CHƯƠNG 3 : VIỆT NAM VÀ ACFTA
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam vào ACFTA
3.3.1. Chun mơn hố sản xuất và chế biến những mặt hàng
Việt Nam có năng lực cạnh tranh hơn so với Trung Quốc
3.3.1.1. Tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất chế biến hàng nông lâm hải sản để tăng dần tỷ trọng hàng chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu.
Về nơng sản, các nước ASEAN có nhu cầu về sản phẩm nhiệt đới cịn Trung Quốc lại có ưu thế về sản phẩm ơn đới và hàn đới. Do vậy, Trung Quốc có nhu cầu nhập sản phẩm nhiệt đới và tài nguyên của ASEAN và nhu cầu đó chắc chắn sẽ cịn tăng mạnh hơn khi Trung Quốc gia nhập WTO. Việt Nam nên tận dụng lợi thế này bởi vì một con đường khơn ngoan là phải biết tận dụng thế mạnh của mình để vươn lên chứ khơng chỉ tìm cách nâng cao sức mạnh thuộc nhiều lĩnh vực phải cạnh tranh gắt gao.
Để phát huy thế mạnh trong xuất khẩu những mặt hàng này, Việt Nam có thể tiến hành một số biện pháp như:
Đầu tư đầy đủ vào việc sản xuất, nuôi trồng những mặt hàng nông sản nhiệt đới nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cũng như tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu.
Tăng cường đầu tư vào khâu chế biến các loại sản phẩm này nhằm giảm tỷ lệ hàng hóa sơ chế trong tổng lượng hàng nơng sản xuất khẩu. Đây cũng là một biện pháp đảm bảo các mặt hàng nông sản xuất khẩu trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Chẳng hạn, từ một loại trái cây như vải, có thể đầu tư sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác như vải ngâm nước đường, vải sấy khô và nhiều loại sản phẩm khác.
Nghiên cứu thay đổi bao bì sản phẩm xuất khẩu theo hướng ngày càng đa dạng, hấp dẫn hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng hàng hố đóng gói bên trong và tiết kiệm chi phí bao bì.
Thống nhất cao tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu song song với nới lỏng các hàng rào phi thuế quan.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nơng sản tích cực và chủ động thâm nhập thị trường thế giới, đẩy mạnh công tác đàm phán song phương và đa phương nhằm khai thác không chỉ thị trường Trung Quốc mà cả những thị trường mới.
3.3.1.2. Tăng cường đẩy mạnh các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ để tạo ra những sản phẩm đạt giá trị gia tăng cao hơn.
Cụ thể, Việt Nam nên tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm điện tử cơ khí, một số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hoặc tập trung phát triển những ngành dịch vụ mà Trung Quốc đang có nhu cầu lớn như tư vấn, tài chính, giáo dục, quản lý cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị, …
Đồng thời, để khắc phục xu hướng ngày càng trở nên yếu thế trước Trung Quốc trong những ngành hàng mà cả hai bên đều có ưu thế cạnh tranh sau khi ACFTA được thành lập, cộng thêm với nhân tố Trung Quốc đã gia nhập WTO, tránh tình trạng hàng hố Trung Quốc thâm nhập ồ ạt vào thị trường nội địa, Việt Nam cần cố gắng xác lập lợi thế so sánh bằng cách nhanh chóng tăng năng suất lao động và hàm lượng tri thức trong sản phẩm tiêu thụ cuối cùng để tạo nên những mặt hàng có nét độc đáo. Tuỳ theo mỗi chủng loại hàng hố và thị hiếu mà có thể cải thiện theo những hướng khác nhau. Chẳng hạn, đối với hàng may mặc, nên tăng tính thời trang, chú ý sự quan trọng của kiểu dáng vì khi khơng tính tới nhân tố giá cả thì mẫu mã và kiểu dáng của sản phẩm may mặc là nhân tố thu hút sự chú ý nhất của người tiêu dùng; hay đối với sản phẩm tạp hóa, đồ dùng trong nhà, trong văn phịng, điểm quan trọng cần chú ý lại là sự tiện dụng và hữu ích.
3.3.1.3. Khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh đối với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp hơn so với hàng hoá Trung Quốc
Trước hết, lấy ví dụ trong ngành máy móc là ngành mà Việt Nam đang rất nỗ lực xác lập lợi thế so sánh để cạnh tranh với Trung Quốc. Phạm vi các ngành này rất rộng và có thể chia làm hai nhóm chính: Nhóm các loại máy móc gia đình và văn phịng và nhóm các loại máy móc cao cấp có hàm lượng cơng nghệ cao.
Nhóm các loại máy móc gia đình và văn phịng gồm có: Phần cứng cơng nghệ thơng tin (máy tính, máy điện thoại di động, máy in, máy fax, linh kiện và bộ phận điện từ...), đồ điện, điện tử gia dụng. Đối với nhóm này, như đã phân tích, Trung Quốc hiện đang trong q trình tăng lợi thế so sánh còn đối với Việt Nam, hiện nay sức sản xuất các loại hàng này còn rất yếu. Do vậy, chiến lược của Việt Nam là phải tạo môi trường để tiếp tục thu hút FDI, thúc đẩy đầu tư và nâng cao chất lượng trong lĩnh vực sản xuất các loại máy móc thuộc nhóm này.
Nhóm các loại máy móc cao cấp có hàm lượng cơng nghệ cao gồm xe hơi, máy công cụ, người máy, … Đối với những loại máy móc này, trong tương lai hứa hẹn Trung Quốc sẽ nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm thuộc nhóm này. Những nước xuất khẩu chính sẽ là Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan. Việt Nam mặc dù khơng có nhiều lợi thế để phát triển nhưng có thể cải thiện việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm này dựa trên việc tạo điều kiện để các công ty đa quốc gia chọn khu vực này làm cứ điểm sản xuất một số bộ phận của các loại máy móc đó.
Ngồi ra, trong khi Trung Quốc ln được coi là trung tâm công nghiệp chế tạo của thế giới, mặc dù Trung Quốc không phải là cơ sở sản xuất duy nhất, sẽ có ngành cơng nghiệp khác như cơng nghiệp chế biến tài nguyên, công nghiệp nguyên liệu thơ mà Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng để phát triển những ngành công nghiệp này, vừa là nhân tố bổ sung cho kinh tế Trung Quốc.
Nói tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá là yếu tố chủ yếu để hàng hố Việt Nam có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường rộng lớn của Trung Quốc, đồng thời có thể cạnh tranh được với hàng hoá các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Để nâng cao sức cạnh tranh, cần quan tâm tới các góc độ sau: giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, marketing quản lý.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là khâu đầu tiên cần làm để có thể có sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới. Các ngành cơng nghiệp
phải đổi mới máy móc, thiết bị cơng nghệ; kỹ thuật quản lý, điều hành sản xuất cho