặc chống cướp phá. Cho đến đầu năm l077, khi kiểm soát được Quảng Nguyên thì địch đã bị thiệt hại khá nhiều. Đại quân Quách Quỳ từ châu Tư Minh (Bằng Tường, Quảng Tây) theo nhiều ngả tiến vào nước ta. Ngày 8- 1- 1077 Quách Quỳ chỉ huy bộ phận chủ yếu, vượt ải Nam Quan vào Lạng Sơn. Địch theo đường thiên lí xuống Thăng Long. Quân ta rút khỏi Quyết Lí. Theo lệnh trên, Thân Cảnh Phúc cho quân trong rừng núi ven đường thiên lí, tiếp tục chiến đấu đánh tiêu hao địch. Thân Cảnh Phúc vẫn ở vùng động Giáp ráo riết đôn đốc quân chuẩn bị đánh giặc ở, ải Giáp Khẩu (Chi Lăng).

Quách Quỳ bỏ ý định tiến thẳng qua ải Giáp Khẩu theo đường thiên lí mà đem quân sang phía tây. Quân Tống vượt dãy núi Bắc Sơn đến Yên Thế rồi tới ven sông Cầu vùng Thái Nguyên. Sách Tục tư trị thông giám trường biên viết: ''Giặc đặt phục binh ở cửa ải Giáp Khẩu để đón quân ta. Quỳ biết nên đi đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh mà tiến rồi tới sông Phú Lương''.

Ngày 18- l- 1077, đại quân Quách Quỳ đến bờ Bắc của đoạn đầu sông Như Nguyệt đối diện với bến đò Như Nguyệt, với đường cái lớn về Thăng Long. Định muốn hành quân tiếp, nhưng trước mặt là dòng Như Nguyệt và chiến tuyến của quân ở bờ Nam. Quách Quỳ định tổ chức vượt sông, tấn công quân ta, tiến thẳng về Thăng Long như kế hoạch dự định. Nhưng thủy binh địch bặt hẳn tăm tích. Quách Quỳ phải quyết định tạm đóng quân lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Với ý đồ chuẩn bị vượt sông, tiếp tục cuộc tiến công đánh chiếm kinh thành Thăng Long, nên địch không dàn đều lực lượng trên trận tuyến dài mà chúng đóng thành từng khối ở những vị trí xung yếu nhất là những bến đò, những con đường thuận lợi tiến về Thăng Long. Một bộ phận quan trọng quân Tống do phó tướng Triệu Tiết chỉ huy đóng ở bờ Bắc bến đò Như Nguyệt vùng thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, Hà Bắc Phía địch, đại bản doanh của Quách Quỳ đóng ở phía đông, cách khu đóng quân của Triệu Tiết, Miêu Lí ở vùng xã Mai Đình 60 dặm khoảng hơn 30 kilômét. Đó có thể là địa điểm đối diện với Thị Cầu khu vực thị xã Bắc Ninh)

thuộc huyện Việt Yên ngày nay. Đây là vị trí trọng yếu nằm trên đường thiên lí. Đạo quân do Quách Quỳ trực tiếp chỉ huy này là một trong những đạo quân chính.

Như vậy là địch chia quân làm hai khối lớn do chánh tướng và phó tướng trực tiếp chỉ huy, đóng cách nhau hơn 30 kilômét ở Bắc sông Như Nguyệt trước mặt hai bên đò lớn nằm trên hai trục đường quan trọng tiến về Thăng Long.

Khoảng giữa hai khối quân lớn, địch còn đóng giữ một số vị trí cần thiết để có thể liên hệ, tiếp ứng cho nhau khi tổ chức vượt sông hoặc khi bị tiến công. Trong số các vị trí đó có địa điểm núi Tiên Lát ở thôn Hạ Lát xã Tiên Sơn (huyện Việt Yên). Khu núi Tiên Lát gồm có Núi Voi, núi Chúc, núi Lều, núi Phượng Hoàng... cao dưới 80 mét. Đứng trên núi Phượng Hoàng có thể nhìn rõ một vệt dài ở bờ Nam sông Như Nguyệt từ xã Dũng Liệt đến xã Hòa Long (đều thuộc huyện Yên Phong) và đến cả vùng Thị Cầu.

Tiến xuống bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tống chỉ còn cách Thăng Long khoảng 20 kilômét (tính theo đoạn Như Nguyệt - Thăng Long). Quách Quỳ nóng lòng muốn chiếm Thăng Long để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh như vua Tống đã căn dặn. Việc Quách Quỳ phải tạm dừng lại đợi thủy quân vào hợp đồng tác chiến là rất bất đắc dĩ. Tướng giặc Vương Tiến được lệnh bắc cầu phao qua bến Như Nguyệt để cho đội quân xung kích của Miêu Lý sang sông. Đội quân này khoảng hai nghìn tên nhờ cầu phao qua sông dễ dàng và sau đấy chọc thủng được một chiến tuyến của quân ta.

Lợi dụng địa hình vùng Yên Phụ (Yên Phong, Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt đánh giặc rất dữ dội. Giặc thua tan tác, số sống sót cùng Miêu Lý hoảng hốt chạy về bến Như Nguyệt, nhưng đến, nơi thì cầu phao đã bị cắt và quân ta lại tiến quân mạnh mẽ. Bên kia sông, Triệu Tiết cho bè sang cứu không được. Sách Tục tư trị thông giám trường biên chép: "Binh thế đứt đoạn, quân ít không địch nổi nhiều, bị giặc (chỉ quân ta - TG) ngăn chặn rơi ngã xuống bờ sông”. Phần lớn đội quân xung kích của địch bị tiêu diệt. Miêu Lý và một số ít tàn binh chạy về bờ Bắc. Cuộc tiến công mở màn của địch bên bờ Như nguyệt đã bị quân dân ta đập tan nhanh chóng.

Sau đó Quách Quỳ lại huy động một lực lượng mạnh hơn và đóng bè lớn qua sông lần hai. Mỗi lần bè đưa được 500 tên. Bè không có nhiều, lại phải quay về đón số mới. Hết lớp này đến lớp khác, quân Tống đỗ sang bờ Nam Như Nguyệt rồi xông lên phá bãi chướng ngại ven sông. Chúng chặt đốt những hàng rào bằng tre. Nhưng rào dày mấy tầng quân ta trặn chiến lũy lại đánh xuống dữ dội. Lớp trước bị tiêu diệt, lớp sang cứu viện cũng bị đánh tan. Học giả họ Trình nhà Tống đã mô tả như sau: ''Dùng bè chở 500 quân vượt sông vừa chặt vừa đốt mấy lần trại rào bằng tre không được. Đem bè không về chở cứu binh bị giặc (chỉ quân Lý Thường Kiệt - TG) bắt giết. Thế là quân ta không được cứu, kẻ trốn, kẻ chết, không thành công được''.

Hai lần vượt sông hai lần thất bại thảm hại, vì thế nên tuy còn trong tay gần nguyên vẹn số quân 10 vạn, số phu 20 vạn mà Quách Quỳ không dám nghĩ đến tiến công nữa. Quách Quỳ quyết định, dứt khoát phải chờ thủy binh và buồn rầu ra lệnh "Ai bàn đánh sẽ chém".

Chủ lực của địch là bộ binh và kị binh đã không thể liên hệ được với thủy binh và bị chặn đứng lại trước chiến tuyến sông Như Nguyệt. Quân địch tuy chiếm được khu Đông Bắc và bắc ngạn sông Cầu nhưng đã mất thế chủ động tiến công và bị hãm trong một địa bàn rất bất lợi. Đó là vùng thượng du và trung du, dân cư thưa thớt, quân Tống không thể vơ vét cướp bóc được. Lương ăn của đạo quân xâm lược hoàn toàn trông chờ vào việc vận chuyển tiếp tế bằng đường bộ của dân phu.

Quân dân ta vòng sau lưng địch lại phát triển các hoạt động du kích quấy rối liên tục. Những đoàn phu vận chuyển lương thực luôn bị chặn đánh. Những đội quân thượng du của ta cùng với dân chúng các tộc người thiểu số len lỏi trong rừng sâu, núi cao thường bất ngờ tiến ra đánh tỉa. Hoạt động mạnh nhất là đạo quân của phò mã Thân Cảnh Phúc ở vùng động Giáp. Sách Đại việt sử kí dẫn một đoạn trong sách Quế Hải chí như sau: ''Viên tri châu quan lang là phò mã bị thua, bèn trốn vào trong bụi cỏ, thấy quân Tống đi lẻ loi thì giết chết hoặc bắt về... Người ta cho là một vị thiên thần''. Quân Tống rất hoang mang lo sợ.

Hai tháng đã trôi qua quân Tống ngày càng bị tiêu hao về số lượng và đặc biệt nghiêm trọng, là quân Tống không thể vơ vét cướp bóc của cải được. Lương ăn của đạo quân xâm lược hoàn toàn trông chờ vào việc vận chuyển tiếp tế bằng đường bộ của dân phu. Viên quan chuyển vận sứ Lý Bình Nhất đã tính phải có 40 vạn phu, nhưng nhà Tống chỉ điều được 20 vạn. Do đó một số vũ khí và tên sắt của quân lính đã phải bỏ lại, lương thực không mang được nhiều.

Quân Tống tuy thế suy lực giảm nhưng vẫn còn một số lượng khá đông. Chúng vẫn đóng trên một trận tuyến dài khoảng 30 kilômét ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Từ lúc chuyển sang thế tạm thời cố thủ, chúng không dám tiến công ta dù bị khiêu khích, nhưng lại có âm mưu nhử quân ta sang bờ Bắc để tiêu diệt. Chúng đã bàn tính: "Nhử người tới đất mình lợi hơn mình tới đất người. Vậy nên ''giả cách không phòng bị, chúng nó (chỉ quân ta -TG) ắt tới đánh.

Trong điều kiện quân địch còn đông và lo phòng thủ như vậy nên ta không thể mở một cuộc tổng tiến công bao vây tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lý Thường Kiệt chủ trương mở nhiều cuộc công kích để vừa có thể chia sẻ lực lượng vừa tiêu diệt được nhiều địch. Hai đối tượng chính mà Lý Thường Kiệt tập trung lực lượng đánh vào là khối quân của Quách Quỳ và Triệu Tiết.

Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoẵng Chân và Chiêu Văn đem 400 chiến thuyền chở hai vạn quân từ Vạn Xuân ngược sông Như Nguyệt mở một cuộc tiến công vào doanh trại Quách Quỳ. Sử nhà Tống đã mô tả: "Vài vạn quân quát tháo, chửi mắng đến đánh”. Cuộc tiến công của thủy quân ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại. Nhưng quân ta cũng bị tổn thất, Hai hoàng tử Hương Chân, Chiêu Văn và mấy nghìn quân đã hi sinh. Cuộc tiến công chính diện này không chỉ nhằm tiêu diệt sinh lực địch mà còn nhằm thu hút lực lượng và tập trung sự chú ý của các khối quân địch vào đây. Việc đó tạo nên thời cơ cho

mũi tiến công khác, mũi tiến công chủ yếu của Lý Thường Kiệt, bất ngờ tập kích vào chỗ sơ hở của địch để giành thắng lợi quyết định.

Trong lúc chính tướng Quách Quỳ mải lo đối phó với sự tiến công mạnh của thủy binh ta, Triệu Tiết và các tướng phụ trách các doanh trại khác cũng chăm chú theo dõi diễn biến chiến sự ở đó, thì gần như đồng thời, Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đại quân ban đêm vượt bến đò Như Nguyệt, đánh úp doanh trại phó tướng Triệu Tiết ở xã Mai Đình đối diện với bến đò Như Nguyệt.

Khi đại bản doanh của Quách Quỳ bị tiến công ồ ạt, toàn bộ quân Tống ở các nơi và bản thân Triệu Tiết đang dồn sự chú ý vào mặt trận phía Quách Quỳ. Quân trở tay không kịp, bị đại bại, quân số bị tiêu diệt đến năm sáu phần mười. Sách Đại Việt sử lược đời Trần chép: ''Lý Thường Kiệt biết quân Tống sức lực đã khốn, đang đêm vượt sông tập kích, đại phá được quân Tống, mười phần chết đến năm, sáu".

Sử sách ghi chép quá sơ sài về diễn biến của trận tập kích này. Đại Việt sử kí toàn thư ghi "Một đêm quân sĩ (của ta), chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Đây chính là bài thơ thần kích động tinh thần yêu nước thành sức mạnh chiến đấu trực tiếp diệt thù. Nhân dân địa phương vẫn truyền tụng nhiều chi tiết và chỉ rõ những di tích ghi lại chiến công oanh liệt này, khu vực doanh trại địch biến thành bãi chiến trường. Hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang khắp cánh đồng, gò đất. Nhân dân địa phương gọi là cánh đồng xác, gò xác.

Thất bại này của quân Tống thật quá nặng nề. Chỉ một đêm, toàn bộ doanh trại gồm 3,4 vạn quân bị đánh tan tành, binh sĩ thương vong gần hết.

Thắng lợi của trận tập kích xuất phát từ bến Như Nguyệt này cộng với những thiệt hại mà ta gây cho địch ở khối quân Quách Qùy làm cho thế phòng ngự của quân Tống ở bờ Bắc bị rung chuyển hoàn toàn.

Chiến thắng Như Nguyệt lần thứ hai này vào cuối mùa xuân năm 1077. Đó là chiến thắng của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh. Qua lời than vãn của tướng địch ở trên cho thấy quân Tống đã ở vào cảnh thế cùng lực kiệt. Nếu còn đóng quân thì rõ ràng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhưng rút lui thì mất thể diện của thiên triều''. Biết rõ ý chí xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đưa đề nghị ''giảng

hòa'', thực chất là mở một lối thoát cho quân Tống. Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: ''dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu.

Ngay lập tức, vào tháng 3 năm 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Quách Qùy sợ quân ta tập kích nên bí mật cho binh sĩ rút lui vào ban đêm. Tống sử đã ghi lại cảnh tượng đó như sau: ''Qùy muốn rút quân về, sợ giặc tập kích, bèn bắt quân lính khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau. Quân Tống rút đến đâu, Lý Thường Kiệt cho quân theo sát lấy lại đất đai đến đấy. Quân ta nhanh chóng thu hồi các Châu Môn, Quang Lang, Tô Mậu, Tư Lang. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) là miền đất có nhiều tài nguyên, nhất là mỏ vàng, nên nhà Tống có âm mưu chiếm đóng lâu dài. Nhưng rồi bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết, nhà Lý cũng lấy lại được vào năm 1079.

Từ trận đột kích Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt (Mai Thượng) 30 vạn lính và phu của nhà Tống bị tiêu diệt. Trong lần xuất chinh 1076 - 1077 thì mười vạn quân ra đi, khi về còn lại hơn hai vạn (23.400). Tám vạn trong số hai mươi vạn phu đã bỏ mạng. Toàn bộ chi phí chiến tranh được người nhà Tống tính ra là 5.100.000 lạng vàng. Ba lần kháng chiến chống Mông

Nguyên

Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.

Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng nǎm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạo quân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binh Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là Thái Tông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sau đó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc.

Quân ta rút lui, bỏ Thǎng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quân dân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trên những con thuyền xuôi sông Hồng. Khi được Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư Trần Thủ Độ đã trả lời: ''Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Giặc đóng ở Thǎng Long, trong một toà thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lương thực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặp sức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùng hốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-l-1258, Vua Trần Thái Tông đã đem binh

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam - Sơ kỳ thời đại đồ đồng doc (Trang 93 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w